Để Ngân hàng có được hiệu quả phân tích tài chính KHDN cao nhất, bên cạnh những giải pháp đến từ phía nội tại Ngân hàng, có rất nhiều những giải pháp khác cần có sự hỗ trợ từ phía các cơ quan nhà nước - cụ thể là NHNN và Bộ Tài chính - mới có thể được thực hiện một cách hợp lý. Để nâng cao chất lượng công tác phân tích tài chính KHDN không chỉ tại ACB Trần Duy Hưng nói riêng mà còn tại tất cả hệ thống các ngân hàng nói chung, các cơ quan nhà nước cần ban hành quy định liên quan đến các thông tin do các doanh nghiệp cung cấp.
Cụ thể, cần quy định BCTC mà doanh nghiệp sử dụng phải là BCTC đã được kiểm toán.
Việc thực hiện kiểm toán độc lập giúp thông tin trên báo cáo tài chính được xác định một cách minh bạch, chính xác, đáng tin cậy hơn, tuy nhiên không phải mọi doanh nghiệp đều sẵn sàng bỏ chi phí cho các công ty kiểm toán, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ. Vì thế, các cơ quan nhà nước cần ban hành những quy định cụ thể, đi kèm với đó là các hình thức kỷ luật và biện pháp xử lý đối với những trường hợp không tuân thủ quy định về kiểm toán BCTC. Điều này sẽ hạn chế những rủi ro do thông tin thiếu minh bạch, cũng như giảm bớt thời gian phân tích cho các ngân hàng.
Bên cạnh quy định dành cho DN, các cơ quan nhà nước cũng cần ban hành các quy định
cho ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác về việc sử dụng thông tin. Thông tin được ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác sử dụng phải là thông tin đã qua kiểm toán. Điều
này giúp hạn chế việc ngân hàng vì muốn tăng quy mô tín dụng mà chấp nhận sử dụng BCTC nội bộ của khách hàng. Những quy định như vậy sẽ giảm thiểu được rủi ro cho cả ngân hàng, khách hàng nói riêng và thị trường tài chính nói chung.
Ngoài ra, NHNN và Bộ Tài chính cũng cần phối hợp và tạo điều kiện cho các ngân hàng
trong việc tìm kiếm thông tin phân tích bằng cách công bố công khai các số liệu thống kê trung bình của mọi ngành trong nền kinh tế, các thông tin kinh tế vĩ mô, thông tin thị trường một cách đầy đủ, rõ ràng và đáng tin cậy. Nắm được những thông tin đó, ngân
hàng có thể áp dụng vào công tác phân tích tài chính KHDN, để có được những nhận định từ tổng quan đến chi tiết về doanh nghiệp và vị thế của doanh nghiệp khi đặt trong nền kinh tế, từ đó đưa ra quyết định đúng đắn trong việc xét cấp tín dụng, đảm bảo an toàn vốn cho ngân hàng và cho toàn bộ nền kinh tế.
KẾT LUẬN
Trong xu thế phát triển ngày một lớn mạnh của nền kinh tế và thị trường tài chính, các doanh nghiệp xuất hiện ngày càng nhiều, với đa dạng ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh. Nhu cầu về vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như tiêu dùng của các
doanh nghiệp ngày một phát sinh, đi cùng với đó là sự gia tăng mạnh mẽ của các dịch vụ tài chính - tín dụng dành cho KHDN. Hoạt động tín dụng cũng vì thế mà ngày càng có vai trò quan trọng đối với một ngân hàng, vì đây là hoạt động đem lại rất nhiều lợi nhuận. Các ngân hàng ngày nay luôn “chạy đua” để mang đến hững sản phẩm tín dụng tốt nhất, với nhiều mức lãi suất và nhiều ưu đãi để thu hút khách hàng. Tuy nhiên, bản thân tín dụng đã là một hoạt động chứa đựng rủi ro, và rủi ro này càng lớn hơn khi nó ảnh hưởng đến nguồn vốn và sự ổn định của toàn hệ thống ngân hàng. Do đó, từng công
đoạn trong công tác tín dụng của một ngân hàng phải được thực hiện một cách chắc chắn, hiệu quả, đảm bảo an toàn vốn cho ngân hàng mà vẫn đảm bảo khả năng cạnh tranh trên thị trường tài chính. Đặc biệt, công tác phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp phải được chú trọng, vì nó có ảnh hưởng rất lớn đến việc xét cấp tín dụng cho một khách hàng và phòng ngừa rủi ro cho ngân hàng.
