Công tác phân tích tài chính khách hàng vay vốn là vấn đề mà tất cả các ngân hàng thương mại luôn tìm mọi biện pháp đề hoàn thiện . Các phương pháp kỹ thuật, chỉ tiêu, chỉ số định mức của công tác phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp thường xuyên thay đổi theo xu hướng phát triển của sản xuất kinh doanh, sự thay đổi của hệ thống quản lý tài chính. Do đó trong quá trình hoạt động chi nhánh cần hoàn thiện hệ thống phương pháp và nội dung phân tích cho phù hợp điều kiện thực tế.
Trong quá trình phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp ngân hàng mới chỉ sử dụng phương pháp so sánh và phương pháp tỷ lệ. Trong tương lai , ngân hàng có thể xem xét sử dụng thêm phương pháp Dupont trong phân tích. Phương pháp này sẽ giúp cho cán bộ tín dụng của Ngân hàng phân tích ảnh hưởng của các tỷ số thành phần đến tổng hợp. Đây là phương pháp mới những thông tin quan trọng về tình hình tài chính thể hiện ở hệ số tài chính chứ không phải riêng một hệ số. Sự kết hợp hai hay một hệ thống những hệ số tài chính sẽ cho phép hiểu rõ về các nguồn lợi nhuận của doanh nghiệp,
Có một vấn đề là cán bộ tín dụng cần quan tâm đó là trong báo cáo thẩm định khác nhau như: thẩm định tư cách pháp nhân, thẩm định phương án vay vốn, thẩm định tài sản đảm bảo... nếu khâu phân tích tài chính khách hàng đi quá sâu hoặc quá dài dòng có thể gây thừa, lặp và chồng chéo lên nhau. Vì vậy cán bộ tín dụng nên vận dụng linh hoạt sáng tạo vào từng điều kiện cụ thể, từng trường hợp khác nhau để sử dụng chỉ tiêu phân tích chi phù hợp.
Chi nhánh cần tập trung phân tích sâu hơn vào báo cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo tài chính , lập bảng kê nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn để có cái nhìn sâu sắc và sát thực hơn khách hàng của mình.
Hiện nay bảng xếp hạng khách hàng của ngân hàng chưa tính đến hệ số thanh toán nợ dài hạn và hệ số thanh toán lãi vay mặc dù đây là những hệ số thanh toán quan trọng để đánh giá khả năng trả nợ gốc và lãi doanh nghiệp bởi doanh nghiệp không chỉ sử dụng các loại vốn ngắn hạn nên bổ sung thêm các chỉ tiêu này vào xếp loại tín dụng.
* Bổ sung phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là một trong những báo cáo quan trọng trong hệ thống BCTC. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ sẽ cho biết dòng tiền luân chuyển và khả năng chi trả các khoản nợ của doanh nghiệp. Với MBBank CN Ba Đình, việc bổ sung phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ vào nội dung phân tích BCTC là việc rất cần thiết. Theo đó, phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ tại MBBank CN Ba Đình, cán bộ cần thực hiện phân tích các nội dung sau:
a - Phân tích LCTT từ hoạt động kinh doanh
Phân tích LCTT ttừ hoạt động kinh doanhsau: eo đó, phân tích báo cáo lưu chuyuy chuy đó, phân
(1) Các tài khoản phải thu và lưu chuyển tiền tệ:
Sự thay đổi của các khoản phải thu có thể là yếu tố quyết định đến dòng lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Theo phương pháp gián tiếp, doanh thu bán hàng tích luỹ thường gồm các khoản doanh thu không phát sinh tiền, nó tạo nên sự thay đổi trong cân bằng của các các phải thu. Khi doanh thu được ghi nhận, khoản phải thu tăng và khi tiền thu về, khoản phải thu giảm. Nguyên tắc ghi nhận như sau:
Khi có một sự giảm trong các khoản phải thu, lượng tiền thu từ khách hàng luôn lớn hơn doanh thu tích luỹ, do vậy, số giảm phải được tính vào dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh.
Khi có một sự tăng của các khoản phải thu, lượng tiền thu từ khách hàng luôn nhỏ hơn doanh thu tích luỹ, do vậy, số tăng phải ghi giảm trừ vào dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh.
