Kinh nghiệm nâng cao chất lượng tín dụng của các nước trên thế giới

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng và giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NHTMCP sài gòn hà nội khoá luận tốt nghiệp 057 (Trang 33 - 35)

1.3.1.1. Kinh nghiệm từ Mỹ

Cuộc khủng hoảng tài chính của Mỹ xảy ra vào cuối năm 2007 và năm 2008 đã gây sức ảnh hưởng lan rộng ra toàn cầu. Nguyên nhân sâu xa bắt nguồn từ cơ chế cho vay dưới chuẩn của các TCTD, ngân hàng Mỹ. Vào giai đoạn đó, thị trường BĐS ở Mỹ phát triển nhanh chóng, giá nhà đất khắp nơi tăng mạnh từ 17% đến hơn 200%. Điều này kết hợp với lãi suất cho vay thấp và sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường khiến nhiều ngân hàng sẵn sàng thực hiện các hợp đồng cho vay dưới chuẩn, không quan tâm đến khả năng chi trả của khách hàng như thực hiện cho vay không cần đặt cọc, bỏ qua việc chấm điểm tín dụng khách hàng. Dư nợ cho vay BĐS đã nhảy từ con số 160 tỷ USD lên 1.300 tỷ USD vào cuối năm 2007. Để đối phó với lạm phát, FED đã liên tiếp tăng lãi suất từ 1% vào giữa năm 2004 lên 5,25% vào giữa năm 2006. Điều này lại gây ra áp lực trả lãi vay lớn với người mua nhà, thị trường BĐS bắt đầu có dấu hiệu đóng băng và sụt giảm.

Trước tình hình đó, các tổ chức tài chính phố Wall đã mua lại hợp đồng cho vay đầu tư BĐS này làm TSĐB, phát hành trái phiếu ra thị trường tài chính quốc tế. Các loại trái phiếu này được gọi là Mortgage Backes Securities (MBS), một loại chứng khoán phái sinh được đảm bảo bằng những hợp đồng cho vay BĐS thế chấp. Các tổ chức giám định hệ số tín nhiệm đánh giá cao loại sản phẩm phái sinh này, nên chúng có tính thanh khoản rất tốt. Hàng loạt công ty bảo hiểm, quỹ đầu tư, quỹ hưu trí trên thế giới đã mua chúng mà không hề biết rằng các hợp đồng cho vay BĐS dùng để bảo đảm cho các chứng khoán trên là không đủ tiêu chuẩn.

Một thời gian sau, thị trường BĐS liên tiếp hạ nhiệt, người đi vay đã không có khả năng trả nợ lại rất khó bán BĐS, thậm chí nếu bán thì giá trị cũng thấp không đủ thanh

toán các khoản nợ vay. Hậu quả là một số lớn hợp đồng cho vay BĐS dùng để đảm bảo cho các trái phiếu MBS là nợ khó đòi. Các trái phiếu MBS mất giá trên thị trường thứ cấp, thậm chí không còn giao dịch khiến cho các ngân hàng, nhà đầu tư năm giữu những trái phiếu này bị thua lỗ nặng và mất khả năng thanh toán,các ngân hàng sụp đổ kéo theo cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.

1.3.1.2. Kinh nghiệm từ Thái Lan

Thái Lan là một nước có hệ thống ngân hàng phát triển nhất trong khu vực Đông Nam Á hiện nay. Một trong những yếu tố góp phần vào sự thành công trong phát triển kinh tế của Thái Lan là sử dụng tín dụng ngân hàng làm động lực tài chính và là kênh chủ yếu tài trợ vốn để phát triển kinh tế, nhất là đối với phát triển nông nghiệp - nông thôn - công nghiệp.

Với việc thu hút khách hàng thông qua mức lãi suất hấp dẫn, cùng với quy trình khép kín trong tín dụng từ cho vay, theo dõi chặt chẽ khoản vay cho đến các biện pháp tư vấn kỹ thuật phát triển ngành nghề qua các kênh thông tin đại chúng đã giúp cho người vay vốn sử dụng đúng mục đích, kinh doanh có hiệu quả.

Để mở rộng tín dụng ngân hàng, Thái Lan đã áp dụng các sản phẩm cho vay linh hoạt. Ví dụ như, khách hàng vay từ 2.400 USD trở xuống không cần phải thế chấp, có hỗ trợ lãi suất đối với khách hàng áp dụng kỹ thuật trong sản xuất hàng hóa có giá trị cao, có khả năng xuất khẩu. Ngược lại, nếu khách hàng vi phạm cam kết không những không được hưởng lãi suất ưu đãi mà còn bị phạt 3% trên tổng nợ vay có vấn đề. Chính sách này đã góp phần lớn trong việc nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng tại Thái Lan.

1.3.1.3. Kinh nghiệm từ Indonesia

Tại Indonesia, Chính phủ đã đưa ra chủ trương đổi mới nền kinh tế từ việc chuyển độc quyền Nhà nước trong hoạt động ngân hàng sang tự do hóa hoạt động ngân hàng.

Trước cải cách hệ thống ngân hàng, Indonesia có 5 NHTM Nhà nước và một ngân hàng phát triển Nhà nước. Sáu ngân hàng này kiểm soát trên 80% tổng tài sản của toàn hệ thống NHTM. Sự độc quyền này đã làm yếu kém hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng. Trước tình hình đó, với sự ra đời của luật ngân hàng năm 1992, Indonesia đã cho phép tư bản nước ngoài mua cổ phần của NHTM Nhà nước với giá trị không quá 50 triệu

USD. Mở rộng liên doanh ngân hàng giữa Nhà nước với tư nhân và tư bản nước ngoài. Việc đa dạng hóa các loại hình sở hữu ngân hàng đã làm tăng đáng kể nguồn vốn tài trợ cho nền kinh tế.

Đáng chú ý trong hoạt động cải cách kinh tế của Indonesia là tập trung chủ yếu vào việc nâng cao chất lượng tín dụng và tập trung đầu tư tín dụng vào những lĩnh vực, ngành trọng điểm. Tuy nhiên điều này cũng gây rủi ro khi ngành được chú trọng xảy ra bất ổn . Cụ thể, ngành dầu mỏ của Indonesia gặp khó khăn khi dầu mỏ liên tục rớt giá, hậu quả là nên kinh tế rơi vào trạng thái không ổn định, ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng ngân hàng.

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng và giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NHTMCP sài gòn hà nội khoá luận tốt nghiệp 057 (Trang 33 - 35)