Quy trình phân tích tài chính KHDN tạiACB TrầnDuy Hưng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng tại NHTMCP á châu phòng giao dịch trần duy hưng khoá luận tốt nghiệp 182 (Trang 41 - 44)

Sơ đồ 2-4: Quy trình phân tích tài chính KHDN

(Nguồn: Bộ phận Quan hệ KHDN - ACB Trần Duy Hưng)

Phòng giao dịch là một đơn vị có quy mô nhỏ trong toàn hệ thống ngân hàng, nên tại ACB Trần Duy Hưng, việc phân tích tài chính KHDN sẽ do chuyên viên QHKH doanh nghiệp trực tiếp thực hiện. Ket quả phân tích sau đó sẽ được chuyển lên Phòng phân tích

trình phân tích mà chủ yếu dựa vào kinh nghiệm và khảo sát thực tế của chuyên viên trong phòng. Với những khách hàng có quy mô lớn, nhu cầu vay vốn cao, quy trình phân

tích sẽ phức tạp và nhiều bước hơn so với những doanh nghiệp nhỏ, mới thành lập”. Nhìn chung, các bước phân tích tài chính KHDN đầy đủ của chuyên viên QHKH ACB Trần Duy Hưng thường theo quy trình như sơ đồ trên, cụ thể như sau:

2.2.1.1. Thu thập tài liệu và xử lý số liệu

Các chuyên viên QHKH doanh nghiệp, sau khi xác định nhu cầu vay của KH, sẽ tiến hành thu thập thông tin, từ những thông tin cơ bản như tên công ty, thời gian hoạt động, số lượng nhân viên, hình thức trả lương cho nhân viên, lượng tiền vay, mục đích vay,. cho đến các thông tin có giấy tờ chứng thực như giấy ĐKKD, BCTC, hóa đơn VAT, sao kê tài khoản doanh nghiệp,. Sau đó, các chuyên viên sẽ lưu các tài liệu này vào hồ sơ tín dụng và nhập lên hệ thống quản lý tài sản của ngân hàng (CLMS).

2.2.1.2. Thông tin sử dụng tại ACB Trần Duy Hưng

Các thông tin mà chuyên viên QHKH doanh nghiệp sử dụng trong phân tích bao gồm thông tin được thu thập từ các nguồn sau:

• Thứ nhất, thông tin thu được từ phỏng vấn và trao đổi trực tiếp với lãnh đạo, nhân

viên doanh nghiệp. Đây là các thông tin về nhu cầu vốn vay, hình thức vay, loại tài sản đảm bảo, tình hình hoạt động tổng quát của DN,. Đây là những thông tin ban đầu, giúp chuyên viên nắm được một cách khái quát về khoản vay mà doanh nghiệp xin cấp, từ đó có kế hoạch triển khai các công đoạn tiếp theo.

• Thứ hai, thông tin thu được từ các bằng chứng được cung cấp bởi KH. Các thông

tin này có thể là BCTC, hóa đơn, chứng từ, phiếu nhập - xuất kho hay các báo cáo chi tiết khác của doanh nghiệp. Đây là những thông tin không thể thiếu trong

quá trình phân tích TCDN nói riêng và thẩm định tín dụng doanh nghiệp nói chung. Các doanh nghiệp khi có nhu cầu vay vốn buộc phải cung cấp cho ACB những thông tin này làm căn cứ xác thực để các chuyên viên tiến hành phân tích,

thẩm định và trình cấp quản lý xét duyệt trước khi quyết định cấp khoản vay.

• Thứ ba, thông tin do chuyên viên QHKH doanh nghiệp thu thập từ bên thứ ba. Đây là những thông tin mà phòng KHDN của ACB phải tự thu thập bằng cách mua hoặc tìm kiếm từ cơ quan kiểm toán, cơ quan thuế, CIC, các đối tác của doanh nghiệp hay các phương tiện thông tin đại chúng,.