Trải qua một thời gian dài hoạt động và phát triển, cùng với sự cố gắng không ngừng nghỉ của các nhà quản lý và đội ngũ cán bộ nhân viên, Ngân hàng TMCP Á Châu - PGD
Trần Duy Hưng đang dần trở thành một phòng giao dịch có quy mô lớn ở chi nhánh Hà Thành nói riêng và toàn Ngân hàng nói chung. Với phong cách làm việc chuyên nghiệp và thân thiện, phòng giao dịch là nơi gửi gắm niềm tin của một hệ thống khách hàng đa dạng, đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển của Ngân hàng. Hoạt động cho vay tại ACB Trần Duy Hưng cũng được đánh giá cao, tuy nhiên công tác phân tích tài chính KHDN tại phòng giao dịch vẫn chưa thực sự được chú trọng. Những thiếu sót về chỉ tiêu phân tích, sự không đồng nhất trong phương pháp phân tích do chưa có quy định
cụ thể về quy trình phân tích có thể dẫn đến sự sai lệch trong đánh giá năng lực tài chính
của khách hàng và tiềm ẩn nhiều rủi ro cho Ngân hàng. Do vậy, phòng giao dịch rất cần hoàn thiện công tác phân tích tài chính KHDN trong hoạt động tín dụng.
Thông qua việc nghiên cứu lý thuyết, tìm hiểu thực tế, kết hợp với tham khảo các nghiên
• Hệ thống các nghiên cứu trong và ngoài nước về phân tích TCDN, hoạt động tín dụng ngân hàng và công tác phân tích TCDN trong hoạt động tín dụng; khái quát
lý thuyết và cơ sở lý luận về hoạt động phân tích TCDN, các chỉ tiêu và phương pháp thường được sử dụng trong phân tích.
• Tìm hiểu về thực trạng hoạt động phân tích tài chính KHDN tại Ngân hàng TMCP
Á Châu - PGD Trần Duy Hưng. Dựa trên cơ sở lý luận đã tìm hiểu, áp dụng trong
việc đi sâu phân tích đánh giá công tác phân tích một KHDN cụ thể là Công ty Cổ phần Thương mại Kỹ thuật An Việt. Từ đó đưa ra những đánh giá về công tác phân tích tài chính KHDN của ACB Trần Duy Hưng, nhận xét về những ưu điểm và hạn chế trong hoạt động này.
• Từ kết quả nghiên cứu thực trạng ở trên, kết hợp với những kiến thức đã tổng hợp tại phần Tổng quan nghiên cứu, đưa ra một số giải pháp mang tính thiết thực
có đi kèm với ví dụ cụ thể trong việc hoàn thiện công tác phân tích tài chính KHDN tại ACB Trần Duy Hưng, phù hợp với định hướng chính sách tín dụng, hạn chế rủi ro cho ngân hàng; đưa ra một số kiến nghị đối với các cơ quan nhà nước để công tác phân tích của hệ thống ngân hàng nói chung đạt hiệu quả cao hơn.
Trong thời gian thực tập tại Ngân hàng TMCP Á Châu - PGD Trần Duy Hưng, em đã được tiếp xúc với thực tế, học hỏi và áp dụng những kiến thức đã học vào thực tế.
