Kiến nghị với các DN vừa và nhỏ

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHTMCP sài gòn hà nội chi nhánh hàng trống khoá luận tốt nghiệp 128 (Trang 85 - 87)

- DNVVN cần có giải pháp tạo vốn tự có

Doanh nghiệp có thể tạo lập, huy động nguồn vốn khác nguồn vốn ngân hàng ví dụ nhu: vốn tự có của doanh nghiệp, vốn cổ phần, vốn liên doanh liên kết, .. .Nhu vậy doanh nghiệp sẽ chủ động hơn trong hoạt động, ít bị phụ thuộc hơn vào nguồn vốn ngân hàng. Chính nguồn vốn tự có là cơ sở bảo lãnh khi doanh nghiệp vay nên khả năng tiếp cận nguồn vốn sẽ dễ dang hơn

- Xây dựng phuơng án kinh doanh có hiệu quả, khả thi

Doanh nghiệp cần nâng cao khả năng lập dự án nhằm đua ra các phuơng án có hiệu quả và mang tính thuyết phục. Ngoài ra, cần phải chủ động nghiên cứu thị truờng. môi truờng kinh doanh, các rủi ro có thể gặp phải để có thể sử dụng nguồn vốn vay ngân hàng một cách an toàn hiệu quả

- Phát triển nguồn nhân lực là vô cùng quan trọng

Các DNVVN cần thực hiện chính sách xã hội hóa công tác dạy nghề. Nhà nuớc thống nhất quản lí tiêu chuẩn đào tạo, các DN phai bỏ chi phí đào tạo nhân lực của

mình. Sau đó, DN phải tự đánh giá nâng cao sức cạnh tranh của chính mình, tánh ỷ lại sự bảo hộ của nhà nước

- Đổi mới trang thiết bị, cơ sở sản xuất

Các DNVVN cần có các chương trình đổi mới công nghệ, dây chuyền sản xuất nhằm tăng năng suất hiệu quả lao động cũng như chất lượng sản phẩm. Ngoài ra bên cạnh việc cải tiến thiết bị thì việc nâng cao tay nghề để phù hợp với các trang thiết bị cũng vô cùng cần thiết, tránh lãng phí nguồn lực. Có như vậy thì mới đạt được hiệu quả cao nhất nhằm mang đến người tiêu dùng các sản phẩm tốt nhất.

KẾT LUẬN

Tại Việt Nam, khu vực DNVVN ngày càng thể hiện đươc vai trò của mình và chắc chắn là một trong những nhân tố nòng cốt kiến tạo và phát triển đất nước. Vai trò của DNVVN to lớn như vậy nhưng chỉ mới có khoảng 40% DNVVN tiếp cận được nguồn vốn của ngân hàng. Đối với ngân hàng, DNVVN là đối tượng tiềm năng và đều là mục tiêu để các ngân hàng hướng đến để tăng thị phần cho vay. Mối quan hệ tín dụng giữa DNVVN và ngân hàng cho thấy những điểm yếu và thiếu của DN trong tiếp cận vốn vay và những khó khăn của NH trong việc thực hiện cho vay DNVVN. Do đó, để quản lý đảm bảo cho vay tốt đối tượng khách hàng này trong cơ cấu cho vay của NH là việc không hề đơn giản. Cùng với việc mở rộng đáp ứng nhu cầu vay vốn của DN, ngân hàng cần nâng cao hơn nữa hiệu quả cho vay. Đây là vấn đề vô cùng quan trọng và mang tính sống còn của ngân hàng trong thời gian tới.

Qua những phân tích và đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động cho vay đối với DNVVN tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội chi nhánh Hàng Trống, tác giả đã thấy được một số hạn chế còn tồn tại xuất phát từ nguyên nhân khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay DNVVN của Chi nhánh. Mục đích của đề tài nhằm đề xuất giải pháp để giúp Ngân hàng nâng cao hiệu quả cho vay đối với đối tượng khách hàng tiềm năng này từ đó mang lại hiệu quả kinh doanh cho toàn hàng ngân hàng, góp phần vào nâng cao hiệu quả kinh tế cho DN, cho nền kinh tế.

Tuy nhiên, đứng dưới góc nhìn của ngân hàng và lượng thông tin, số liệu còn hạn chế nên khóa luận chỉ giải quyết phần nào vấn đề hiệu quả cho vay đối với DNVVN mà chưa đánh giá dưới góc độ DN và nền kinh tế. Với những thiếu sót đó, em rất mong nhận được sự chỉ bảo và đóng góp ý kiến từ phía thầy cô và các bạn.

Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn NGƯT. PGS. TS. Lê Văn Luyện, cùng tập thể cán bộ tại phòng khách hàng doanh nghiệp NHTMCP Sài Gòn - Hà Nội đã giúp em hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp này.

Em xin chân thành cảm ơn!

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] NGND. PGS. TS Tô Ngọc Hưng (2014), Giáo trình Tín dụng Ngân hàng, Nhà

xuất bản Lao động - Xã hội.

[2] Đặng Thị Thanh Mai (2015), Hiệu quả hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa

nhỏ tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ tài chính- ngân hàng. Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội.

[3] Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội chi nhánh Hàng Trống (2015, 2016,

2017), Báo cáo tài chính

[4] Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (2015, 2016), Báo cáo thường niên.

[5] Quốc hội, Bộ luật Dân sự 2005. Ban hành ngày 14 tháng 06 năm 2005

[6] Quốc hội, Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13. Ban hành ngày 24 tháng 11 năm

2015

[7] Quốc hội, Luật Tổ chức tín dụng 2010. Ban hành ngày 16 tháng 6 năm 2010

[8] Chính phủ, Nghị định số 56/2009/NĐ-CP, trợ giúp phát triển doanh nghiệp

vừa

và nhỏ. Ban hành ngày 30 tháng 06 năm 2009.

[9] Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thông tư 14/2017/TT-NHNN, quy định về

phương pháp tính lãi phát sinh trong hoạt động nhận tiền gửi, cấp tín dụng giữa tổ chức tín dụng với khách hàng. Ban hành ngày 29 tháng 09 năm 2017.

[10] Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2014), Thông tư 36/2014/TT-NHN, quy

định

các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của TCTD, chi nhánh ngân

hàng nước ngoài.

[11] Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thông tư 39/2016/TT-NHNN, quy

định về

hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHTMCP sài gòn hà nội chi nhánh hàng trống khoá luận tốt nghiệp 128 (Trang 85 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(87 trang)
w