Phương pháp phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp tại MBBank Chi nhánh

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng tại NH TMCP quân đội chi nhánh ba đình khoá luận tốt nghiệp 177 (Trang 39)

nhánh Ba Đình

Cũng như hầu hết các NHTM, MB nói chung và MB Ba Đình nói riêng sử dụng chủ yếu hai phương pháp là phương pháp so sánh và phân tích tỷ số để đánh giá tình hình tài chính của khách hàng doanh nghiệp. Phương pháp so sánh được sử dụng để đánh giá xu hướng kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, cụ thể như doanh thu, lợi nhuận tăng trưởng như thế nào và sự thay đổi tổng tài sản, cơ cấu tài sản, nguồn vốn,... Ngân hàng thường so sánh tương đối giữa các kỳ báo cáo của doanh nghiệp để tìn ra xu hướng, kết quả phản ánh doanh nghiệp tình hình tài chính của doanh nghiệp như vậy là hợp lý hay bất thường, có phù hợp với điều kiện của ngân hàng không. Nếu như phương pháp so sánh phản ánh một cách khái quát chung về tình hình tài chính của khách hàng

doanh nghiệp thì phương pháp phân tích chỉ số sẽ phản ánh chi tiết về một số khía cạnh trong tài chính khách hàng mà ngân hàng quan tâm.

2.2.3 Nội dung phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp tại MBBank CN Ba Đình- Trường hợp Công ty TNHH Sao tháng Tám.

Để tiến hành phân tích, thẩm định khả năng tài chính của khách hàng, nhân viên tín dụng phòng tín dụng và bảo lãnh của ngân hàng cần dựa vào báo cáo tài chính do khách hàng cung cấp và kết hợp với các thông tin từ hệ thống CIC và từ các nguồn thông tin khác. Quy trình tiến hành phân tích tài chính khách hàng gồm những bước sau:

- Bước một, thu thập, kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ tài chính

Đây là bước đầu tiên cán bộ tín dụng phải thực hiện trong nội dung phân tích tài chính khách hàng vay vốn. Cán bộ tín dụng phải tiến hành thu thập báo cáo tài chính của khách hàng bao gồm: Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính. Theo quy định của ngân hàng, đối với doanh nghiệp lần đầu vay vốn tại ngân hàng thì hồ sơ tài chính phải bao gồm các báo cáo tài chính của 2 năm gần nhất và báo cáo nhanh đến thời điểm gần nhất. Đối với doanh nghiệp đã có quan hệ tín dụng với MB Bank thì cán bộ tín dụng sẽ thu thập thêm thông tin về doanh nghiệp đã lưu trữ tại ngân hàng. Ngoài nguồn thông tin khách hàng cung cấp, cán bộ tín dụng còn tìm thêm thông tin từ các nguồn khác như trung tâm thông tin tín dụng CIC hay thông qua quá trình tiếp xúc, trao đổi trực tiếp với khách hàng, thông qua những bạn hàng của doanh nghiệp, thông tin từ báo chí... Để đảm bảo tính hợp lệ, hợp pháp của hồ sơ tài chính thì các báo cáo tài chính của khách hàng phải đảm bảo: Các báo cáo gửi ngân hàng phải là bản chính hoặc bản phôtô có đóng dấu và xác nhận của đơn vị phát hành. Cán bộ tín dụng luôn phải kiểm tra tên công ty trên báo cáo tài chính, kiểm tra chữ ký và con dấu. Các số liệu trong bảng cân đối kế toán phải đảm bảo tính cân bằng và phù hợp trong quan hệ với các báo cáo tài chính khác.

Ví dụ: về trường hợp vay vốn của công ty TNHH Sao Tháng Tám

Công ty đề nghị được vay 15 tỷ đồng, với thời hạn vay 12 tháng, mục đích sử dụng vốn vay: bổ sung vốn lưu động phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh.

TÀI SẢN - Các báo cáo tài chính, bao gồm: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh2016 2017 Tuyệt đối Tương đối

doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo tài chính.

- Các hợp đồng kinh tế có liên quan, tờ khai thuế, khấu hao TSCĐ, danh sách hàng tồn kho....

Nhận xét: Cán bộ tín dụng rất nhanh chóng tiếp nhận hồ sơ vay vốn của công ty, đồng thời tiến hành kiểm tra danh mục hồ sơ, tính hợp lệ, hợp pháp của hồ sơ này. Ngoài các thông tin do công ty TNHH Sao Tháng Tám cung cấp thì cán bộ tín dụng đã thu thập thêm thông tin từ CIC và tiếp xúc trực tiếp, trao đổi với lãnh đạo công ty là kế toán trưởng và giám đốc Công ty. Cán bộ tín dụng yêu cầu công ty bổ sung thêm danh sách các chủ nợ đối với các khoản nợ ngắn hạn, chi tiết các khoản phải thu, phải trả.

