Đánh giá thực trạng công tác phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng tại NHTMCP á châu phòng giao dịch trần duy hưng khoá luận tốt nghiệp 182 (Trang 61)

2.2.5.1. Ưu điểm

Sau khi xem những nội dung phân tích chi tiết của chuyên viên QHKH phòng Khách hàng doanh nghiệp tại ACB Trần Duy Hưng, có thể thấy công tác phân tích tài chính KHDN tại PGD có rất nhiều ưu điểm:

❖ Thứ nhất, nội dung phân tích khá đầy đủ.

Các chuyên viên QHKH doanh nghiệp tại ACB Trần Duy Hưng, khi đánh giá một khách

hàng, đã nhận định chung từ môi trường ngành và vị thế của doanh nghiệp, đến phân tích một cách chi tiết các khoản mục trên BCTC của khách hàng. Khi phân tích BCTC doanh nghiệp, chuyên viên QHKH đã lập bảng tính, biểu diễn tỷ trọng của từng khoản mục, thể hiện các số liệu một cách trực quan trên các biểu đồ, đồ thị để những người sử dụng thông tin phân tích có thể hình dung về các con số một cách tường minh hơn. Từ các bảng biểu và đồ thị này, chuyên viên phân tích sự biến động về quy mô của các khoản mục, tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến sự biến động đó và đánh giá tính hợp lý của số liệu đối với ngành hoạt động, thời điểm phân tích và chiến lược kinh doanh của doanh

nghiệp. Chuyên viên đã phân tích cả Bảng CĐKT và BCKQKD, kết hợp với nghiên cứu

thực tiễn tại doanh nghiệp để có những nhận định đúng đắn và chi tiết. Bên cạnh đó, chuyên viên còn phân tích đủ cả bốn nhóm tỷ số ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp. Điều này cho thấy công tác phân tích tài chính KHDN tại ACB Trần Duy Hưng khá toàn diện.

❖ Thứ hai, thông tin phân tích đa dạng.

Trước khi tiến hành phân tích, chuyên viên QHKH đã thu thập rất nhiều thông tin liên quan đến doanh nghiệp. Các thông tin đó bao gồm: thông tin do doanh nghiệp cung cấp như giấy đăng ký kinh doanh, Báo cáo tài chính, các hóa đơn mua hàng, tờ khai VAT, chiến lược hoạt động của doanh nghiệp,...; thông tin thu thập tự khảo sát thực tiễn DN như thông tin về nhân sự, cửa hàng, hoạt động bán hàng, các chương trình thúc đẩy tiêu thụ,...; thông tin về ngành và thị trường trong thời gian gần nhất. Các thông tin này do chuyên viên QHKH trực tiếp thu thập, khai thác trong quá trình tiếp xúc, làm việc với chủ doanh nghiệp và các nhân viên trong công ty. Các thông tin này giúp chuyên viên

tìm ra được những nguyên nhân phù hợp cho sự biến động của các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp.

❖ Thứ ba, phương pháp phân tích hợp lý.

Chuyên viên QHKH doanh nghiệp tại ACB Trần Duy Hưng sử dụng phương pháp so sánh và phương pháp phân tích tỷ lệ. Đây là các phương pháp thường xuyên được sử dụng trong phân tích tài chính bởi tính khoa học và hợp lý của chúng. Với các phương pháp này, người sử dụng thông tin được phân tích có thể nhìn nhận một cách trực quan về sự biến động của các chỉ tiêu, dự báo xu thế của các khoản mục và đánh giá sự hợp lý trong cơ cấu của các chỉ tiêu. Đây là những cơ sở quan trọng để đánh giá tình hình tài

chính của một khách hàng doanh nghiệp, có vai trò không nhỏ trong công tác xét cấp tín

dụng của Ngân hàng.

❖ Thứ tư, về quy trình phân tích:

Mặc dù tại ACB Trần Duy Hưng chưa ban hành công văn quy định cụ thể về quy trình phân tích tài chính KHDN, nhưng dựa vào kinh nghiệm thực tế, các hướng dẫn trong quy trình thẩm định và nội dung phải trình bày trong hồ sơ cấp tín dụng, các chuyên viên QHKH doanh nghiệp đã thực hiện khá đầy đủ và chi tiết công tác phân tích, từ việc

lập kế hoạch phân tích, thu thập và xử lý số liệu, xác định những biểu hiện đặc trưng, tiến hành phân tích cho đến tổng hợp kết quả phân tích. Việc thực hiện quy trình phân tích một cách khoa học, hợp lý giúp các chuyên viên QHKD phòng giao dịch Trần Duy Hưng và các cấp cao hơn đánh giá sức khỏe tài chính của khách hàng doanh nghiệp một

cách hiệu quả, là tiền đề để xét cấp các khoản tín dụng thích hợp, nâng cao hiệu quả hoạt

động của Ngân hàng và đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng.

