Khái quát hoạt động kinh doanh của SHB giai đoạn 2013-2015

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng và giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NHTMCP sài gòn hà nội khoá luận tốt nghiệp 057 (Trang 41 - 63)

2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn

Nguồn vốn là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các NHTM. Nhận biết được tầm quan trọng đó, những năm qua SHB đã bằng nhiều biện pháp tích cực tập trung huy động các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong xã hội để đáp ứng các nhu cầu về vốn phục vụ phát triển kinh tế.

Biểu đồ 2.1: Nguồn vốn huy động của SHB từ 2013-2015

ĐVT: tỷ đồng

Tiền gửi của khách hàng Tổng nguồn vốn huy động —⅛-Mức tăng trưởng NVHĐ —Mức tăng trưởng tiền gửi KH Nguồn: BCTC hợp nhất của SHB từ 2013-2015

Nhìn vào biểu đồ, có thể thấy rằng tổng nguồn vốn huy động của SHB tăng đều qua các năm.

Năm 2013, nguồn vốn huy động đạt 130.951,5 tỷ đồng, tăng trưởng 23,72% so với năm 2012. Đây là mức tăng trưởng cao nhất trong 3 năm trở lại đây, trong đó đóng góp chủ yếu đến từ 2 nguồn là tiền gửi khách hàng và phát hành giấy tờ có giá. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng của nguồn huy động từ tiền gửi khách hàng có sự sụt giảm mạnh từ 123,1% vào cuối năm 2012 xuống còn 17% tại thời điểm cuối năm 2013. Nguyên nhân là do ảnh hưởng của một loạt các chính sách giảm lãi suất của Chính phủ như trần lãi suất

đồng và 185.648,7 tỷ đồng, tương ứng với mức tăng trưởng 20,70% và 19,39%. Tiền gửi của khách hàng vẫn chiếm vai trò chủ yếu trong tổng nguồn vốn huy động với tỷ trọng gần 80% trong cả 2 năm. Nhờ vào việc nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hóa sản phẩm để thu hút khách hàng, tốc độ tăng trưởng tiền gửi đã cải thiện đáng kể từ mức 17% cuối năm 2013 lên 35,77% và 20,78% lần lượt vào cuối năm 2014, 2015. Đây cũng là nhân tố chính thúc đẩy mở rộng quy mô huy động vốn.

Nhìn chung, huy động vốn của SHB trong 3 năm gần đây tăng trưởng ổn định, luôn đạt kế hoạch đặt ra của ĐHĐCĐ, đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn, và đảm bảo an toàn thanh khoản toàn hệ thống.

Trong giai đoạn 2013-2015, cơ cấu các loại tiền gửi của ngân hàng có một số thay đổi sau:

Theo kỳ hạn thì tiền gửi có kỳ hạn vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu tiền gửi (trên 85%) bởi sức hấp dẫn về lãi suất so với hai loại tiền gửi còn lại. Tuy vậy, tỷ 31

trọng của loại tiền này đang có xu hướng giảm dần trong khi tỷ trọng của tiền gửi không kỳ hạn đang có xu hướng tăng từ 5,75% vào cuối 2013 lên đến 13,64% vào cuối 2015.

Biểu đồ 2.3: Cơ cấu tiền gửi phân theo loại tiền của SHB giai đoạn 2013-2015

Nguồn: BCTC hợp nhất của SHB từ 2013-2015

Theo loại tiền thì nội tệ cũng là loại tiền chủ yếu trong hoạt động huy động vốn (lần lượt chiếm tỷ trọng 88,45%; 90,71% và 88,08% trong 3 năm) trong khi tỷ trọng tiền gửi ngoại tệ chiếm không đáng kể do tác động từ chủ trương chống đô la hóa của NHNN, đặc biệt gần đây nhất là quyết định số 2589/QĐ-NHNN ban hành ngày 17/12/2015 về việc hạ lãi suất tiền gửi bằng Đô la Mỹ của cá nhân, tổ chức (trừ tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài) về 0%/năm.

Biểu đồ 2.4:Cơ cấu tiền gửi theo đối tượng khách hàng của SHB giai đoạn 2013-2015

2013 Tỷ trọng (%) 2014 Tỷ trọng (%) 2015 Tỷ trọng (%) Thu nhập lãi thuần 2104,1 88,85 2726,0 83,69 3696,

2 93,86

Lãi thuần từ hoạt động

dịch vụ 133,1 5,62 353,6 10,86 97,4 2,47

Lãi thuần từ kinh doanh

ngoại hối 63,4 2,68 65,6 2,01 26,6 0,67

Theo đối tượng khách hàng thì huy động tiền gửi từ khách hàng cá nhân chiếm tỷ trọng lớn (luôn xấp xỉ 60% từ 2013-2015), thể hiện chiến lược chú trọng phát triển mô hình ngân hàng bán lẻ, với khách hàng chính là các cá nhân và hộ gia đình trong nền kinh tế.