Các thông tin được thu thập phải bao gồm cả thông tin tài chính và thông tin phi tài chính. Trong đó:

• Thông tin tài chính bao gồm:

- BCTC của ít nhất 03 năm liền kề với thời điểm phân tích (trừ trường hợp doanh

nghiệp mới thành lập) - Báo cáo thuế - Tờ khai VAT

- Chi tiết các tài khoản của doanh nghiệp - Các hợp đồng kinh tế của doanh nghiệp

• Thông tin phi tài chính bao gồm: - Giấy đăng ký kinh doanh - Điều lệ doanh nghiệp - Mau dấu

- Chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân của người đại diện theo pháp

luật

- Chiến lược kinh doanh từng thời kỳ (nếu có)

- Các thông tin liên quan như cơ cấu tổ chức doanh nghiệp, trình độ cán bộ quản

lý, trình độ lao động, loại hình kinh doanh và tính chất sản phẩm, mạng lưới phân

phối, dự án chính,...

2.2.1.3 Thẩm định số liệu trên Báo cáo tài chính doanh nghiệp

Các số liệu trên BCTC sau khi được thu thập đầy đủ sẽ được chuyên viên QHKH doanh

nghiệp tiến hành tính toán, phân tích sơ bộ. Công tác này giúp chuyên viên đánh giá được một cách tổng quan tình hình tài chính của doanh nghiệp, nhìn ra những điểm bất thường hay bất hợp lý trong BCTC, để tìm ra nguyên nhân cho những bất thường này hoặc có sự điều chỉnh phù hợp.

2.2.1.4 Tổng hợp kết quả

Căn cứ vào kết quả thẩm định BCTC của KHDN, chuyên viên QHKH xem xét và tính toán lại các chỉ tiêu cần điều chỉnh trên Bảng CĐKT và BCKQKD của doanh nghiệp. Sau đó, dựa vào số liệu sau khi điều chỉnh, cán bộ phân tích sẽ tiến hành phân tích tài chính KHDN.

2.2.2. Nội dung phân tích

Chuyên viên QHKH doanh nghiệp phân tích Bảng CĐKT và Báo cáo KQHĐKD để thấy được các nội dung sau:

Từ phân tích Bảng cân đối kế toán, đánh giá được một số tiêu chí như:

• Tình hình các khoản tiền và tương đương tiền, tỷ lệ tiền mặt tại quỹ trên tổng các

khoản tiền và tương đương tiền; cơ cấu tài sản và sự biến động của tài sản, bao gồm tổng tài sản, tài sản ngắn hạn và dài hạn. Xem xét tác động của từng loại tài sản đến hoạt động của doanh nghiệp.

• Cơ cấu và sự biến động nguồn vốn. Đây là việc đánh giá cơ cấu nợ so với VCSH để thấy được doanh nghiệp đang tài trợ chủ yếu cho các hoạt động của mình bằng

vốn vay hay vốn tự có. Việc phân tích chỉ tiêu này cũng phần nào cho thấy được một cách tổng quát khả năng tài chính và sự phụ thuộc vào các chủ nợ của doanh

nghiệp, là cơ sở để đánh giá có nên cho doanh nghiệp vay hay không.

• Tình hình nợ của doanh nghiệp. Đây là việc đánh giá biến động của các khoản phải thu, phải trả để đánh giá mối tương quan giữa chúng. Kết hợp với đó, chuyên

viên QHKH xem xét chính sách tín dụng của doanh nghiệp để tìm ra nguyên nhân

của các khoản nợ quá hạn, nợ khó đòi của doanh nghiệp (nếu có).

Từ phân tích Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, nhận xét và tìm ra nguyên nhân dẫn đến sự biến động của doanh thu, giá vốn và các loại chi phí hoạt động kinh doanh, chuyên viên có thể đánh giá được một cách tổng hợp tình hình hoạt động và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ, xác định các nguyên nhân chính ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Ngoài ra, chuyên viên QHKH doanh nghiệp tại ACB Trần Duy Hưng còn phân tích các tỷ số tài chính để xem xét sự tương quan giữa các chỉ tiêu trên BCTC, đánh giá tính hợp

lý trong cơ cấu tài sản - vốn và khả năng sinh lời của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng tại NHTMCP á châu phòng giao dịch trần duy hưng khoá luận tốt nghiệp 182 (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w