Chức năng, nhiệm vụ cơ bản của mô hình tổ chức của ACBTrần Duy

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng tại NHTMCP á châu phòng giao dịch trần duy hưng khoá luận tốt nghiệp 182 (Trang 31)

a) Chức năng

Ngân hàng TMCP Á Châu - PGD Trần Duy Hưng thực hiện các chức năng chính sau: - Huy động vốn ngắn, trung và dài hạn dưới các hình thức tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ

hạn;

- Cho vay ngắn, trung và dài hạn;

- Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá; - Thanh toán bằng VND và Ngoại tệ;

- Cung ứng các dịch vụ: trả lương cho CBNV doanh nghiệp qua tài khoản Payroll, chi trả kiều hối, chuyển tiền nhanh,...

- Và các dịch vụ NH khác.

b) Nhiệm vụ

- Thực hiện các nhiệm vụ kinh doanh trên địa bàn quản lý theo sự phân cấp của ACB - Tổ chức điều hành kinh doanh, kiểm tra, kiểm toán nội bộ theo sự ủy quyền của Ban lãnh đạo NH.

2.1.4. Cơ cấu tổ chức ACB Trần Duy Hưng

Biểu đồ 2-1: Mô hình tổ chức nhân sự PGD Trần Duy Hưng

(Nguồn: Báo cáo hoạt động quản trị nhân lực của ACB Trần Duy Hưng)

Ngoài nhân viên nghiệp vụ, đơn vị còn có 07 nhân viên hỗ trợ của ACBH và ACBD là 01 nhân viên lễ tân, 01 nhân viên tạp vụ, 01 nhân viên bảo hiểm và 04 nhân viên bảo vệ.

2.1.5. Bộ máy quản lý

4 Nguyễn Văn Nam Giám đốc QHKH cá nhân cao cấp 5 Võ Thị Thanh Tâm Giám đốc QHKH doanh nghiệp cao cấp

6 Nguyễn Thị Phương Thảo Giám đốc QHKH cá nhân phục vụ khách hàng ưu tiên

7 Trần Thị Thu Hoài KSV tín dụng + thanh toán quốc tế 8 Phạm Huyền Thu KSV giao dịch

9 Nguyễn Hồng Vân KSV giao dịch

Quy mô huy động

2017

Quy mô huy động 2018 Tăng ròng Khối KHCN 348.838 443.188 94.351 Khối KHDN 52.125 66.224 14.098 Tổng 400.963 509.412 108.449

(Nguồn: Bộ phận Hành chính Nhân sự - ACB Trần Duy Hưng)

2.1.6. Tình hình hoạt động của ACB Trần Duy Hưnga) Tình hình huy động tại ACB Trần Duy Hưng a) Tình hình huy động tại ACB Trần Duy Hưng

Với vị trí thuận lợi trên đường Trần Duy Hưng, gần siêu thị BigC, khách sạn Grand Plaza và nhiều cửa hàng, hộ kinh doanh lớn với thu nhập cao, nhu cầu gửi tiền lớn, hoạt

động huy động của ACB Trần Duy Hưng nhìn chung tương đối khả quan. Với nhiều gói

sản phẩm huy động đa dạng dành cho nhiều đối tượng khách hàng khác nhau như sản phẩm tiền gửi tiết kiệm truyền thống, tiết kiệm Đại Lộc, Phúc An Lộc, Lộc Bảo Toàn, Thiên Thần Nhỏ và An Cư Lập Nghiệp,... lượng tiền gửi của dân cư vào ACB Trần Duy Hưng khá lớn.

Biểu đồ 2-2: Quy mô huy động tại ACB Trần Duy Hưng

Quy mô huy động

600.000 500.000 400.000 300.000 200.000 100.000 Đơn vị: Triệu đồng

(Nguồn: Bảng CĐKT ACB Trần Duy Hưng 2015 - 2018)

Trong giai đoạn từ 2015 - 2018, có thể thấy quy mô huy động tại ACB Trần Duy Hưng có sự tăng trưởng khá đều và mạnh. Đây là một dấu hiệu tích cực trong sự phát triển của

Phòng giao dịch. Trong những năm qua, ACB nói chung và ACB Trần Duy Hưng nói riêng không ngừng đẩy mạnh phát triển sản phẩm với nhiều gói huy động mới, đồng thời triển khai các chương trình ưu đãi nhằm thúc đẩy khách hàng gửi tiền theo từng cũng là dấu hiệu tích cực cho thấy ACB đang đi đúng hướng trong việc tạo dựng niềm tin với khách hàng.