Như vậy có thể thấy quá trình thu thập thông tin về doanh nghiệp vay vốn của cán bộ tín dụng khá đầy đủ, cán bộ tín dụng cũng đã chủ động thu thập thông tin về khách hàng từ nhiều nguồn khác nhau để phục vụ cho công tác phân tích.

- Bước hai, phân tích thực lực tài chính

Phân tích trước khi vay: Đánh giá khái quát về tình hình tài chính của khách hàng.Để đánh giá khái quát tình hình tài chính của khách hàng, cán bộ tín dụng tập trung vào các khoản mục sau:

+ Nguồn vốn chủ sở hữu: đối chiếu mức vốn pháp định với các doanh nghiệp cùng ngành nghề kinh doanh của khách hàng, nhận xét về sự tăng giảm của vốn chủ sở hữu (nếu có).

+ Tình hình công nợ của doanh nghiệp: nợ ngân hàng và các tổ chức tín dụng. + Tình hình thanh toán với người mua, người bán: cán bộ tín dụng đi sâu phân tích những khoản phải thu từ người mua, phải trả đối với người bán để xác định phần doanh nghiệp đi chiếm dụng và phần vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng.

+ Tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước, chú ý thuế thu nhập doanh nghiệp. + Kết quả kinh doanh năm trước, tình hình doanh thu và chi phí, nhận xét đánh giá kết quả kinh doanh lỗ lãi.

* Phân tích tình hình tài chính của khách hàng doanh nghiệp - Công ty TNHH Sao Tháng Tám

Trên cơ sở những thông tin trong hồ sơ tài chính mà công ty Sao Tháng Tám cung cấp, cũng như quá trình thu thập thông tin từ các nguồn khác nhau, cán bộ tín dụng đã tiến hành đánh giá khái quát tình hình tài chính của công ty Sao Tháng Tám như sau :

a, Phân tích Bảng cân đối kế toán

Bảng 2.2: Bảng cân đối kế toán rút gọn Công ty TNHH Sao Tháng Tám

II. Đầu tư TC ngắn hạn 0 0 0 0

III. Các khoản phải thu 137.61 143.71 6.093 ↑ 4 %

IV. Hàng tồn kho 57.623 37.433 (20.189) ị 54%

V. TSNH khác 7.092 3.098 (3.994) ↑ 228%

B. TÀI SẢN DÀI HẠN 8.967 5.279 (3.687)70%

I. Tài sản cố định 5.592 5.273 (318) ị 6%

II. Tài sản dở dang dài hạn 3.375 0 (3.375) ị 100%

III. Tài sản dài hạn khác 0 0 0 0

TỔNG TÀI SẢN 214.25 194.26 (19.99)10.3% A. NỢ PHẢI TRẢ 203.29 182.63 (20.664)11.3% I. Nợ ngắn hạn 197.29 182.63 (14.664) ị 8% II. Nợ dài hạn 6 0 (6) ị 100% B. VỐN CHỦ SỞ HỮU 10.957 11.631 6746.1% TỔNG NGUỒN VỐN 214.25 194.26 (19.99)10.3%

+) Các khoản phải thu: năm 2016 các khoản phải thu chiếm đến 64.23% tổng tài sản thì đến năm 2017 tăng thêm 2.84% so với năm 2016 chủ yếu là do sự gia tăng rất mạnh của khoản trả trước cho người bán. Nhưng lại bị sụt giảm ở mảng phải thu ngắn hạn khác. Chủ yếu là do công ty áp dụng chính sách trả góp cho khách hàng. Khách mua hàng có thể mua hàng với số lượng lớn. Nhưng số tiền họ đem theo trả không đủ hoặc họ dùng chính sách trả chậm, trả góp. Đây là một trong những động thái của doanh nghiệp nhằm thúc đẩy việc bán hàng. Những khách hàng lớn như Công ty Thái Sơn Bắc, công ty TNHH Dây và cáp điện Vạn Xuân, Xí nghiệp Thành Đồng...là những đối tác đầu vào truyền thống và uy tín. Những KH này cũng được doanh nghiệp áp dụng chính sách trả chậm trả góp điều này cũng phù hợp với đặc thù kinh doanh thương mại của khách hàng và cũng cho thấy khách hàng là một đơn vị lớn.

