a) Phân tích khái quát
* Phân tích khái quát tình hình tài sản và nguồn vốn
Để phân tích sự biến động của tài sản và nguồn vốn, phương pháp so sánh thường được sử dụng để thấy được biến động theo thời gian của quy mô tổng tài sản, tổng nguồn vốn cũng như từng loại tài sản, từng nguồn vốn của doanh nghiệp qua đó đối chiếu với nhu cầu sản xuất kinh doanh, các chính sách của doanh nghiệp, xem xét các nhân tố tác động đến sự biến động của tài sản, nguồn vốn để đánh giá tính hợp lý hay không hợp lý của sự biến động đó. So sánh dọc được sử dụng ở đây thường được dùng để chuẩn hóa các chỉ tiêu trong bảng CĐKT bằng cách biểu diễn chúng dưới dạng phần trăm của một chỉ tiêu lấy làm gốc. Từ đó xem xét được về tính hợp lý trong tỷ trọng của những loại tài sản, nguồn vốn.
Nhìn vào các khoản mục tài sản, có thể đánh giá được các loại tài sản, giá trị tài sản doanh nghiệp sở hữu, đánh giá cơ cấu tài sản có phù hợp với đặc điểm kinh doanh không, đánh giá về hoạt động của doanh nghiệp. Đối với khoản mục nguồn vốn cần quan tâm đến cơ cấu nguồn vốn, mức độ biến động của các chỉ tiêu nợ phải trả để xem doanh nghiệp có tự chủ về mặt tài chính không, tình hình chi trả nợ qua các năm ra saọ
- Phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn được thể hiện qua ba chỉ tiêu: vốn lưu động ròng, nhu cầu vốn lưu động ròng, ngân quỹ ròng.
+ Vốn lưu động ròng
Vốn lưu động ròng là phần chênh lệch giữa nguồn vốn dài hạn hay còn gọi là nguồn vốn thường xuyên với tài sản dài hạn trong doanh nghiệp.
Vốn lưu động ròng = Nguồn vốn dài hạn - Tài sản dài hạn
VLĐR= 0, ít khi xảy ra lúc này nguồn vốn ngắn hạn vừa đủ tài trợ cho tài sản ngắn hạn, không có sự tham gia của nguồn vốn dài hạn.
VLĐR >0, đây là biểu hiện tốt, có tính an toàn cao bởi nó có nghĩa là nguồn
vốn dài hạn không chỉ đủ để tài trợ cho tài sản dài hạn mà còn thừa vào để tài trợ cho tài sản ngắn hạn.
VLĐR <0, đây là biểu hiện không tốt, không an toàn vì nguồn vốn dài hạn không đủ để tài trợ cho tài sản dài hạn mà trái lại nguồn vốn ngắn hạn phải tài trợ thêm cho tài sản dài hạn
+ Nhu cầu vốn luu động:
Nhu cầu vốn luu động là nhu cầu vốn ngắn hạn phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhung chua đuợc tài trợ bởi bên thứ ba trong quá trình kinh doanh đó.
Nhu cầu vốn luu động = Tài sản kinh doanh - Nợ kinh doanh
Trong đó tài sản kinh doanh là các tài sản ngắn hạn dùng trong sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp, gồm các khoản phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho và các tài sản ngắn hạn khác trên bảng CĐKT.
Nợ kinh doanh là các khoản nợ từ bên thứ ba nhu các khoản nợ từ nguời bán, nguời mua, các khoản phải nộp ngân sách, phải trả cán bộ công nhân viên, các khoản phải thanh toán theo hợp đồng các khoản phải nộp khác.
