MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠ

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng và giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NHTMCP sài gòn hà nội khoá luận tốt nghiệp 057 (Trang 79 - 80)

3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ và các Ban ngành liên quan

Thứ nhất, hoàn thiện môi trường pháp lý cho các doanh nghiệp cũng như các NHTM. Thời gian tới, các cơ quan quản lý nhà nước, nhất là Chính phủ cần phải xây dựng khuôn khổ pháp lý đồng bộ, rõ ràng, minh bạch, tăng tính khả thi, cũng như hiệu lực thi hành các quyết định. Vì đây chính là môi trường pháp lý cho các ngân hàng hoạt động, tránh tình trạng ban hành rồi lại trì hoãn thực thi, hoặc có hiệu lực thi hành nhưng chưa có hướng dẫn cụ thể để các ngân hàng áp dụng đúng. Tiếp đó, việc ban hành các chính sách cần phù hợp với từng thời kỳ, chu kỳ kinh tế và tình trạng sức khỏe của hệ thống ngân hàng.

Thứ hai, tiếp tục triển khai đồng bộ các biện pháp xử lý nợ xấu và kiểm soát, nâng cao chất lượng tín dụng theo Đề án được phê duyệt tại Quyết định số 843/QĐ-TT ngày 31/05/2013 của Thủ tướng Chính phủ, trong đó đẩy mạnh việc xử lý nợ xấu theo cơ chế thị trường, nghiên cứu, hoàn thiện mô hình VAMC.

Thứ ba, phát triển thị trường chứng khoán theo hướng hoạt động an toàn, ổn định.

Đây là điều kiện thuận lợi giúp cho các ngân hàng và doanh nghiệp trong quá trình thu hút vốn, tìm đối tác chiến lược để tăng khả năng cạnh tranh, nhất là trong lộ trình tăng vốn điều lệ của các NHTM Việt Nam hiện nay.

Thứ tư, nhanh chóng tháo gỡ thị trường thị trường BĐS. Hiện nay, nợ xấu của nhiều ngân hàng vẫn năm trong thị trường bất động sản. Đa số các nhà đầu tư mới chú trọng đến các sản phẩm có lợi nhuận cao mà chưa quan tâm đến khách hàng, những người trực tiếp sử dụng sản phẩm. Mặc dù nhu cầu về nhà ở của đối tượng thu nhập thấp đang rất cao song có một thực tế số lượng nhà ở bình dân và nhà ở xã hội rất thiết, cung không đủ cầu, ngược lại lại dư thừa nhà ở cao cấp. Gói tín dụng cho vay hỗ trợ nhà ở 30.000 tỷ đồng tuy đã thực hiện nhưng không phát huy được hiệu quả, thủ tục còn nhiều bất cập, tốc độ giải ngân chậm. Vì vậy, nhà nước cần có các biện pháp hữu hiệu hơn để giải quyết vấn đề này.

Thứ năm, cần có những biện pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp.

Bằng đánh giá, phân tích khách quan điểm mạnh và hạn chế của các doanh nghiệp trong

nước để từ đó đưa ra những định hướng phát triển phù hợp, nhất là trong bối cảnh hội nhập sâu rộng như hiện nay.

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng và giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NHTMCP sài gòn hà nội khoá luận tốt nghiệp 057 (Trang 79 - 80)