(2) Hàng tồn kho và lưu chuyển tiền tệ:
Sự thay đổi của hàng tồn kho cũng là một yếu tố chính ảnh hưởng đến lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phản ánh chi phí mua hàng trong thời kì, trong khi đó lưu chuyển tiền tệ phản ánh số tiền trả cho người cung cấp trong cùng kì. Chi phí này có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn lượng tiền trả. Do hầu hết hàng hoá mua theo phương pháp mua chịu, để cân bằng chi phí mua hàng với số tiền trả cho nhà cung cấp đòi hỏi việc xem xét những thay đổi trong cả
tài khoản hàng hoá và tài khoản phải trả. Cách đơn giản nhất để ghi nhận ảnh hưởng của những thay đổi hàng tồn kho là khi mua hàng (lượng hàng tồn kho tăng cuối cùng dẫn đến giảm lượng tiền và khi bán hàng dẫn đến giảm hàng tồn kho và tăng lượng tiền. Tương tự, khi vay của nhà cung cấp dẫn đến tăng lượng tiền phải trả, tăng tiền và khi trả, giảm khoản phải trả, giảm tiền. Một sự tăng hoặc khoản phải trả phải được ghi giảm hoặc ghi thêm vào dòng lưu chuyển tiền tệ.
(3) Chi phí trả trước và dòng lưu chuyển tiền tệ:
Theo phương pháp kế toán ghi tích luỹ, tổng số chi phí phải trả có thể khác với dòng tiền liên quan đến chi phí trả trước. Một số chi phí được thanh toán trước khi nó được ghi nhận (như tiền thuê trả trước). Khi thực hiện thanh toán, cân bằng tài khoản chi phí trả trước tăng, khi chi phí được ghi nhận, chi phí trả trước giảm.
Khi có một sự giảm trong tài khoản chi phí trả trước hoặc tài khoản tài sản sản xuất kinh doanh, số tiền chi phí trả trước luôn nhỏ hơn chi phí trả đúng hạn, do đó, khoản giảm phải được ghi thêm vào dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngược lại, nó phải ghi trừ.
(4) Mối liên hệ giữa dòng tiền và các tài sản hiện tại khác và các tài sản khác: Các tài sản hiện tại khác luôn gồm những khoản hoạt động như lãi suất phải thu. Những tài sản khác (không phải tài sản hiện tại) có thể hoặc không thể gồm những khoản hoạt động như những khoản phải thu dài hạn của khách hàng.
Tương tự với các khoản phải thu, khi các tài khoản này phản ánh một sự tăng ròng, số tiền thu được luôn nhỏ hơn doanh thu tích luỹ, khoản giảm được ghi trừ vào dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngược lại, khoản thiếu hụt phải ghi thêm.
Với những tài sản gồm những tài sản không hoạt động như trang thiết bị thanh lí, sự thay đổi của nó không được coi thuộc khoản dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh mà nó ảnh hưởng đến dòng tiền từ hoạt động đầu tư.
(5) Mối quan hệ giữa dòng tiền và các tài khoản phải trả:
Như đã nói trong phần trước, hầu hết hàng hoá đều được mua chịu. Do đó, khi việc mua hàng được ghi nhận, khoản phải trả tăng và khi trả tiền, khoản phải trả giảm. Khoản phải trả bằng lượng tiền công ty vay từ nhà cung cấp qua việc mua hàng.
Khi có sự tăng trong tài khoản phải trả, số tiền trả cho nhà cung cấp luôn nhỏ hơn giá trị số hàng mua trên tài khoản; do đó khoản tăng phải được cộng vào dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh, và ngược lại.
(6) Mối liên hệ giữa chi phí tích luỹ và dòng tiền:
Đối với một số chi phí được trả sau khi chúng được ghi nhận (như chi phí tiền lương tích luỹ), khi chi phí được ghi nhận, cân bằng trong chi phí trách nhiệm pháp lý tích luỹ tăng, khi thanh toán, các chi phí này giảm.
Khi có sự tăng ròng trong khoản chi phí phải trả trong kì, số tiền trả cho chi phí luôn nhỏ hơn chi phí được ghi nhận; do đó, khoản tăng phải được ghi thêm vào dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngược lại, khoản giảm được ghi trừ.
