Giải pháp thực hiện quản trị theo cách tiếp cận dựa trên quá trình

Một phần của tài liệu Áp dụng 07 nguyên tắc trong quản lý chất lượng tại NH TMCP sài gòn thương tín CN long biên khoá luận tốt nghiệp 010 (Trang 85 - 87)

Xây dựng các chỉ tiêu đo lường, đánh giá các quá trình

Đánh giá quá trình là hoạt động đánh giá diễn ra trong tiến trình vận hành các quá

trình, cung cấp các thông tin phản hồi cho lãnh đạo Chi nhánh nhằm cải thiện hoạt động của HTQLCL. Công tác đánh giá quá trình có thể do Ban Năng suất chất lượng hoặc trưởng các Đơn vị (Giám đốc chi nhánh) thực hiện, cung cấp thông tin phản hồi về hiệu quả của công tác vận hành các quá trình và khả năng cải tiến của những quá trình này.

Lợi ích từ kiểm soát, đánh giá quá trình:

- Nắm bắt và hiểu rõ hơn các thông tin về quá trình;

- Phòng ngừa những động thái điều chỉnh quá trình không cần thiết; - Đảm bảo sự vận hành và cải tiến của HTQLCL;

- Làm cơ sở cho việc áp dụng các phương pháp kiểm soát chất lượng như TQM hay Lean SixSigma...

- Tăng năng suất làm việc, giảm chi phí.

Chỉ số tiềm năng của quá trình (CP): Là sự liên hệ giữa độ rộng thực tế của quá trình (6σ) với độ rộng cho phép của quá trình - giới hạn kỹ thuật (USL - LSL).

CP = Độ rộng cho phép của quá trình _ USL - LSLĐộ rộng thực của quá trình 6σ Đánh giá:

CP = 1 - Quá trình đủ năng lực CP > 1 - Quá trình dư năng lực CP < 1- Quá trình không đủ năng lực

Hình 3.1: Quá trình có năng lực Hình 3.2: Quá trình không có năng lực

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Hoàn thiện HTQLCL theo ISO 9000 kết hợp với xây dựng mô hình TQM. Theo ISO 8402, “TQM (Total Quality Management - Quản lý chất lượng toàn diện) là cách quản lý một tổ chức tập trung vào chất lượng dựa vào sự tham gia của tất cả các thành viên, nhằm đạt tới sự thành công lâu dài nhờ thoả mãn khách hàng và đem lại lợi ích cho các thành viên của tổ chức và cho xã hội”.

Được đánh giá là những phương pháp quản lý hiện đại và hiệu quả, cả ISO và TQM đều được phát triển trên nền tảng triết lý quản lý mới. Do đó, trong nguyên lý vận hành của ISO và TQM đều tập trung tới các yếu tố quyết định đối với hệ thống chất lượng như: cam kết của lãnh đạo, toàn bộ tham gia, cải tiến liên tục, đào tạo, sử dụng các

phương pháp thống kê để kiểm soát quá trình.

Tuy nhiên, giữa ISO và TQM cũng có những điểm khác biệt cơ bản. Nếu ISO 9000 là mô hình quản lý chất lượng từ trên xuống dựa trên các nguyên tắc đề ra thì TQM

việc đề ra các quy tắc bằng văn bản; còn TQM là sự kết hợp sức mạnh của mọi người, mọi đơn vị để tiến hành các hoạt động cải tiến, hoàn thiện liên tục, biến những thay đổi nhỏ thành sự chuyển biến lớn.

Các chuyên gia cho rằng, các tổ chức nên tận dụng các mặt mạnh của cả hai HTQLCL này. Đối với các công ty lớn đã áp dụng TQM thì nên áp dụng và làm sống động các hoạt động bằng hệ thống chất lượng ISO 9000. Ngược lại, đối với các công ty nhỏ hơn chưa áp dụng TQM thì nên áp dụng ISO 9000 và sau đó hoàn thiện và làm sống

động bằng TQM. Vì vậy, sau khi đã áp dụng thành công HTQLCL theo ISO 9000 Sacombank nên tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện hơn nữa HTQLCL đang có bằng TQM.

Một phần của tài liệu Áp dụng 07 nguyên tắc trong quản lý chất lượng tại NH TMCP sài gòn thương tín CN long biên khoá luận tốt nghiệp 010 (Trang 85 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(96 trang)
w