2.2.5.2. Hạn chế

Bên cạnh những ưu điểm đáng ghi nhận, trong công tác phân tích tài chính KHDN tại ACB Trần Duy Hưng vẫn tồn tại nhiều hạn chế.

❖ Thứ nhất, về quy trình phân tích:

Hiện nay tại ACB Trần Duy Hưng chưa có công văn nào quy định về quy trình phân tích tài chính KHDN. Việc phân tích chủ yếu dựa trên kinh nghiệm của chuyên viên QHKH nên mặc dù hầu hết các chuyên viên ngầm định với nhau một khung phân tích chung như đã đề cập ở phần trước, với mỗi chuyên viên khác nhau, cách thức phân tích sẽ khác nhau. Do đó, kết quả phân tích thường mang nhiều tính chủ quan. Điều này có

thể dẫn đến sự không chính xác trong kết quả từ đó ảnh hưởng đến chất lượng công tác thẩm định tín dụng doanh nghiệp của Ngân hàng.

❖ Thứ hai, về thông tin phân tích:

Nhiều DN khách hàng khi cung cấp tài liệu cho ngân hàng thường cung cấp các báo cáo

tài chính chưa được kiểm toán. Điều này có thể dẫn đến sự thiếu chính xác trong thông tin được cung cấp. Doanh nghiệp có thể khai sai số liệu trên báo cáo tài chính nhằm mục

đích gian lận. Nếu không xem xét, kiểm tra và đánh giá kỹ càng, rất có thể những sai sót

này sẽ dẫn đến tổn thất lớn cho cả Ngân hàng và khách hàng, thậm chí có thể gây ra nguy cơ phát sinh những vấn đề về mặt pháp lý. Rủi ro thông tin từ các BCTC chưa được kiểm toán sẽ gây khó khăn cho các chuyên viên và cán bộ tín dụng trong việc đánh

giá doanh nghiệp.

❖ Thứ ba, về phương pháp phân tích:

Chuyên viên QHKH doanh nghiệp tại ACB Trần Duy Hưng sử dụng chủ yếu hai phương

pháp là phương pháp so sánh và phương pháp phân tích tỷ lệ. Hai phương pháp này mặc

dù cho người xem báo cáo phân tích cái nhìn tổng thể và khá rõ ràng về tỷ trọng và sự tăng giảm của các khoản mục, nhưng chưa bóc tách được các nhân tố ảnh hưởng đến từng khoản mục để đưa ra kết luận về sự biến động là tốt hay xấu. Điều này có thể ảnh hưởng đến tính đúng đắn của kết quả phân tích.

❖ Thứ tư, về nội dung phân tích:

Nội dung phân tích tài chính KHDN tại ACB Trần Duy Hưng chưa thực sự đầy đủ. Điển

hình như khi phân tích Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, chuyên viên chỉ tập trung

đánh giá các khoản mục ảnh hưởng đến lợi nhuận hoạt động kinh doanh mà chưa xem xét đến một số khoản mục khác ảnh hưởng đến tổng lợi nhuận của doanh nghiệp, trong khi đây là một chỉ tiêu quan trọng. Thêm vào đó, mặc dù có tính toán đến tỷ lệ của từng chỉ tiêu trên BCKQKD so với doanh thu thuần, nhưng chuyên viên chưa khai thác được một cách tối ưu các tỷ lệ này.

Khi phân tích các chỉ số thể hiện khả năng sinh lời của doanh nghiệp, chuyên viên chỉ đánh giá sự tăng giảm đơn thuần mà chưa phân tích kỹ các nguyên nhân thực sự ảnh hưởng đến sự tăng giảm đó, dẫn đến chưa đủ cơ sở để kết luận về tính tích cực - tiêu cực của sự biến động. Bên cạnh đó, chuyên viên mới chỉ đánh giá chung về ngành hoạt động chứ chưa so sánh các chỉ tiêu của doanh nghiệp với số liệu trung bình ngành hoặc

các doanh nghiệp khác cùng ngành. Do vậy, trong báo cáo phân tích của chuyên viên chưa có những nhận xét về vị trí của doanh nghiệp so với các doanh nghiệp cùng ngành,

từ đó chưa thể đưa ra kết luận về năng lực hoạt động của doanh nghiệp ở hiện tại để có thể dự báo về tiềm năng trong tương lai.

Chuyên viên vẫn chưa phân tích Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, trong khi đây cũng là một báo cáo rất quan trọng trong việc đánh giá sự an toàn về mặt tài chính và khả năng thanh

toán trong tương lai của một doanh nghiệp.