+) Hàng tồn kho: Khoản mục hàng tồn kho của doanh nghiệp duy trì khá ổn định qua các năm ơ mức 37 - 57 tỷ, chiếm khoảng 27% so với tổng tài sản. Nhưng bị sụt giảm đến 54% ở năm 2017 so với 2016. Điều này không lạ đối với những doanh nghiệp hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực kinh doanh thương mại điện tử như Sao Tháng Tám. Tại thời điểm năm 2017 lượng hàng xuất bán cho đối tác nhiều nên lượng hàng tồn kho chốt tại thời điểm 31/12/2017 của công ty có giảm. Đây cũng là dấu hiệu tốt chứng tỏ lượng hàng bán ra và luân chuyển của công ty tăng lên và tốt qua các năm.

về nguồn vốn:

+) Theo BCTC tại thời điểm 31/12/2017 của công ty cung cấp Hệ số nợ = Nợ phải trả/ Tổng nguồn vốn = 94%. Nợ phải trả của công ty chủ yếu hình thành chủ yếu hình thành từ các khoản vay ngắn hạn. Ở năm 2016 thì công ty có tỷ lệ vay ngắn hạn chiếm 97% và nợ dài hạn chiếm 3% tổng nợ phải trả. Đến năm 2017 tỷ lệ cho vay ngắn hạn chiếm 100% tổng nợ phải trả của doanh nghiệp. Từ BCTC ta nhận thấy công ty đã thanh toán được hết 6.000 triệu nợ dài hạn và 14.664 triệu nợ ngắn hạn. Theo thông tin tìm hiểu được qua hệ thống tín dụng Ngân hàng nhà nước tình hình trả nợ của doanh nghiệp vẫn đều đặn không có dấu hiệu quá hạn. Cho thấy tình hình sản xuất kinh doanh của công ty vẫn ổn định.

+) Nguồn vốn chủ sở hữu của công ty tăng thêm 676 triệu ở năm 2017. Tỷ trọng VCSH năm 2016 chiếm 5.14% và chiếm 6% năm 2017. Vốn chủ sở hữu của công ty thấp, chứng tỏ công ty không có sư chủ động về vốn, mà chủ yếu dựa vào nguồn vốn vay ngân hàng và vốn chiếm dụng khác. Vì thế ngân hàng đánh giá công ty cần tăng vốn chủ để tự chủ hơn trong sản xuất kinh doanh.

b) Phân tích Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Bảng 2.3: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh công ty TNHH Sao Tháng Tám

GVHB 361.843 465.894 104.051 ↑ 28,8 % Lợi nhuận gộp 23.096 24.521 1.425 ↑ 6,2 % Doanh thu HĐTC 43 111 68 ↑ 255 % CPTC 1.724 2.407 683 ↑ 39,6 % Lợi nhuận HĐTC (1.681) (2.296) ( 614) 4 36,6 % CPBH 1.449 1.837 388 ↑ 26,8% CPQLDN 413 674 261 ↑ 63,2% Lợi nhuận từ HĐKD 19.553 19.714 161 ↑ 0,82% Lợi nhuận khác 0 0 0 0 LNKT trước thuế 19.553 19.714 161 ↑ 0,82% LN sau thuế 15.642 15.771 129 ↑ 0,82%

tăng là do công ty bán hàng số lượng lớn cho đối tác theo một hợp đồng đạt thoả thuận vào cuối năm 2016. Bên cạnh đó, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cũng chú trọng chất lượng nhằm đảm bảo hàng bán ít bị trả lại, giúp ổn định doanh thu. Tuy vậy, nếu nhìn vào con số tuyệt đối trong gia tăng các khoản giảm trừ doanh thu, có thể thấy con số này lại có mức tăng trưởng cao so với tỷ trọng tăng trưởng của doanh thu thuần cũng là một dấu hiệu cần lưu ý mà cán bộ quan hệ khách hàng đã nhận định trong báo cáo đánh giá.

+) Cùng với đà gia tăng của doanh thu, giá vốn hàng bán cũng gia tăng với tốc độ gia tăng nhanh hơn của doanh thu thuần. Song xét về con số tuyệt đối, mức tăng đó không làm giảm hiệu quả lợi nhuận.

+) Về chi phí ta nhận thấy từ năm 2016 đến 2017 các loại chi phí của doanh nghiệp đều tăng. Điều này cho thấy để thu được số lượng doanh thu lớn như trên trong năm 2017, Công ty đã phải bỏ ra khá nhiều chi phí về marketing, chi phí nhập liệu sản phẩm mới, chi phí công nhân viên làm thêm giờ làm việc...

+) Tuy hoạt động kinh doanh của công ty được xem là khả quan với nhiều số liệu hiệu quả, song một vấn đề đáng quan ngại là trong 2 năm vừa qua, công ty đều có xu hướng gia tăng chi phí mạnh đối với hoạt động tài chính, làm giảm lợi nhuận kế toán của công ty. Điều đó có thể cho nghi ngờ về việc gia tăng chi phí tài chính đối với nguồn vốn sử dụng của công ty. Công ty có thể đang phải chịu một mức chi phí vốn cao so với hiệu quả mang lại hoặc có những vấn đề trong uy tín hay thanh khoản dẫn đến buộc phải chấp nhận sử dụng nguồn vốn với chi phí đầu vào cao. Vấn đề nghi ngại này buộc cán bộ quan hệ khách hàng phải kiểm tra lại chi tiết nguồn chi phí tài chính của doanh nghiệp nhằm đưa ra kết luận chính xác.

