Giải pháp theo nguyên tắc cải tiến

Một phần của tài liệu Áp dụng 07 nguyên tắc trong quản lý chất lượng tại NH TMCP sài gòn thương tín CN long biên khoá luận tốt nghiệp 010 (Trang 87 - 90)

Tăng cường công tác đánh giá nội bộ trong bộ phận

Điều quan trọng khi tiến hành cải tiến là biết được khi nào nên cải tiến và mục tiêu cải tiến. Từ đó, đưa ra các bước thay đổi tiếp theo dựa trên mục tiêu cải tiến đã xác định đảm bảo cho những cải tiến liên tục. Mà công tác đánh giá nội bộ lại là một con đường hiệu quả để phát hiện ra các vấn đề còn tồn tại trong HTQLCL của Ngân hàng, vấn đề được phát hiện sẽ là căn cứ để xem xét đến việc cải tiến, xác định được thời điểm

Thực hiện đánh Xác nhận, phàn

tích điêm không phù họp

Điều Cliiiili cho lần lập kế hoạch sau

Lập kế hoạch đánh giá

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Phương pháp đánh giá nội bộ:

- Đánh giá theo công việc cụ thể: đánh giá tập trung vào quá trình/hoạt động liên quan đến công việc cụ thể.

- Đánh giá theo chức năng và bộ phận: đánh giá tập trung vào quá trình/hoạt động thực hiện tại đơn vị.

- Đánh giá theo hạng mục quy định trong ISO 9000: tập trung vào hạng mục áp dụng tại phòng ban.

- Kết hợp các phương pháp trên: kết hợp hai hoặc nhiều phương pháp đánh giá. • Khuyến khích, tạo động lực cho người lao động trong công tác cải tiến

Để đẩy mạnh công tác cải tiến và nhằm khuyến khích cán bộ nhân viên trong Chi

nhánh nhận thức được mức độ cấp thiết của công tác cải tiến, trước hết lãnh đạo Chi nhánh và Trưởng các phòng ban cần phải thiết lập hệ thống các mục tiêu cần đạt để cán bộ nhân viên Chi nhánh bước đầu có một định hướng cụ thể về công tác cải tiến, gồm:

- Đơn giản hóa công việc đang thực hiện.

- Loại bỏ những công việc không cần thiết, làm giảm hiệu suất công việc. - Tăng năng suất làm việc, đảm bảo hiệu quả đạt được.

- Tiết kiệm thời gian và chi phí công tác. - Nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ.

Để đẩy mạnh phong trào cải tiến, người lãnh đạo cần đi theo lộ trình ba giai đoạn:

Giai đoạn 1: Lắng nghe, thu thập mọi đóng góp của nhân viên dù là đóng góp lớn

hay nhỏ.

Giai đoạn 2: Quan tâm đến trình độ, khả năng của người lao động khi đưa ra các ý kiến cải tiến, lựa chọn các đề xuất có chất lượng cao hơn.

Giai đoạn 3: Quan tâm đến hiệu quả kinh tế thực sự của các sáng kiến cải tiến được lựa chọn.

Để thu hút được sự quan tâm của cán bộ nhân viên đối với công tác cải tiến của Chi nhánh, lãnh đạo và người quản lý cần:

- Tuyên truyền, đào tạo để công tác cải triển trở thành một nhận thức luôn tồn tại trong tiềm thức người lao động.

- Có thái độ tích cực và tôn trọng với mọi đề xuất cải tiến.

- Tạo điều kiện đề người lao động thể hiện và hoàn thiện đề xuất của mình. - Hiện thực hóa các đề xuất đã được thông qua một cách nhanh nhất.

- Xây dựng cơ chế khen thưởng bằng vật chất cho những cá nhân, tập thể có đóng góp đã được ghi nhận vào công tác cải tiến.

• Tăng cường công tác cải tiến

Mục đích của công tác cải tiến liên tục HTQLCL là nhằm nâng cao năng lực thoả

mãn khách hàng và các bên quan tâm khác. Để tăng cường công tác cải tiến Sacombank Long Biên có thể tiến hành theo những bước sau:

- xem xét, đánh giá hệ thống quản lý hiện tại để khoanh vùng mục tiêu cải tiến; - Thiết lập mục tiêu cải tiến cụ thể;

- Thực hiện các công tác cụ thể theo giải pháp được lựa chọn;

- Định kỳ kiểm tra, đánh giá các kết quả thực hiện đảm bảo công tác cải tiến tiến hành đúng kế hoạch;

- Tiêu chuẩn hoá những thay đổi.

Thực tế, kết quả của quá trình cải tiến này sẽ được xem xét như một cơ hội cải tiến tiếp theo. Theo đó, cải tiến là một hoạt động không ngừng. Ngoài ra, cơ hội cải tiến còn đến từ phản hồi của khách hàng và các bên quan tâm khác, các cuộc đánh giá, xem xét hệ thống...

Một phần của tài liệu Áp dụng 07 nguyên tắc trong quản lý chất lượng tại NH TMCP sài gòn thương tín CN long biên khoá luận tốt nghiệp 010 (Trang 87 - 90)