So sánh thu nhập ròng với dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh
Để đánh giá sự phù hợp giữa thu nhập ròng và dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh
Chất lượng tỉ lệ thu nhập = (Dòng tiền từ hoạt động SXKD/Thu nhập ròng)
Chỉ số này cho biết tỉ lệ thu nhập phát sinh từ tiền sau đó được sử dụng cho các hoạt động đầu tư mới hoặc trả nợ tài chính. Khi tỉ lệ này khác 1, cần phải tìm ra những nguồn gây ra sự khác nhau đó, liệu tỉ lệ này có thay đổi theo thời gian và nguyên nhân của sự thay đổi, những sự biến động của các khoản phải thu, hàng hoá và các khoản phải trả là bình thường không và có lời giải thích hợp lí cho những thay đổi này không.
b - Phân tích lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư
Phân tích LCTT từ hoạt động đầu tư xem xét chủ yếu về tỷ trọng giữa dòng tiền từ hoạt động đầu tư (liên quan đến việc mua và thanh lí các tài sản sản xuất kinh doanh do công ty sử dụng hoặc đầu tư vào các chứng khoán của công ty khác) so với tổng LCTT từ các hoạt động.
Chỉ tiêu này đánh giá khả năng tài trợ vốn để thực hiện dự án và mua thiết bị cho sản xuất kinh doanh. LCTT từ hoạt động đầu tư không phải là dòng tiền chiếm tỷ trọng chính của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hoặc thương mại dịch vụ thông thường. Vì vậy, việc xuất hiện tỷ trọng lớn đối với dòng tiền này cần có sự phân tích đánh giá hợp lý nhằm xác định nguyên nhân.
c - Phân tích LCTT từ hoạt động tài chính
Phân tích LCTT từ hoạt động tài chính chủ yếu xem xét về tỷ trọng giữa dòng tiền từ hoạt động tài chính (dòng tiền ra và vào liên quan đến các nghiệp vụ tiền tệ với các chủ thể ngoài doanh nghiệp (các chủ sở hữu và chủ nợ) tài trợ cho doanh nghiệp và các hoạt động của doanh nghiệp) so với tổng LCTT từ các hoạt động.
Các hoạt động tài chính liên quan đến phát sinh vốn từ các chủ nợ hoặc chủ sở hữu:
- Phát sinh từ phát hành khoản nợ ngắn và dài hạn: nhận tiền từ việc đi vay NH hoặc các tổ chức tín dụng khác hoặc phát hành trái phiếu ra công cộng. Nếu các khoản nợ được phát hành để nhận các tài sản khác không phải là tiền thì không được coi thuộc phần dòng tiền từ hoạt động tài chính của bảng lưu chuyển tiền tệ.
- Việc chỉ trả gốc các khoản nợ ngắn và dài hạn: các dòng tiền ra liên quan đến các khoản nợ gồm khoản tiền trả gốc thường kì cũng như việc trả nợ trước thời hạn. Phần tiền trả nợ gốc được coi là thuộc dòng tiền từ hoạt động tài chính, phần tiền trả lãi là dòng tiền từ hoạt động SXKD.
- Phát sinh từ phát hành cổ phiếu: liên quan đến các khoản tiền nhận từ việc bán các cổ phiếu thông thường cho nhà đầu tư. nó không gồm các khoản cổ phiếu phát hành chi trả cho các món khác không phải tiền như phát hành cổ phiếu trả lương công nhân.
- Mua cổ phiếu hoặc bán cổ phiếu: dòng tiền ra bao gồm khoản trả bằng tiền để mua lại cổ phiếu của doanh nghiệp từ cổ đông.
- Tiền trả cổ tức: là khoản tiền trả cổ tức cho các cổ đông trong năm. Nhiều người phân vân tại sao khoản tiền lãi trả cho chủ nợ thuộc dòng tiền từ hoạt động SXKD còn tiền trả cổ tức lại thuộc dòng tiền từ hoạt động tài chính. Lãi suất được ghi trên báo cáo kết quả kinh doanh trực tiếp liên quan đến thu nhập (là hoạt động SXKD). Còn cổ tức thì không, bởi chúng là sự phân phối thu nhập.
Việc phát triển lâu dài của doanh nghiệp thường được tài trợ từ ba nguồn chính: tiền từ hoạt động SXKD của chính doanh nghiệp, từ phát hành cổ phiếu và từ vay mượn dài hạn. Các nguồn lực tài chính được sử dụng là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến độ rủi ro và khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Bảng lưu chuyển tiền tệ cho thấy ban quản
lí đã lựa chọn phương cách nào để tài trợ sự phát triển của doanh nghiệp. Các thông tin trên có thể giúp đánh giá cấu trúc vốn và tiềm năng phát triển của doanh nghiệp.