Mặc dù không trực tiếp làm việc tại bộ phân QHKH doanh nghiệp, em đã được chỉ dẫn và tư vấn nhiệt tình bởi các chuyên viên QHKH doanh nghiệp tại phòng, cũng như được tiếp xúc với hồ sơ tín dụng, từ đó hiểu hơn về công tác phân tích tài chính KHDN tại ACB Trần Duy Hưng. Mặc dù vậy, công tác tín dụng nói chung và phân tích tài chính KHDN trong hoạt động tín dụng nói riêng vẫn vô cùng phức tạp, đòi hỏi một quá trình nghiên cứu lâu dài, kết hợp với ý kiến đóng góp của nhiều nhân viên, chuyên viên và ban lãnh đạo của toàn hệ thống mới có thể cải thiện một cách tốt nhất. Với thời gian thực tập ngắn, kinh nghiệm chưa nhiều, trình độ còn hạn chế, khóa luận của em chắc chắn còn rất nhiều thiếu sót. Em rất hi vọng nhận được những
góp ý của Thầy Cô để khóa luận thêm hoàn thiện và nâng cao hiểu biết của bản thân
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bảng giá điều hòa Daikin, truy xuất từ website: www.topgia.vn
2. Báo cáo thường niên ACB 2017, truy xuất từ website: www.acb.com.vn
3. Carol Alexander (2001), Sách Market models: A guide to financial data analysis
4. Công bố thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp - Công ty Cổ phần Thương mại Kỹ
thuật An Việt
5. Dubos J. Masson, PhD, CTP, FD&A, Bài viết 6 Steps to an Effective Financial Statement Analysis, truy xuất từ website: www.afponline.org
6. Đoàn Ngọc Quỳnh (2011), Luận văn Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính
doanh nghiệp phục vụ cho ngân hàng khi đưa ra quyết định cho vay - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
7. Đồng Thị Thanh Huyền (2018) Khóa luận Hoàn thiện công tác phân tích báo cáo tài
chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng Agribank- Chi Nhánh Sở Giao Dịch - Học viện Ngân hàng
8. GS. TS. Ngô Thế Chi, Giáo trình phân tích tài chính doanh nghiệp - Học viện Tài chính
9. Hà Thị Hồng Hạnh (2018) Khóa luận Hoàn thiện công tác phân tích báo cáo tài chính
doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - Chi
nhánh Long Biên - Học viện Ngân hàng
10. Không rõ tên tác giả (2012), Luận văn Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính trong công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
9. Ngân hàng TMCP Á Châu - Công văn 683/NVCV-QLRRTD.18 v/v Định hướng chính sách và hoạt động tín dụng, truy xuất từ website nội bộ: www.portal.acb.com.vn 10. Ngô Thị Tân Thành (2010) Luận văn Phân tích tài chính Công ty TNHH Bảo Hiểm
Nhân Thọ AIA - Trường Đại học Kinh tế ĐHQG Hà Nội
11. Nguyễn Thị Kim Anh (2018) Khóa luận Hoàn thiện công tác phân tích tài chính Khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần
Ngoài thương Việt Nam Chi Nhánh Thanh Xuân - Học viện Ngân hàng
12. Nguyễn Thu Huyền (2018) Khóa luận Hoàn thiện công tác phân tích tài chính Khách
hàng doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Hàng hải
Việt Nam
- Chi nhánh Đống Đa - Học viện Ngân hàng
13. Tổng quan về ngành bán lẻ, truy xuất từ website: www.stockbiz.vn
14. TS. Lê Thị Xuân, Giáo trình phân tích tài chính doanh nghiệp - Học viện Ngân hàng
15. Trang tra cứu thông tin người nộp thuế: http://tracuunnt.gdt.gov.vn 16. Trang vàng: www.yellowpages.vn
17. Trần Thanh Thủy (2013) Luận văn Phân tích tình hình tài chính Công ty Xuất nhập khẩu Vinashin - Trường Đại học Kinh tế ĐHQG Hà Nội
18. Vũ Thị Bích Hà (2012) Luận văn Phân tích tài chính Công ty cổ phần Kinh Đô - Trường Đại học Kinh tế ĐHQG Hà Nội