Bảng 2-2: Cơ cấu huy động tại ACB Trần Duy Hưng

(Nguồn: Báo cáo Phòng kinh doanh ACB Trần Duy Hưng 2017 - 2018)

Quy mô huy động của ACB Trần Duy Hưng năm 2018 tăng ròng 108.449 triệu đồng so với năm 2017, trong đó khoảng 13% đến từ huy động của khách hàng doanh nghiệp. Mặc dù có sự tăng lên đáng kể về quy mô, nhưng tỷ trọng vốn huy động từ khách hàng doanh nghiệp vẫn rất nhỏ trong tổng quy mô vốn huy động của PGD. Có thể thấy tại ACB Trần Duy Hưng, tiền gửi từ KHCN vẫn là nguồn chính trong tổng vốn huy động, với nhiều sản phẩm đa dạng. Trong khi đó, các sản phẩm huy động KHDN chỉ bao gồm 4 nhóm chính: Tiền gửi có kỳ hạn lãi cuối kỳ; Tiền gửi có kỳ hạn lãi định kỳ hàng tháng/hàng quý; Tiền gửi có kỳ hạn trên ACB Online và Tiền gửi kỳ hạn lãi suất linh động.

b) Tình hình cho vay tại ACB Trần Duy Hưng

Hoạt động tín dụng là hoạt động đem lại nguồn thu nhập chủ yếu cho một ngân hàng. Không ngoại lệ, tại ACB Trần Duy Hưng, hoạt động này cũng luôn được chú trọng. Đội

ngũ nhân viên kinh doanh tại PGD luôn nắm chắc các chương trình cho vay và cập nhật

liên tục các công văn mới nhất liên quan đến hoạt động này. Là một phòng giao dịch mang lại doanh số lớn trong Chi nhánh Hà Thành, ACB Trần Duy Hưng luôn đi đầu trong công tác cho vay, là điểm đến tin cậy của các khách hàng cá nhân và tổ chức có nhu cầu về vốn ở quận Cầu Giấy và nhiều khu vực lân cận.

Quy mô cho

vay 2017 Quy mô chovay 2018 Tăng ròng Ke hoạch hoạch% Ke Khối KHCN 279.76 8 355.06 4 75.296 351.37 5 101,6 % Khối KHDN 119.90 1 152.17 0 32.270 148.84 9 102,2 % Tổng 9 399.66 4 507.23 107.565 3 500.22 % 101,4

Biểu đồ 2-3: Quy mô cho vay tại ACB Trần Duy Hưng

Quy mô cho vay 600.000

(Nguồn: Bảng CĐKT ACB Trần Duy Hưng 2015 - 2018)

Bên cạnh sự tăng trưởng của huy động, hoạt động tín dụng tại ACB Trần Duy Hưng cũng phát triển theo hướng tích cực. Các sản phẩm cho vay được PGD triển khai hướng

đến nhiều phân khúc khách hàng với nhiều mục đích vay khác nhau như vay tiêu dùng, vay sản xuất kinh doanh, vay đầu tư TSCD,... Các công văn quy định chi tiết về thể lệ sản phẩm cũng như định hướng chính sách và hoạt động tín dụng luôn được cập nhật thường xuyên hàng tháng trên trang web nội bộ của ACB. ACB nói chung và PGD Trần

Duy Hưng nói riêng luôn tuân thủ một cách tối đa điều kiện và quy trình cho vay, cũng như đang ngày một chú trọng và cải thiện hoạt động tín dụng theo hướng phù hợp nhất với Ngân hàng và khách hàng.

