Kinh nghiệm áp dụng ISO 9000 trong hệ thống ngân hàng Việt Nam

Một phần của tài liệu Áp dụng 07 nguyên tắc trong quản lý chất lượng tại NH TMCP sài gòn thương tín CN long biên khoá luận tốt nghiệp 010 (Trang 34 - 37)

Sau khi đến Việt nam, Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 này đã được dịch sang tiếng Việt và được ban hành thành Bộ tiêu chuẩn TCVN ISO 9000 tương ứng. Được triển khai tại Việt Nam từ những năm 1995, đến nay bộ tiêu chuẩn này đã góp phần không nhỏ làm thay đổi sự lãnh đạo và quản lý các tổ chức, doanh nghiệp, thay đổi tư duy quản lý, kinh doanh của nhiều chủ doanh nghiệp, họ đã có tầm nhìn chiến lược trong kinh doanh, làm

Ngân hàng TMCP Đông Á (DongA Bank) là tổ chức ngân hàng đầu tiên của Việt Nam chính thức được tổ chức SGS (tổ chức chứng nhận hàng đầu thế giới) và tổ chức Quacert

(Tổng cục Đo lường Chất lượng) công nhận đạt chứng chỉ ISO 9001:2000 áp dụng trên hoạt động thanh toán quốc tế, tín dụng và quản lý hành chính tổng hợp.

Đến nay, hầu hết các NHTM Việt Nam đều đã triển khai HTQLCL theo tiêu chuẩn

ISO ở các mức độ khác nhau. Nhiều ngân hàng đã triển khai đồng thời các công cụ 5S, Lean, 6 Sigma như Techcombank, MB, Vietinbank... ngay từ khi đưa hệ thống quản lý chất lượng vào vận hành. Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận rằng, ở một số ngân hàng, việc

triển khai còn mang tính hình thức hơn là thực chất. Chưa chú trọng đúng mức đến việc kiểm soát chất lượng dịch vụ nội bộ; đối tượng được đánh giá chỉ lo hoàn thiện hồ sơ để phục vụ đoàn đánh giá; hoặc cho rằng, hệ thống ISO chỉ là duy trì trật tự, sắp xếp văn bản hồ sơ tài liệu. Vì vậy, hiệu quả của việc triển khai hệ thống quản lý chất lượng khá mơ hồ, đặc biệt khi so sánh với một nguồn lực lớn bỏ ra để duy trì, vận hành và triển khai hệ thống quản lý chất lượng.

Đối với Ngân hàng Nhà nước - tổ chức hành chính thuộc quản lý Nhà nước, thì phải đến năm những năm 2006, khi quyết định của Thủ tướng chính phủ Về việc áp dụng

hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2000 vào hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước chính thức được công bố và có hiệu lực thì Ngân hàng

Nhà nước mới rục rịch chuẩn bị những bước đầu tiên để có thể áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001 phiên bản năm 2000 vào hoạt động. Với phiên bản năm 2008, ngày 08/08/2012, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ký Quyết định số 1563/QĐ-NHNN ban hành Kế hoạch Xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN

Triển khai kế hoạch xây dựng và áp dụng HTQLCL theo tiêu chuẩn ISO đối với các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, HTQLCL tại các Vụ thuộc Ngân hàng Nhà nước

được đưa vào áp dụng tại các đơn vị từ năm 2014, với mục tiêu tổ chức giải quyết thủ tục hành chính theo đúng quy trình, minh bạch, khoa học, tối ưu hóa nguồn lực và tạo thuận lợi tối đa cho tổ chức, cá nhân. Để công bố HTQLCL, từ cuối năm 2014 Ngân hàng Nhà nước đã phối hợp với các chuyên gia tư vấn tổ chức nhiều đợt kiểm tra việc tổ

chức áp dụng tại các đơn vị, nhiều quy trình thủ tục hành chính thuộc HTQLCL đã được

cải tiến, cập nhật đảm bảo nguyên tắc phân bổ và sử dụng tối ưu nguồn lực, đồng thời giảm thiểu thời gian giải quyết.

Theo Quyết định 2529, Ngân hàng Nhà nước công bố hệ thống quản lý chất lượng

áp dụng đối với 73 thủ tục hành chính (lĩnh vực tiền tệ, thanh toán, kho quỹ: 29 thủ tục; lĩnh vực ngoại hối: 28 thủ tục; lĩnh vực thi đua khen thưởng: 15 thủ tục; lĩnh vực thống kê: 1 thủ tục) và các hoạt động nội bộ có liên quan được thực hiện bởi các Vụ tại trụ sở chính Ngân hàng Nhà nước. Thông qua việc áp dụng ISO, Thủ trưởng các đơn vị điều hành công việc nội bộ trôi chảy và có hiệu quả hơn nhờ thiết lập cơ chế giải quyết công việc rành mạch và thống nhất, xác định rõ trách nhiệm của lãnh đạo và công chức trong quy trình xử lý công việc; kiểm soát được toàn bộ quá trình xử lý công việc.

Để hội nhập với xu hướng phát triển kinh tế thế giới, các ngân hàng Việt Nam đặc

biệt là các NHTM đã và đang áp dụng nhiều hơn các hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế, điển hình là ISO 9000. Tuy vậy, không ít nơi áp dụng ISO chỉ vì mục đích đạt chứng chỉ hoặc do yêu cầu của thị trường xuất khẩu, không chú ý duy trì cập nhật hệ thống sau chứng nhận. Những văn bản, quy trình, thủ tục cứng nhắc, xa rời thực tế công việc trở thành gánh nặng cho người thực hiện. Khi hệ thống chất lượng không phát huy

một hệ thống văn bản “chết’’ và nhiều khi làm giảm sức sáng tạo của các thành viên trong tổ chức.

Một phần của tài liệu Áp dụng 07 nguyên tắc trong quản lý chất lượng tại NH TMCP sài gòn thương tín CN long biên khoá luận tốt nghiệp 010 (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(96 trang)
w