2.1.3.2. Hoạt động sử dụng vốn

Song song với việc hoạt động huy động vốn là hoạt động sử dụng vốn. Trong hoạt động này thì cho vay luôn chiếm tỷ trọng cao nhất. Hoạt động cho vay của SHB đã không ngừng được mở rộng, thể hiện qua biểu đồ sau:

Biểu đồ 2.5: Dư nợ cho vay khách hàng của SHB giai đoạn 2013-2015

ĐVT: tỷ đồng

Dư nợ tín dụng ^^Tăng trưởng dư nợ tín

dụng

Nguồn: BCTC hợp nhất của SHB từ 2013-2015

Từ 2013-2015, xét về mặt tuyệt đối, quy mô dư nợ tín dụng có xu hướng tăng ổn định qua các năm thể hiện những nỗ lực của SHB trong việc mở rộng hoạt động tín dụng. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng trong thời gian này lại có dấu hiệu giảm dần, chỉ đạt 26,26% trong giai đoạn 2014-2015 trong khi vào giai đoạn 2012-2013 và 2013-2014 con số này lần lượt là 34,37% và 36,06%.

Để làm rõ hơn, chỉ tiêu dư nợ tín dụng sẽ được nghiên cứu cụ thể hơn của mục

2.2.2.1:Chỉ tiêu tổng dư nợ và kết cấu dư nợ.

33

2.1.3.3. Kết quả hoạt động kinh doanh

Biểu đồ 2.6: Kết quả hoạt động kinh doanh của SHB giai đoạn 2013-2015

Bảng 2.3: Cơ cấu thu nhập từ các hoạt động của SHB giai đoạn 2013-2015

Lãi thuần từ hoạt động khác 76,6 3,24 107,8 3,31 174,6 4,43 Thu nhâp từ góp vốn, mua cổ phần 6,3 0,27 7,8 0,24 8,6 0,22 Tổng thu nhập từ các hoạt động 2368,0 100,00 3257,3 100,00 3937,8 100,00

Nhìn chung, lợi nhuận trước thuế trong vòng 3 năm trở lại đây từ 2013-2015 đều ở quanh mức 1000 tỷ đồng, có tăng trưởng nhưng không đáng kể. Nguyên nhân chủ yếu đến từ:

Thứ nhất, tổng thu nhập từ các hoạt động giai đoạn 2013-2015 tăng 1569,8 tỷ đồng tương ứng 66,29%. Qua bảng 2.2: Cơ cấu thu nhập từ hoạt động kinh doanh của SHB, có thể thấy mức tăng tổng thu nhập của ngân hàng chủ yếu đến từ thu nhập lãi thuần. Đây là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng thu nhập và luôn tăng qua các năm với tốc độ tăng trưởng rất cao đạt 75,67% qua 3 năm. Đây là kết quả của các chương trình khuyến mãi, đa dạng hóa sản phẩm cho vay nhằm tiếp cận và thu hút khách hàng mà SHB đã triển khai trong thời gian này. Bên cạnh thu nhập từ lãi thuần thì lãi từ hoạt động khác cũng có tỷ trọng đóng góp vào tổng thu nhập tăng đều qua các năm với mức tăng trưởng năm 2014 và 2015 lần lượt là 40,64% và 62%. Ngoài ra thì mức độ đóng góp vào tổng thu nhập từ các hoạt động khác không đáng kể hoặc đang có dấu hiệu giảm dần.

Thứ hai, chi phí hoạt động năm 2015 tăng 217,7 tỷ đồng so với năm 2013, tương đương 11,7% chủ yếu là do chi phí nhân viên tăng 60,52%. Tính đến 31/12/2015, tổng số cán bộ nhân viên toàn hệ thống SHB là 6.083 người, tăng 9,5% so với 2014. Đây là điều dễ hiểu vì ban lãnh đạo SHB luôn xác định con người là nhân tố quan trọng tạo nên thành công. Hơn nữa, sự thiếu hụt lực lượng lao động chất lượng cao trên thị trường dẫn đến sự

gia tăng mức thu nhập để thu hút được nhân tài cũng giải thích một phần cho việc chi phí nhân viên cao.

Thứ ba, sau khi được hoàn nhập dự phòng 482,9 tỷ đồng vào năm 2013 thì chi phí dự phòng rủi ro đột ngột tăng lên lần lượt là 620,6 tỷ đồng và 820,1 tỷ đồng vào năm 2014, 2015. Nguyên nhân chính là do sự tăng lên của quy mô tín dụng và sự gia tăng các khoản nợ quá hạn. Chỉ tiêu này cao phản ánh rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động của ngân hàng và cần phải được khắc phục.