Bảng 2-3: Cơ cấu cho vay tại ACB Trần Duy Hưng

(Nguồn: Báo cáo Phòng kinh doanh ACB Trần Duy Hưng 2017 - 2018)

Trong năm 2018, quy mô cho vay tại ACB tăng ròng 107.565 triệu đồng so với năm 2017, với khoảng 70% đến từ hoạt động tín dụng KHCN và 30% đến từ KHDN. Có thể

thấy so với huy động, hoạt động tín dụng KHDN được thúc đẩy mạnh mẽ hơn. Các sản phẩm tín dụng cá nhân tại ACB Trần Duy Hưng được chia làm 3 nhóm chính bao gồm: Cho vay xây sửa nhà và đầu tư TSCĐ; Cho vay kinh doanh và Cho vay tiêu dùng. Các sản phẩm tín dụng doanh nghiệp bao gồm Cho vay bổ sung VLĐ và Cho vay thấu chi. So với kế hoạch, quy mô tín dụng tại ACB Trần Duy Hưng tăng 1,4%, trong đó quy mô

tín dụng khối KHCN tăng 1,1% và khối KHDN tăng 2,2%. Mặc dù chiếm tỷ trọng nhỏ hơn trong cơ cấu cho vay, hoạt động tín dụng KHDN đang tăng trưởng tích cực khi

vượt

chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Với sự nỗ lực hết mình của không chỉ lãnh đạo ACB Trần Duy Hưng mà còn cả nhân viên của toàn PGD, cuối năm 2018, ngân hàng đã đạt được

những

thành công vượt bậc, xuất sắc hoàn thành kế hoạch đề ra. Đây không chỉ là thành công của PGD trong năm 2018 mà còn là cơ sở cho sự phát triển trong những năm tiếp theo.

Chỉ tiêu

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Chênh lệch2017/2016 Chênh lệch2018/2017 Số tiền Tỷ trọng

(%)

Số

tiền Tỷ trọng(%) tiềnSố trọngTỷ tiềnSố Tỷ lệ(%) Số tiền Tỷ lệ%) _________________________________________________I. Tổng thu_________________________________________________

1. Thu lãi cho vay_________ 55.9 81, 71.9 78,58 95.809 82, 15.9 70,80 23.868 97,

2. Thu lãi tiền gửi_________ 1.2 1, 1.2 1,32 2.471 2, 7.8 34,78 1.260 5,14

3. Thu phí từ các hoạt động dịch vụ__________________ 2311.8 13 17, 9818.3 20,10 17.788 33 15, 76 6.5 29,17 (610) 9) (2,4 TỔNG THU NHẬP 69.0 06 100, 00 91.5 49 100,00 116.06 8 100,00 22.5 43 32,67 24.518 26, 78 II. Tổng chi

1. Chi trả lãi tiền gửi 7415.5 13 41, 7318.8 08 40, 23.682 10 41, 99 3.2 21,18 4.809 48 25, 2. Chi phí hoạt động dịch vụ 1.2 89 3, 40 2.1 35 4,53 1.560 2, 71 8 46 65,60 (575) (26,94)

3. Chi tài sản, văn phòng 5.2 27 13, 81 5.3 63 11, 39 5.674 9, 85 1 36 2,59 311.36 0 ______ 5,8 4. Chi phí quản lý 78 6.4 11 17, 76 6.5 96 13, 7.096 32 12, 97 1,50 520.240 7,91 5. Chi DPRR tín dụng 9.2 95 24, 55 14.1 41 30,03 19.607 34, 03 4.8 45 52,12 5.466 38, 66 TỔNG CHI PHÍ 6337.8 00 100, 8647.0 100,00 57.618 100,00 23 9.2 24,36 10.532 22, 37 III. LNTT 4331.1 6344.4 58.450 21 13.3 42,77 13.987 31, 46

Bảng 2-4: Báo cáo KQKD ACB Trần Duy Hưng giai đoạn 2016 - 2018

Từ bảng BCKQKD giai đoạn 2016 - 2018, ta thấy lợi nhuận của PGD tăng đều với tốc độ tăng trưởng khá cao. Cụ thể, LNTT năm 2017 là 44.463 triệu đồng, tăng 42,77% so với năm 2016, đến năm 2018 LNTT tăng 13.987 triệu đồng, tương ứng với 31,46% so với năm 2017.

• Về thu nhập:

Năm 2017 thu nhập của Ngân hàng tăng lên đáng kể, tăng 22.543 triệu đồng so với năm 2016. Đến năm 2018 thì thu nhập đạt 116.068 triệu đồng tăng 26,78% so với năm 2017. Thu nhập của PGD đến từ các hoạt động kinh doanh chủ yếu bao gồm: cho vay và cung ứng các hoạt động dịch vụ. Trong đó, phần lớn thu nhập của PGD đến từ hoạt động cho vay (lớn hơn 70% tổng thu của NH) do đặc thù hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.

