Các nghiên cứu trong và ngoài nước

Một phần của tài liệu KHTN DATN ỨNG DỤNG hạt cà PHÊ (COFFEA ROBUSTA) TRONG sản XUẤT mứt cà PHÊ (Trang 25 - 26)

1.4.1 Các nghiên cứu trong ngước

Bùi Anh Võ và cộng sự (2010) đã nghiên cứu quy trình thu pectin từ vỏ cà phê. Điều kiện tối ưu để trích ly pectin thu được là kích thước vỏ cà phê nghiền nhỏ qua rây 0,7x0,7mm, dung môi được chọn là H2SO4 với tỉ lệ dung môi/vỏ là 19/1, nhiệt độ trích ly 1000 C, ở pH 1, thời gian trích ly là 1 giờ. Lượng pectin thu được

trong điều kiện tối ưu đã khảo sát là 12,22%, tương ứng với lượng pectin thô là 16,25% so với nguyên liệu [6].

Trần Ngọc Thắng và cộng sự (2017) nghiên cứu sản phẩm nhiệt phân nhanh vỏ cà phê và xenlulo, lignin tách từ vỏ cà phê. Các cấu tử trong sản phẩm được phân loại thành 6 nhóm: khí tổng hợp, hydrocarbon, hợp chất chứa oxy, hợp chất chứa nitơ, nước, than. Cơ chế hình thành các sản phẩm này cũng được đề cập, phân tích dựa trên cấu trúc của nguyên liệu nhiệt phân [5].

Đặng Kim Thu và cộng sự (2019) nghiên cứu tác dụng ức chế enzym α- glucosidase và quét gốc tự do DPPH của cao chiết hạt cà phê xanh, hạt cà phê được nghiền nhỏ, chiết siêu âm bằng ethanol 70% và tiến hành phân lần lượt với n- hexane, ethyl acetate (EtOAc) và n-butanol (n-BuOH). Kết quả cho thấy cao chiết đoạn hạt cà phê có tác dung ức chế enzym α-glucosidase mạnh, đặc biệt là phân đoạn EtOAc với giá trị IC50 là 2,21 ± 0,04 µg/mL. Ngoài ra, cao chiết hạt cà phê có tác dụng chống oxy hóa thông qua khả năng quét gốc tự do DPPH và phân đoạn EtOAc có tác dụng cao nhất với giá trị IC50 là 25,69 ± 3,08 µg/ml. Kết quả nghiên cứu cho thấy hạt cà phê xanh và phân đoạn EtOAc có tiềm năng trong việc phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường [1].

Một phần của tài liệu KHTN DATN ỨNG DỤNG hạt cà PHÊ (COFFEA ROBUSTA) TRONG sản XUẤT mứt cà PHÊ (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w