Tuy thu nhập từ các hoạt động có tốc độ tăng trưởng ấn tượng song xét về quy mô thì mức tăng này cũng chỉ đủ đề bù đắp sự gia tăng chi phí hoạt động và dự phòng rủi ro, khiến lợi nhuận trước thuế qua 3 năm cũng không được cải thiện đáng kể, thậm chí lợi nhuận sau thuế 2014 còn giảm so với 2013 do sự tăng của thuế TNDN.

2.2. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI SHB GIAI ĐOẠN 2013-2015

2.2.1. Đánh giá theo các chỉ tiêu định tính

2.2.1.1. Sự tuân thủ các điều kiện, thủ tục

Giai đoạn 2013-2015 là khoảng thời gian mà NHNN đã có nhiều thay đổi, cải cách trong việc quản lý hoạt động ngân hàng, đặc biệt liên quan đến hoạt động tín dụng. Ví dụ:

- Thông tư số 02/2013/TT-NHNN về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động đối với Tổ chức Tín dụng, TCTD phi ngân hàng và Thông tư số 09/2014/TT-NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2013/TT-NHNN thay thế cho Quyết định số 493/2005/QĐ- NHNN và Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN.

- Thông tư số 14/2015/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 19/2013/TT-NHNN của Thống đốc NHNN quy định về việc mua, bán và xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam (VAMC).

- Thông tư 36/2014/TT-NHNN quy định giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Mặc dù các quy định còn mới mẻ và việc thay đổi không phải dễ dàng nhưng SHB đã nỗ lực hết sức để có thể tuân thủ theo các quy định do NHNN ban hành. Điều này thể

hiện rõ ràng nhất thông qua bằng chứng là chính sách kế toán sử dụng trong BCTC của SHB qua các năm đã có nhiều sự thay đổi lớn.

2.2.1.2. Mức độ tín nhiệm của khách hàng

Nhắc đến “ngân hàng”, không thể không kể đến thương hiệu “SHB”. Trải qua hơn 22 năm xây dựng và phát triển, SHB tự hào là một trong những ngân hàng thương mại có tốc độ phát triển mạnh mẽ qua từng năm, gặt hái nhiều thành công rực rỡ nhờ chiến lược phát triển toàn diện song hành với mục tiêu phát triển vì lợi ích của cộng đồng. Với tôn chỉ hoạt động “Đối tác tin cậy, Giải pháp phù hợp” và chiến lược kinh doanh luôn đổi mới nhằm mang lại giá trị lợi ích cho khách hàng và sự thịnh vượng cho các cổ đông - nhà đầu tư, SHB luôn làm hài lòng khách hàng và đối tác với những sản phẩm, dịch vụ ngân hàng đồng bộ, tiện ích, chất lượng và cạnh tranh với phong cách phục vụ chuyên nghiệp. Hơn nữa, SHB vinh dự nằm trong Top 5 Ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam. Vì vậy, SHB luôn là một ngân hàng uy tín có vị trí trong lòng của mỗi khách hàng.

2.2.1.3. Mức độ đáp ứng nhu cầu của khách hàng

"Ngân hàng có dịch vụ khách hàng tốt nhất" là một giải thưởng uy tín do tạp chí Global Banking and Finance review (Anh) bình chọn. Đối với giải thưởng này, ngân hàng cần chứng minh phương châm kinh doanh với trọng tâm hướng về khách hàng, chính sách và phương pháp quản lý quan hệ khách hàng, kênh phân phối phục vụ khách hàng, chất lượng dịch vụ khách hàng trên mọi khía cạnh: thời gian xử lý giao dịch, thái độ phục vụ chuyên nghiệp của nhân viên, chính sách hậu mãi và chăm sóc khách hàng ... Năm 2015, SHB đã vinh dự dành được giải thưởng này sau khi xem xét kỹ lưỡng các tiêu chí như sau:

- Phương châm kinh doanh của SHB là trọng tâm hướng về khách hàng, với sự nghiên cứu và đầu tư lớn cho vấn đề nâng cao chất lượng dịch vụ khác hàng. Trong năm vừa qua, SHB đã được mức độ hài lòng của khách hàng rất cao thông qua kết quả khảo sát nội bộ và phản hồi trực tiếp của khách hàng. Trước hết, khách hàng đánh giá cao mạng lưới hoạt động rộng khắp của SHB trên khắp các tỉnh, thành trên cả nước và chi nhánh ở nước ngoài khiến khách hàng có thể tiếp cận dịch vụ của SHB một cách dễ dàng.