• Về chi phí:

Năm 2017 chi phí lãi đạt 18.873 triệu đồng, tăng trưởng 21,18% so với 2016. Năm 2018 đạt 23.682 triệu đồng, tăng 4.809 triệu đồng so với 2017. Do nguồn vốn huy động của PGD tăng dẫn đến chi lãi và chi phí lãi cũng phải tăng lên. Ngoài ra các chi phí từ các hoạt động dịch vụ và chi các hoạt động khác chiếm tỷ

trọng khá nhỏ trong tổng chi của Ngân hàng.

Năm 2016 PGD Trần Duy Hưng đã kiểm soát tốt nợ quá hạn là do phía Ngân hàng đã tích cực trong việc thu hồi và xử lý nợ quá hạn phát sinh, góp phần nâng

cao hiệu quả hoạt động, đem lại nguồn thu nhập cho Ngân hàng. Bên cạnh đó, để

đảm bảo an toàn hoạt động và nâng cao năng lực tài chính, Ngân hàng đã trích đầy đủ 100% các khoản dự phòng rủi ro theo đúng quy định của NHNN.

Nhìn chung, PGD Trần Duy Hưng luôn được đánh giá là một trong những PGD mạnh trên địa bàn với độ an toàn và hiệu quả cao. Để có được kết quả như trên là nhờ công tác tài chính của PGD được tổ chức hợp lý, đề ra các giải pháp, biện pháp thực hiện cụ thể và triệt để, tận thu tối đa và thực hành tiết kiệm chi phí cho

2.2. Thực trạng công tác phân tích tài chính KHDN tại ACB Trần Duy Hưng

2.2.1. Quy trình phân tích tài chính KHDN tại ACB - Trần Duy Hưng

Sơ đồ 2-4: Quy trình phân tích tài chính KHDN

(Nguồn: Bộ phận Quan hệ KHDN - ACB Trần Duy Hưng)

Phòng giao dịch là một đơn vị có quy mô nhỏ trong toàn hệ thống ngân hàng, nên tại ACB Trần Duy Hưng, việc phân tích tài chính KHDN sẽ do chuyên viên QHKH doanh nghiệp trực tiếp thực hiện. Ket quả phân tích sau đó sẽ được chuyển lên Phòng phân tích

trình phân tích mà chủ yếu dựa vào kinh nghiệm và khảo sát thực tế của chuyên viên trong phòng. Với những khách hàng có quy mô lớn, nhu cầu vay vốn cao, quy trình phân

tích sẽ phức tạp và nhiều bước hơn so với những doanh nghiệp nhỏ, mới thành lập”. Nhìn chung, các bước phân tích tài chính KHDN đầy đủ của chuyên viên QHKH ACB Trần Duy Hưng thường theo quy trình như sơ đồ trên, cụ thể như sau:

2.2.1.1. Thu thập tài liệu và xử lý số liệu

Các chuyên viên QHKH doanh nghiệp, sau khi xác định nhu cầu vay của KH, sẽ tiến hành thu thập thông tin, từ những thông tin cơ bản như tên công ty, thời gian hoạt động, số lượng nhân viên, hình thức trả lương cho nhân viên, lượng tiền vay, mục đích vay,. cho đến các thông tin có giấy tờ chứng thực như giấy ĐKKD, BCTC, hóa đơn VAT, sao kê tài khoản doanh nghiệp,. Sau đó, các chuyên viên sẽ lưu các tài liệu này vào hồ sơ tín dụng và nhập lên hệ thống quản lý tài sản của ngân hàng (CLMS).

2.2.1.2. Thông tin sử dụng tại ACB Trần Duy Hưng

Các thông tin mà chuyên viên QHKH doanh nghiệp sử dụng trong phân tích bao gồm thông tin được thu thập từ các nguồn sau:

• Thứ nhất, thông tin thu được từ phỏng vấn và trao đổi trực tiếp với lãnh đạo, nhân

viên doanh nghiệp. Đây là các thông tin về nhu cầu vốn vay, hình thức vay, loại tài sản đảm bảo, tình hình hoạt động tổng quát của DN,. Đây là những thông tin ban đầu, giúp chuyên viên nắm được một cách khái quát về khoản vay mà doanh nghiệp xin cấp, từ đó có kế hoạch triển khai các công đoạn tiếp theo.

