Giải pháp về thực hiện nguyên tắc lãnh đạo

Một phần của tài liệu Áp dụng 07 nguyên tắc trong quản lý chất lượng tại NH TMCP sài gòn thương tín CN long biên khoá luận tốt nghiệp 010 (Trang 80 - 83)

Nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất lượng

Nhiệm vụ của mỗi người lãnh đạo trong tổ chức là xây dựng môi trường làm việc

có khả năng huy động sự tham gia của tất cả các thành viên và điều hành HTQLCL đảm bảo nó luôn hoạt động có hiệu lực. Lãnh đạo tại chi nhánh Long Biên có thể sử dụng các

nguyên tắc sau làm cơ sở cho vai trò của mình từ đó nâng cao hiệu quả công tác quản

- Đảm bảo thiết lập, thực thi và duy trì một hệ thống quản lý chất lượng có hiệu lực và hiệu quả để đạt được các mục tiêu chất lượng đó.

- Đảm bảo các nguồn lực cần thiết luôn trong tình trạng sẵn sàng. - Định kỳ đánh giá lại HTQLCL.

- Quyết định các hành động cải tiến hệ thống quản lý chất lượng. • Thành lập nhóm chất lượng

Được khởi xướng tại Nhật Bản từ đầu những năm 60 thế kỷ trước, “Nhóm chất lượng (QCC - Quality Control Circle) được định nghĩa là một nhóm nhỏ (6-8 thành viên)

tập hợp các thành viên từ nhiều bộ phận, phòng ban khác nhau với mục đích hoạt động cải tiến các vấn đề chất lượng trong tổ chức”. Nhóm hoạt động dựa theo nguyên tắc tự quản và tự phát triển.

Nhóm chất lượng được thành lập với mục tiêu:

- Góp phần không nhỏ vào công tác cải tiến và sự phát triển của Sacombank. - Tạo điều kiện khai thác mọi khả năng và tiềm năng của người lao động - Nâng cao ý thức cải tiến của lãnh đạo và nhân viên.

- Tạo ra môi trường làm việc giúp mọi người ý thức được tầm quan trọng của vấn đề chất lượng và chủ động tìm kiếm phương hướng giải quyết những vấn đề tồn

tại để

cải tiến chất lượng.

- Đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ có khả năng thi hành những chủ trương, chính sách chất lượng đề ra.

• Xem xét, đánh giá lãnh đạo Nguyên tắc đánh giá lãnh:

Thứ nhất, đánh giá lãnh đạo phải chú trọng đánh giá hiệu quả hoạt động thực tiễn

Thứ hai, đánh giá lãnh đạo cần phải xem xét vị trí công tác của từng lãnh đạo có phù hợp với sở trường của lãnh đạo đó hay không để đánh giá được khách quan, đúng thực tế, từ đó xác định nguyên nhân chủ quan cũng như khách quan, để sau đó có hướng

bố trí, sắp xếp công việc cho phù hợp với năng lực, sở trường của họ.

Thứ ba, đánh giá lãnh đạo phải được xem xét trong một quá trình. Có nghĩa, đánh

giá lãnh đạo bao hàm cả một quá trình nhận thức, không phải chỉ cần đánh giá khi lãnh đạo mới nhận chức hay có sự luân chuyển chức vụ mà cần thực hiện thường xuyên, định

kỳ hàng tháng hoặc hàng quý. Tức là, đánh giá bao gồm quá trình đánh giá và đánh giá lại lãnh đạo.

Thứ tư, mở rộng dân chủ, công khai, minh bạch trong đánh giá lãnh đạo. Đối tượng cần tham gia đánh giá bao gồm: lãnh đạo trực tiếp cao hơn; cấp dưới trực tiếp và cấp dưới không trực tiếp. Với mỗi đối tượng thực hiện đánh giá sẽ có mẫu đánh giá khác

nhau, đảm bảo tính chính xác, công bằng trong đánh giá. Kết quả phải thông báo công khai cho đối tượng được đánh giá và cán bộ nhân viên trong Đơn vị biết.

Phương pháp đánh giá lãnh đạo:

- Phương pháp thang đo đánh giá đồ họa: Người đánh giá đưa ra ý kiến chủ quan về sự thực hiện công việc của lãnh đạo. Những đánh giá này được thực hiện trên một

thang đo với các mức từ thấp đến cao. Các tiêu thức dùng để đánh giá bao gồm

các tiêu

thức có liên quan trực tiếp tới công việc và các tiêu thức không liên quan trực

tiếp tới

công việc.

- Phương pháp đánh giá bằng thang đo dựa trên hành vi: Các thang đánh giá dựa

đánh giá, điểm số được xác định bằng tổng điểm của các câu có thể có trọng số hoặc không có trọng số.

Một phần của tài liệu Áp dụng 07 nguyên tắc trong quản lý chất lượng tại NH TMCP sài gòn thương tín CN long biên khoá luận tốt nghiệp 010 (Trang 80 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(96 trang)
w