Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng và giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NHTMCP sài gòn hà nội khoá luận tốt nghiệp 057 (Trang 80 - 84)

Thứ nhất, thực hiện chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khỏa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra (dưới 5%), đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, góp phần hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý (khoảng 6,7%). Khi đó, nhu cầu về vốn cho việc mở rộng sản xuất kinh doanh cũng như nhu cầu tiêu dùng của người dân sẽ tăng lên, góp phần phát triển hoạt động của các ngân hàng.

Thứ hai, nâng cao chất lượng thông tin tín dụng. NHNN cần nhanh chóng xây dựng, phát triển Hệ thống thông tin tín dụng (CIC) trở thành trung tâm dữ liệu hàng đầu quốc gia. Hiện đại hóa và hoàn thiện quy trình xử lý thông tin liên tục từ khâu thu thập, lựa chọn, phân tích xử lý và dự đoán thông tin để kịp thời cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác. Xây dựng phần mềm ứng dụng thống nhất cho các NHTM, chuyên môn hóa kỹ thuật khách hàng, đảm bảo được tính chính xác cho phép rút ngắn được thời gian thẩm định.

Cần có sự phối hợp chặt chẽ, mở rộng mạng lưới thông tin kết hợp với các cơ quan chức năng có liên quan như: thuế, thống kê, bộ kế hoạch đầu tư ... cho phép nối mạnh trực tiếp về NHNN. Qua đó, bộ phận CIC có trách nhiệm sàng lọc thông tin, thường xuyên hoàn thiện, cập nhật các tài liệu, số liệu về kinh tế tài chính của doanh nghiệp cũng như của nền kinh tế nhằm cung ứng cho các NHTM, các cá nhân có nhu cầu. CIC phải chịu trách nhiệm về tính xác thực của thông tin.

Thứ ba, tăng cường hoạt động thanh tra giám sát các NHTM. Hoạt động thanh tra của NHNN hiện mới chỉ xem xét các NHTM về hình thức như: đánh giá hoạt động tín dụng dựa trên tỷ lệ nợ quá hạn hoặc nợ xấu chứ không phải dựa vào mức độ rủi ro được dự báo từ các giao dịch mà ngân hàng tham ra, việc thực hiện quy chế, quy định của NHNN. Như vây, để tăng cường hiệu quả của công tác thanh tra, giám sát, NHNN cần chú ý một số điều:

- Định kỳ và đột xuất xuống ngân hàng kiểm tra, đánh giá trực tiếp hoạt động kinh doanh của ngân hàng để sớm phát hiện các sai sót, khuyết điểm

- Đào tạo các thanh tra của NHNN nắm vững chuyên môn, tạo điều kiện cho họ làm quen, tiếp xúc với những nguyên tắc, cách thức kiểm soát mang tính quốc tế

- Trang bị các thiết bị mới, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kiểm tra, giám sát để quá trình này diễn ra nhanh chóng, chính xác, không làm ảnh hưởng đến hoạt động của các NHTM.

KẾT LUẬN CHƯƠNG III •

Trước thực trạng chất lượng tín dụng của SHB trong giai đoạn 2013-2015 được nêu ở Chương 2, Chương 3 của khóa luận đã đưa ra những định hướng cho hoạt động tín dụng của ngân hàng trong năm 2016 và đề xuất các giải pháp góp phần khắc phục những hạn chế còn tồn tại liên quan đến chính sách tín dụng, quy trình tín dụng, chất lượng nhân sự hay hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân hàng.... Đồng thời, trong chương 3 cũng đưa ra những kiến nghị với Chính phủ và các Bộ ngành liên quan, với NHNN nhằm mục đích tạo điều kiện thuận lợi cho việc nâng cao chất lượng tín dụng tại hệ thống các NHTM nói chung và SHB nói riêng. Tất cả nhằm mục đích cải thiện và nâng cao chất lượng tín dụng cho ngân hàng.

KẾT LUẬN

Hiện nay, tín dụng vẫn luôn là mảng hoạt động kinh doanh đem lại lợi nhuận lớn nhất cho các NHTM Việt Nam. Vì vậy, nâng cao chất lượng tín dụng luôn là vấn đề mà bất cứ NHTM nào cũng phải quan tâm. Đây là một vấn đề phức tạp bởi bản thân nó chịu tác động bởi nhiều nhân tố chủ quan và khách quan.

Neu như trong thời gian qua, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể như: Lạm phát được kiểm soát, tỷ giá hối đoái ổn định, cán cân thanh toán quốc tế và trong nước tăng trưởng ... thì những hạn chế, bất cập như: khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước còn yếu kém, môi trường pháp lý chưa thuận lợi, hoạt động của hệ thống các NHTM còn chưa tương xứng với tầm phát triển của nền kinh tế thị trường, đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng tín dụng tại các NHTM.

Từ những khó khăn, thách thức đó, em đã quyết định chọn đề tài: “Chất lượng tín dụng và giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội” làm đề tài khóa luận. Với mục đích tìm hiểu thực trạng và những hạn chế trong hoạt động tín dụng của SHB để đưa ra những giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại SHB nói riêng và lấy đó làm cơ sở nghiên cứu cho hệ thống NHTM Việt Nam nói chung, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội.

Đây là một vấn đề phức tạp, bản thân lại là một sinh viên, còn thiếu kiến thức và kinh nghiệm thực tế, nên dù đã cố gắng hết sức thì khóa luận vẫn không thể tránh khỏi còn nhiều sai sót. Vì vậy, em rất mong nhận được đóng góp của các thầy cô để có thể hoàn thiện bài viết này hơn nữa.

Em xin chân thành cảm ơn!

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. GS.TS. Nguyễn Văn Tiến, 2013. Giáo trình Tín dụng ngân hàng, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.

2. NGND. PGS. TS. Tô Ngọc Hưng, 2014. Giáo trình Ngân hàng thương mại, NXB Dân trí.

3. NGND. PGS. TS. Tô Ngọc Hưng, 2014. Giáo trình Tín dụng ngân hàng, NXB Lao động -Xã hội.

4. Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB). Báo cáo thường niên các năm 2013, 2014, 2015.

5. Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB). Báo cáo tài chính hợp nhất các năm 2013, 2014, 2015.

6. Võ Thanh Hải, 2009. Khủng hoảng kinh tế Mỹ và tác động của nó tới quan hệ kinh tế Việt Nam - Nhật Bản, Tạp chí nghiên cứu Đông Bắc Á, số 2.

7. Ngân hàng Nhà nước, 2014. Thông tư số 09/2014/TT-NHNN Về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

8. Ngân hàng Nhà nước, 2013. Thông tư số 02/2013/TT-NHNN Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

9. QUỐC HỘI (2010). Luật số 47/2010/QH12 Luật các tổ chức tín dụng.

10. Ngân hàng Nhà nước, 2005. Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN Quy định về việc ban hành Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro

11. Nguyễn Thu Hà , 2014. Đánh giá tác động của Thông tư 09/2014/TT-NHNN (sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư 02/2013/TT-NHNN) tới hoạt động của hệ thống ngân hàng, Báo cáo cập nhật ngành Ngân hàng.

12. Một số trang web:

http://www.sbv.gov.vn/ http://www.shb.com.vn/ http://cafef.vn/

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng và giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NHTMCP sài gòn hà nội khoá luận tốt nghiệp 057 (Trang 80 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(84 trang)
w