2.2.5.3. Nguyên nhân của những hạn chế a) Nguyên nhân chủ quan

❖ Thứ nhất, chưa có những quy định, hướng dẫn cụ thể về quy trình phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp.

Tại PGD, công tác phân tích tài chính KHDN chỉ là một công đoạn nhỏ hỗ trợ cho công

tác thẩm định tín dụng doanh nghiệp. Thông thường, việc xét cấp tín dụng sẽ bao gồm các công đoạn chính như xác định nhu cầu vay, xác định tài sản đảm bảo, thẩm định tài sản đảm bảo, thẩm định tín dụng doanh nghiệp. Sau khi các chuyên viên QHKH tại PGD

thẩm định xong sẽ gửi lên trưởng đơn vị và Hội sở để phê duyệt, sau đó mới có quyết định chính thức về việc cấp tín dụng. Do đó, công tác phân tích tài chính KHDN chưa thực sự được đề cao.

❖ Thứ hai, trình độ phân tích tài chính của chuyên viên QHKH còn hạn chế

Do đặc thù công việc tại PGD cần những chuyên viên trẻ, năng động, chịu được áp lực công việc cao, do đó chuyên viên tại phòng đều là những người trẻ, có thể chưa có nhiều

kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính. Thêm vào đó, do quy mô PGD nhỏ, số lượng chuyên viên QHKH doanh nghiệp rất ít, hiện nay tại PGD Trần Duy Hưng chỉ có 3 chuyên viên. Khối lượng công việc của một chuyên viên QHKH rất lớn, từ việc tìm kiếm khách hàng mới, chăm sóc khách hàng hiện hữu, cập nhật liên tục các công văn về

các sản phẩm, dịch vụ, các chương trình ưu đãi mới theo từng thời kỳ, đến việc xử lý hồ

sơ giấy tờ, làm tờ trình, tạo mã tài sản trên hệ thống,... Với khối lượng công việc lớn như vậy, rất khó để chuyên viên có thể tập trung vào một công đoạn nhỏ như phân tích tài chính KHDN.

❖ Thứ ba, thời gian phân tích không đủ dài để sử dụng một cách toàn diện các phương pháp phân tích

Quy trình thẩm định tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng là một quy trình phức tạp với nhiều công đoạn, phải trình lên nhiều cấp. Phân tích tài chính KHDN chỉ là một công đoạn rất nhỏ trong công tác thẩm định tín dụng, do đó thường không được dành quá nhiều thời gian để thực hiện. Vì vậy, chuyên viên QHKH tại ACB Trần Duy Hưng chủ yếu sử dụng phương pháp so sánh và phương pháp phân tích tỷ lệ do đây là hai phương pháp đơn giản và thông dụng nhất, có thể tiết kiệm thời gian trong công việc.

Trong khi đó, các phương pháp khác phức tạp, đòi hỏi nhiều thời gian và kỹ năng hơn khi sử dụng.

b) Nguyên nhân khách quan

Thông thường, nguyên nhân khách quan dẫn đến những hạn chế trong công tác phân tích tài chính tại PGD đến từ phía khách hàng. Do nhu cầu vay cấp thiết trong khi bản thân doanh nghiệp chưa thực sự đáp ứng đủ điều kiện vay, nhiều doanh nghiệp cung cấp

cho ngân hàng những báo cáo tài chính đã được chỉnh sửa một cách tinh vi để đạt được mục đích. Nếu chỉ dựa vào các số liệu được cung cấp, rất khó để có thể nhìn ra những điểm bất thường. Do đó, công tác xác minh và việc yêu cầu báo cáo được kiểm toán là thực sự cần thiết.

Bên cạnh đó, trong quá trình tìm hiểu về khách hàng qua các phương tiện thông tin đại chúng, đôi khi các thông tin mà chuyên viên tìm được có sự sai lệch so với thực tế. Nguyên nhân của việc này là do các nguồn thông tin quá đa dạng, các nguồn không đáng

tin cậy tràn lan. Thêm vào đó, việc tìm kiếm các thông tin chi tiết, cụ thể về các chỉ số trung bình ngành hay của các doanh nghiệp cùng ngành là rất khó khăn, đặc biệt là với các doanh nghiệp nhỏ kinh doanh trong lĩnh vực thương mại do tính bảo mật về thông tin. Do vậy, rất khó để chuyên viên có thể đánh giá một cách toàn diện, đầy đủ và rõ ràng vị trí và tiềm năng kinh tế của một doanh nghiệp trên một thị trường.