- Bên cạnh mạng lưới điểm giao dịch, kênh phân phối của SHB còn là đa kênh phân phối và phân phối chéo với các kênh: ATM, mobile banking, internet banking, SMS banking, phone banking ... Thời gian xử lý giao dịch của SHB luôn nhanh chóng và hiệu quả nhất so với các ngân hàng khác do áp dụng công nghệ cao và hiện đại trong mọi nghiệp vụ.

- Trình độ phục vụ của nhân viên cũng rất chuyên nghiệp do được đào tạo bài bản về nghiệp vụ cũng như kỹ năng phuc vụ khách hàng. Đặc biệt, với cơ cấu tổ chức trong đó có bộ phận chuyên biệt về dịch vụ khách hàng và quản lý chất lượng dịch vụ khách hàng đặt tại tất cả các chi nhánh và điểm giao dịch, chất lượng dịch vụ khách hàng và mức độ hài lòng của khách hàng luôn được kiểm soát một cách chặt chẽ.

- Một yếu tố quan trọng khác trong chất lượng dịch vụ của SHB là danh mục sản phẩm, dịch vụ rất đa dạng và được tùy chỉnh đề phù hợp với mọi nhu cầu của mọi phân khúc khách hàng, xứng đáng với khẩu hiệu "giải pháp phù hợp" mà ngân hàng mang lại cho khách hàng. Chính sách chăm sóc khách hàng và hậu mãi của SHB cũng rất hấp dẫn với các chương trình khuyến mại cụ thể áp dụng đối với từng sản phẩm, chính sách tri ân khách hàng thân thiết với những ưu đãi lớn về tài chính (như giảm lãi suất vay, giảm phí) và phi tài chính (như quà tri ân, hội nghị khách hàng kết hợp với tour du lịch ở nước ngoài).

Như vậy, khả năng thỏa mãn nhu cầu của khách hàng của SHB là tương đối cao.

2.2.2. Đánh giá theo các chỉ tiêu định lượng

2.2.2.1. Chỉ tiêu tổng dư nợ và kết cấu dư nợ a. Tổng dư nợ

Như đã phân tích ở phần 2.1.3.2. Hoạt động sử dụng vốn, quy mô dư nợ tín dụng có xu hướng tăng ổn định qua các năm. Trong giai đoạn từ năm 2013-2015, tổng dư nợ đã tăng 54917,5 tỷ đồng với mức tăng trưởng ấn tượng, trung bình đạt 31%/năm.

b. Kết cấu dư nợ

2013 2014 2015 Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Nông, lâm nghiệp và

thủy sản 16.523,8 21,6 23.389,9 22,47 26.984,7 20,53 Công nghiệp chế biến,

chế tạo 12.568,3 16,43 14.600,5 14,03 20.032,5 15,24

Nguồn: BCTC hợp nhất của SHB từ 2013-2015

Trong giai đoạn 2013-2015, SHB đã duy trì tỷ trọng dư nợ cho vay ngắn hạn trong tổng dư nợ luôn chiếm phần lớn, tiếp đến là nợ trung hạn và dài hạn.

Tuy nhiên, nhìn vào biểu đồ có thể thấy tỷ trọng nợ ngắn hạn đang giảm dần qua các năm: năm 2013, con số này lầ 52,68%, năm 2014 là 43,58% và 2015 là 42,75%. Ngược lại, dư nợ tín dụng dài hạn lại đang có xu hướng tăng dần: trong 3 năm 2013-2015, tỷ trọng nợ dài hạn lần lượt chiếm 21,94%, 23,88% và 30,32% so với tổng dư nợ. Nguyên nhân chính xuất phát từ Thông tư 36 do NHNN ban hành năm 2014 quy định cho phép nâng tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn đối với các NHTM lên 60%, gấp đôi so với quy định trước là 30%. Đây chính là động lực giúp SHB mở rộng quy mô cho vay trung dài hạn. Mặc dù vậy, sự chênh lệch kỳ hạn khi huy động ngắn cho vay dài cũng tiềm ẩn rủi ro, nguy cơ ảnh hưởng xấu đến khả năng thanh khoản của ngân hàng.

Biểu đồ 2.8: Dư nợ cho vay phân theo đối tượng khách hàng và loại hình doanh

nghiệp của SHB giai đoạn 2013-2015

■ Các tổ chức kinh tế khác

■ Hộ kinh doanh, cá nhân

■ Doanh nghiệp

Nguồn: BCTC hợp nhất của SHB từ 2013-2015

39

Theo đối tượng khách hàng thì khách hàng doanh nghiệp luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng dư nợ. Tỷ lệ khách hàng doanhnghiệp trong 3 năm 2013, 2014, 2015 lần lượt đạt 74,01%, 82,67%, 80,9%.

Biểu đồ 2.9: Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng của nhóm khách hàng doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng và giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NHTMCP sài gòn hà nội khoá luận tốt nghiệp 057 (Trang 41 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(84 trang)
w