+) Hoạt động kinh doanh vẫn là hoạt động mang lại lợi nhuận chủ yếu và có xu hướng gia tăng vì vậy công ty vẫn đủ điều kiện được vay vốn theo chính sách tín dụng của Ngân hàng khi có tài sản bảo đảm giá trị lớn. Do đặc thù công ty chuyển đổi hoạt động kinh doanh vào cuối 2015 nên đánh giá báo cáo của công ty là khó khăn khi cán bộ quan hệ khách hàng không thể dựa vào báo cáo tài chính năm 2015 của công ty do số liệu của quá nhiều biến động mạnh.

c) Phân tích các chỉ tiêu tài chính

Hệ số thanh toán nhanh Õ71 (lần) 01 (lần) Chỉ tiêu 2016 2017 NPT/Tổng nguồn vốn 95% 94% TSLĐ/Tổng tài sản 92.50% 95.70% TSCĐ/Tổng tài sản 2.60% 2.70% Vốn chủ sở hữu/Tổng nguồn 5.11% 6% Chỉ tiêu 2016 2017 Vòng quay HTK 3.92 (vòng) 4.98 (vòng) Vòng quay khoản phải thu 1.36

(vòng) (vòng)1.74

Hệ số khả năng thanh toán hiện hành có xu hướng tăng từ 2016 đến 2017, tài sản lưu động tăng qua các năm và nợ ngắn hạn giảm. Chỉ số này của doanh nghiệp đang ở mức >1 đang ở mức ổn định. Khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp đang giữ ở mức đảm bảo ( >0.5).

*) Nhóm chỉ tiêu cơ cấu vốn

Hệ số nợ (NPT/TNV) của công ty giảm qua các năm. Cụ thể giảm 1%. Hệ số tự tài trợ (VCSH/TNV) tăng qua các năm cho thấy khả năng tự chủ về tài chính của doanh nghiệp đã tăng lên. Nguyên nhân là do vốn chủ đã tăng lên (năm 2016 là 10.957; năm 2017 là 11.631) và Tổng tài sản thì giảm xuống.

Hệ số cơ tài sản lưu động tăng qua các năm với 2016 là 92.5% và 2017 là 95.7% chứng tỏ cơ cấu nguồn vốn cũng đang được điều chỉnh hợp lý hơn.

LNST/ Tổng tài sản 0.15% 0.52% LNST/ Doanh thu 0.09% 0.21% Tốc độ tăng trưởng doanh thu 43% 80%

Vòng quay hàng tồn kho đang tăng dần và tăng rất cao. Cho thấy doanh nghiệp bán hàng nhanh và hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều trong doanh nghiệp. Có nghĩa là doanh nghiệp sẽ ít rủi ro hơn nếu nhìn thấy trong báo cáo tài chính, khoản mục hàng tồn kho có giá trị giảm qua các năm. Tuy nhiên chỉ số này quá cao cũng không tốt vì như thế có nghĩa là lượng hàng dự trữ trong kho không nhiều, nếu nhu cầu thị trường tăng đột ngột thì rất khả năng doanh nghiệp bị mất khách hàng và bị đối thủ cạnh tranh giành thị phần.

Vòng quay khoản phải thu đang tăng qua các năm và giữ ở mức ổn định. Như vậy doanh nghiệp đang bán hàng khá tốt số lượng khách hàng trả nợ cũng nhanh. Tại sao lại nói chỉ số này ở mức ổn định vì nếu chỉ số vòng quay càng cao sẽ cho thấy doanh nghiệp được khách hàng trả nợ càng nhanh. Nhưng nếu so sánh với các doanh nghiệp cùng ngành mà chỉ số này vẫn quá cao thì có thể doanh nghiệp sẽ có thể bị mất khách hàng vì các khách hàng sẽ chuyển sang tiêu thụ sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh cung cấp thời gian tín dụng dài hơn. Và như vậy thì doanh nghiệp chúng ta sẽ bị sụp giảm doanh số.

-Năng lực quản trị tốt thấp nhất

Nhận thấy tất cả các chỉ số khả năng sinh lời của công ty đều tốt và đang ở mức hợp lý. Dự đoán xu hướng năm tới của công ty sẽ còn làm ăn tốt hơn, lãi nhiều hơn.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng tại NH TMCP quân đội chi nhánh ba đình khoá luận tốt nghiệp 177 (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w