KẾT LUẬN PHẦN 2

Phần 2 của Khóa luận tập trung làm rõ quá trình phân tích tài chính KHDN trong hoạt động tín dụng tại ACB Trần Duy Hưng thông qua ví dụ minh họa thực tế về báo cáo phân tích Công ty Cổ phần Thương mại Kỹ thuật An Việt - một khách hàng của PGD. Từ ví dụ đó, em đã đánh giá về công tác phân tích tài chính KHDN của ACB Trần Duy Hưng, chỉ ra những ưu điểm, hạn chế cũng như nguyên nhân của những hạn chế này. Đây là cơ sở để đề xuất những giải pháp có thể mang tính thực tiễn dành cho ngân hàng - sẽ được trình bày trong phần 3 của Khóa luận.

PHẦN 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI ACB TRẦN DUY HƯNG 3.1. Định hướng chính sách tín dụng KHDN tại ACB Trần Duy Hưng

Theo công văn số 683/NVCV-QLRRTD.18 của Ngân hàng TMCP Á Châu về Định hướng chính sách và hoạt động tín dụng tại ACB, định hướng khách hàng mục tiêu năm

2019 đối với KHDN của Ngân hàng như sau:

ACB tập trung vốn cho vay đối với khách hàng hoạt động trong các lĩnh vực như xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao, các dự án trọng điểm, dự án lớn có hiệu quả và các lĩnh vực trọng yếu của nền kinh

tế, các lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn thuộc các chương trình cho vay của ACB. Các khách hàng mục tiêu của ACB là các khách hàng đang ở giai đoạn bắt đầu tăng trưởng và/hoặc phát triển ổn định và tập trung vào một ngành nghề kinh doanh chính, như:

• Doanh nghiệp nhỏ và vừa, các doanh nghiệp có khả năng phát triển chuỗi cung ứng, phát triển dịch vụ thu phí, casa

• Doanh nghiệp vay ngắn hạn bổ sung vốn lưu động các lĩnh vực như xuất nhập khẩu, công nghiệp hỗ trợ, các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao, đặc biệt các ngành nghề ưu tiên như sản xuất, chế biến và thương mại: nhựa, thủy sản, dệt

may, giày dép, bao bì in ấn, cơ khí chế tạo, kho bãi, logistics, dược phẩm và thiết

bị y tế.

• Doanh nghiệp vừa quy mô lớn và doanh nghiệp lớn có báo cáo tài chính được kiểm toán hoặc báo cáo thuế vay bổ sung vốn lưu động, đầu tư tài sản cố định, mở rộng sản xuất kinh doanh có sử dụng nhiều sản phẩm, dịch vụ tín dụng, tiền gửi và thanh toán quốc tế tại ACB.

• KHDN có tỷ lệ đòn bẩy (Tổng nợ vay/Tổng tài sản) và tỷ lệ cho vay/giá trị tài sản đảm bảo thấp.

3.2. Giải pháp hoàn thiện công tác phân tích tài chính KHDN tại ACB Trần DuyHưng Hưng

Phòng giao dịch là một đơn vị trực thuộc chi nhánh của ngân hàng, có quy mô rất nhỏ so với toàn hệ thống. Các công việc của PGD sau khi được xử lý đều phải trình lên các cấp cao hơn của ngân hàng để xem xét và phê duyệt, việc thẩm định tín dụng cũng không

(Đơn vị: Triệu đồng) 2016 2017

Nguồn vốn dài hạn 155.162 158.865

Tài sản dài hạn 22.618 27.772

trình thẩm định tín dụng doanh nghiệp - thường ít được chú trọng. Tuy nhiên, nhìn vào thực tế, công đoạn này có sức ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả tín dụng của phòng giao dịch nói riêng và ngân hàng nói chung. Việc thực hiện tốt công tác phân tích tài chính KHDN ngay từ cấp độ phòng giao dịch không chỉ giúp cho công việc xét duyệt tín dụng tại hội sở được thực hiện nhanh chóng và thuận lợi hơn, còn giúp đảm bảo an toàn vốn cho Ngân hàng, tránh những rủi ro do thông tin bất cân xứng. Nhận thức được điều này, em xin đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác phân tích tài chính KHDN tại ACB Trần Duy Hưng theo những định hướng chính sách mà Ngân hàng đặt ra.

3.2.1. Hoàn thiện nội dung phân tích

Có thể đánh giá nội dung phân tích tại ACB Trần Duy Hưng khá đầy đủ và chi tiết, tuy nhiên, trong quá trình phân tích, chuyên viên QHKH vẫn cần bổ sung một số chỉ tiêu

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng tại NHTMCP á châu phòng giao dịch trần duy hưng khoá luận tốt nghiệp 182 (Trang 61)

w