Ve chính sách tín dụng

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng và giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NHTMCP sài gòn hà nội khoá luận tốt nghiệp 057 (Trang 73 - 75)

Triển vọng kinh tế năm 2016 dự báo sẽ có nhiều chuyển biến tích cực hơn so với năm 2015 nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Vì vậy, bên cạnh thực hiện tăng trưởng tín dụng ngân hàng luôn phải chú trọng đến việc bảo đảm chất lượng tín dụng. Do đó, để xây dựng chính sách tín dụng phù hợp, SHB cần xem xét các vấn đề sau:

Cơ cấu, tập trung tín dụng vào các ngành ít rủi ro, đang có triển vọng phát triển

như nông sản, lương thực thực phẩm, tiêu dùng, sản xuất cao su, năng lượng, dầu khí,

dược, dệt may, dịch vụ ... Bên cạnh đó, cần phải xác định hạn mức tín dụng cũng như cơ cấu tỷ trọng cho vay phù hợp đối với các ngành nhất định để phòng ngừa rủi ro xảy ra.

Tiếp tục thực hiện định hướng cấp tín dụng đối với theo ngành nghề đã được phê duyệt, phù hợp với từng địa bàn và tình hình kinh tế vĩ mô trong và ngoài nước. Cùng với đó là đẩy mạnh cho vay lĩnh vực phát triển nông nghiệp, xây dựng các công trình trọng điểm quốc gia, công nghiệp chế biến, tái tạo; các doanh nghiệp xuất khẩu; các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao; các ngành nghề được hưởng lợi từ TPP và các FTA ... Đây cũng là những đối tượng được khuyến khích phát triển tín dụng theo chủ trưởng của Chính phủ và NHNN, giảm thiểu rủi ro và tạo nền tảng khách hàng vững chắc cho SHB.

Tăng cường công tác bảo hiểm cho các khoản tín dụng, đặc biệt là các khoản có mức độ rủi ro cao. Trên thực tế cho thấy có rất nhiều dự án xin vay vốn tại SHB có mức độ rủi ro khá cao, không phù hợp với khẩu vị rủi ro của ngân hàng nên bị từ chối. Nhưng một dự án rủi ro cao đi liền với mức sinh lời lớn. Do đó, ngân hàng có thể tham gia bảo hiểm cho các khoản vay này bằng cách ký kết Hợp đồng hoán đổi rủi ro vỡ nợ (Credit Default Swap - CDS). Cụ thể, ngân hàng sẽ thanh toán cho bên bán bảo hiểm một khoản phí cố định hay định kỳ hàng tháng hoặc hàng quý. Nếu xảy ra rủi ro tín dụng, ngân hàng sẽ nhận được một khoản thanh toán từ người bán bảo hiểm coi như là một khoản bù đắp thiệt hại cho ngân hàng. Nhờ vậy, ngân hàng vừa có thể mở rộng hoạt động tín dụng, tìm kiếm khách hàng để thu lợi, vừa có thể phòng ngừa rủi ro thông qua các hình thức bảo hiểm. Điều lưu ý là ngân hàng nên cân đối phần lợi nhuận thu được từ hoạt động cho vay và phần phí phải trả cho bên bán bảo hiểm để đảm bảo mức sinh lời tín dụng thỏa đáng.

Xây dựng nền tảng khách hàng chiến lược, hoàn thiện cơ chế chính sách đối với các khách hàng có năng lực tài chính tốt, sản xuất kinh doanh hiệu quả, có tín nhiệm với ngân hàng. Trên cơ cở đánh giá mức độ rủi ro và lợi tích mà khách hàng mang lại thông qua việc vay vốn, sử dụng các dịch vụ khác của ngân hàng để có sự ưu đãi về phí, lãi suất, hình thức vay, chính sách bảo đảm tiền vay ... nhằm giữ mối quan hệ bền chặt với khách hàng.

Giám sát chặt chẽ việc thực hiện chỉ tiêu tín dụng tại các đơn vị kinh doanh trên cơ sở phát triển tín dụng theo kế hoạch những vẫn đảm bảo chất lượng tín dụng.

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng và giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NHTMCP sài gòn hà nội khoá luận tốt nghiệp 057 (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(84 trang)
w