Việc phát triển lâu dài của doanh nghiệp thường được tài trợ từ ba nguồn chính: tiền từ hoạt động SXKD của chính doanh nghiệp, từ phát hành cổ phiếu và từ vay mượn dài hạn. Các nguồn lực tài chính được sử dụng là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến độ rủi ro và khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Bảng lưu chuyển tiền tệ cho thấy ban quản lí đã lựa chọn phương cách nào để tài trợ sự phát triển của doanh nghiệp. Các thông tin trên có thể giúp đánh giá cấu trúc vốn và tiềm năng phát triển của doanh nghiệp.
3.2.4 Xây d trợ sự phát triển của doanh nghiệp. Các thông tin trên có thể giúp đánh giá cấu trúc
> Với doanh nghiệp xây lắp
- Các khoản phải thu: Khi đánh giá chất lượng các khoản phải thu thì bên cạnh bảng cân đối phát sinh chi tiết của tài khoản phải thu khách hàng, cán bộ phân tích có thể kiểm tra và phân tích qua các tài liệu như: hợp đồng thi công xây lắp, hoá đơn tài chính, biên bản nghiệm thu thanh toán, biên bản đối chiếu công nợ,... Trên cơ sở phân tích các chi tiết các khoản phải thu của khách hàng theo từng đối tượng, thời gian phát sinh và nguồn vốn thanh toán, đồng thời kết hợp với các thông tin phi tài chính khác, cán b ộ phân tích có thể lọc ra được các khoản phải thu tồn đọng, không có khả năng thu hồi (chưa được trích lập dự phòng phải thu khó đòi) và không tính vào khoản mục tài sản khi đánh giá năng lực tài chính của doanh nghiệp, cụ thể:
+ Theo đối tượng: đối tượng nợ không tồn tại, gồm các khoản phải thu theo quy định phải loại bỏ nhưng doanh nghiệp vẫn chưa hạch toán giảm trên cân đối kế toán;
+ Theo thời gian: các khoản phải thu có thời hạn trên 12 tháng (không bao gồm các khoản giữ lại do bảo hành);
+ Theo nguồn vốn thanh toán: chủ đầu tư cố tình chây ỳ, không có ý định trả nợ. - Hàng tồn kho:
Nguyên liệu vật liệu tồn kho: Cán bộ phân tích có thế yêu cầu doanh nghiệp cung cấp các bảng xuất nhập vật tư trong kỳ để phân tích chi tiết nguyên vật liêu tồn kho. Các bảng vật liệu tồn kho phải báo cáo cụ thể đến từng công trình, được các đội thi công lập
và có xác nhận của văn phòng công ty cũng như đại diện doanh nghiệp.
Chi phí SXKD dở dang: Cán bộ phân tích yêu cầu khách hàng lập bảng chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh hàng năm chi tiết theo từng công trình, thời gian phát sinh, nguồn vốn thanh toán, lý do vì sao chưa được nghiệm thu thanh toán. Trên cơ sở đó tính toán được tổng chi phí luỹ kế của từng công trình (bao gồm chi phí đã được kết chuyển vào kết quả kinh doanh kỳ trước và chi phí sản xuất kinh doanh dở dang kỳ này) để so sánh, đối chiếu với gíá trị hợp đồng thi công tương ứng. Trong trường hợp tổng chi phí luỹ kế lớn hơn giá trị hợp đồng thì thực chất công trình đó đang bị lỗ và ấn dấu trong khoản mục chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.
- Tài sản cố định: Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thi công xây lắp thì tài sản cố định là một khoản mục tương đối quan trọng trên bảng cân đối kế toán và nó phản ánh năng lực thi công các doanh nghiệp. Cán bộ phân tích có thể đánh giá chất lượng tài sản cố định bằng việc phân tích chi tiết: xuất xứ, tình trạng khi mới đưa vào sử dụng, năm đưa vào sử dụng nguồn vốn hình thành, giá trị khấu hao, giá trị còn lại,...
> Với doanh nghiệp sản xuất, thương mại:
- Các khoản phải thu: Trên cơ sở yêu cầu doanh nghiệp cung cấp các tài liệu như: thẻ kho, biên bản kiểm kê hàng tồn kho,... cán bộ tín dụng phân tích chi tiết khoản mục