• Thứ hai, thông tin thu được từ các bằng chứng được cung cấp bởi KH. Các thông

tin này có thể là BCTC, hóa đơn, chứng từ, phiếu nhập - xuất kho hay các báo cáo chi tiết khác của doanh nghiệp. Đây là những thông tin không thể thiếu trong

quá trình phân tích TCDN nói riêng và thẩm định tín dụng doanh nghiệp nói chung. Các doanh nghiệp khi có nhu cầu vay vốn buộc phải cung cấp cho ACB những thông tin này làm căn cứ xác thực để các chuyên viên tiến hành phân tích,

thẩm định và trình cấp quản lý xét duyệt trước khi quyết định cấp khoản vay.

• Thứ ba, thông tin do chuyên viên QHKH doanh nghiệp thu thập từ bên thứ ba. Đây là những thông tin mà phòng KHDN của ACB phải tự thu thập bằng cách mua hoặc tìm kiếm từ cơ quan kiểm toán, cơ quan thuế, CIC, các đối tác của doanh nghiệp hay các phương tiện thông tin đại chúng,.

Các thông tin được thu thập phải bao gồm cả thông tin tài chính và thông tin phi tài chính. Trong đó:

• Thông tin tài chính bao gồm:

- BCTC của ít nhất 03 năm liền kề với thời điểm phân tích (trừ trường hợp doanh

nghiệp mới thành lập) - Báo cáo thuế - Tờ khai VAT

- Chi tiết các tài khoản của doanh nghiệp - Các hợp đồng kinh tế của doanh nghiệp

• Thông tin phi tài chính bao gồm: - Giấy đăng ký kinh doanh - Điều lệ doanh nghiệp - Mau dấu

- Chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân của người đại diện theo pháp

luật

- Chiến lược kinh doanh từng thời kỳ (nếu có)

- Các thông tin liên quan như cơ cấu tổ chức doanh nghiệp, trình độ cán bộ quản

lý, trình độ lao động, loại hình kinh doanh và tính chất sản phẩm, mạng lưới phân

phối, dự án chính,...

2.2.1.3 Thẩm định số liệu trên Báo cáo tài chính doanh nghiệp

Các số liệu trên BCTC sau khi được thu thập đầy đủ sẽ được chuyên viên QHKH doanh

nghiệp tiến hành tính toán, phân tích sơ bộ. Công tác này giúp chuyên viên đánh giá được một cách tổng quan tình hình tài chính của doanh nghiệp, nhìn ra những điểm bất thường hay bất hợp lý trong BCTC, để tìm ra nguyên nhân cho những bất thường này hoặc có sự điều chỉnh phù hợp.

2.2.1.4 Tổng hợp kết quả

Căn cứ vào kết quả thẩm định BCTC của KHDN, chuyên viên QHKH xem xét và tính toán lại các chỉ tiêu cần điều chỉnh trên Bảng CĐKT và BCKQKD của doanh nghiệp. Sau đó, dựa vào số liệu sau khi điều chỉnh, cán bộ phân tích sẽ tiến hành phân tích tài chính KHDN.

2.2.2. Nội dung phân tích

Chuyên viên QHKH doanh nghiệp phân tích Bảng CĐKT và Báo cáo KQHĐKD để thấy được các nội dung sau:

Từ phân tích Bảng cân đối kế toán, đánh giá được một số tiêu chí như:

• Tình hình các khoản tiền và tương đương tiền, tỷ lệ tiền mặt tại quỹ trên tổng các

khoản tiền và tương đương tiền; cơ cấu tài sản và sự biến động của tài sản, bao gồm tổng tài sản, tài sản ngắn hạn và dài hạn. Xem xét tác động của từng loại tài sản đến hoạt động của doanh nghiệp.

• Cơ cấu và sự biến động nguồn vốn. Đây là việc đánh giá cơ cấu nợ so với VCSH để thấy được doanh nghiệp đang tài trợ chủ yếu cho các hoạt động của mình

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng tại NHTMCP á châu phòng giao dịch trần duy hưng khoá luận tốt nghiệp 182 (Trang 31)

w