Khi tài sản kinh doanh lớn hơn nợ kinh doanh, nhu cầu vốn luu động là số duơng. Doanh nghiệp phát sinh nhu cầu vốn chua đuợc tài trợ bởi bên thứ bạ Khi tài sản kinh doanh nhỏ hơn nợ kinh doanh, nhu cầu vốn luu động là số âm thể hiện phần vốn chiếm dụng của doanh nghiệp nhiều hơn toàn bộ nhu cầu vốn ngắn hạn phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
+ Ngân quỹ ròng
Ngân quỹ ròng đuợc xác định:
Ngân quỹ ròng= Ngân quỹ có- Ngân quỹ nợ
Ngân quỹ có gồm các khoản tiền và tuơng đuơng tiền cùng các khoản đầu tu tài chính ngắn hạn
Ngân quỹ nợ chính là các khoản vay và nợ ngắn hạn từ các nhà cho vaỵ
Ngân quỹ có lớn hơn ngân quỹ nợ (ngân quỹ ròng duơng), thể hiện doanh nghiệp hoàn toàn có khả năng hoàn trả ngay các khoản nợ ngắn hạn khi đến hạn.
Ngân quỹ có nhỏ hơn ngân quỹ nợ (ngân quỹ ròng âm) tại thời điểm này doanh nghiệp chua đủ tiền để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn cho nhà cho vay nếu các khoản này đến hạn.
* Phân tích khái quát kết quả kinh doanh
Khi phân tích kết quả kinh doanh, nhà phân tích luôn quan tâm tới chỉ tiêu lợi nhuận truớc thuế vì đây là chỉ tiêu giúp đánh giá sự tăng truởng ở các mặt hoạt động của doanh nghiệp, xem xét biến động lợi nhuận qua các năm để xem xét tình hình tài chính của doanh nghiệp từ đó chỉ ra các nguyên nhân dẫn tới sự tăng truởng lợi nhuận. Lợi nhuận duơng và tăng ổn định, đều đặn qua các năm là một dấu hiệu tốt của tình hình tài chính doanh nghiệp, cho thấy nỗ lực trong việc đẩy mạng sản luợng tiêu thụ, nâng cao chất luợng sản phẩm, quản lý tốt chi phí.
Phân tích kết quả HĐKD nhằm xem xét sự biến động về doanh thu, so sánh tỷ trọng doanh thu trong từng hoạt động, so sánh doanh thu kỳ phân tích với doanh thu kỳ kế hoạch,.. .Phân tích kết quả HĐKD duới góc độ là chi phí là đi phân tích giá vốn hàng bán, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí bán hàng, chi phí tài chính và chi phí khác. Phân tích lợi nhuận là phân tích lợi nhuận gộp từ bán hàng, lợi nhuận thuần, lợi nhuận khác và lợi nhuận truớc thuế và sau thuế.
Nhà phân tích cần cân nhắc những thay đổi của các chỉ tiêu một cách riêng rẽ hoặc trong mối tuơng quan với nhau nếu các chỉ tiêu có liên hệ trực tiếp để có thể xác định xem sự thay đổi là tích cực hay tiêu cực và nguyên nhân dẫn tới sự thay đổi đó.
Doanh thu thuần cũng là một chỉ tiêu cần đuợc phân tích kỹ luống. Doanh thu thuần cao hay thấp thể hiện mức độ hoạt động của doanh nghiệp. Mức tăng và tỷ lệ tăng doanh thu thuần phản ánh quy mô hoạt động bán hàng và nỗ lực của doanh nghiệp trong công tác sản xuất và tiêu thụ sản phẩm từ đó xác định thị phần của doanh nghiệp trên thị truờng. Qua việc phân tích tỷ trọng của tổng thu nhập, phải
xem xét nguồn thu từ nguồn nào là chính từ đó đánh giá hiệu quả hoạt động. Phải xem xét xem chi phí bỏ ra có tuơng xứng với doanh thu đạt đuợc hay không, việc tăng giảm thu nhập có hợp lý hay không. Khi xem xét doanh thu thuần cần phải xem nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi đó.
Chi phí là dòng tiền ra, dòng tiền ra trong tuơng lai hoặc phân bổ dòng tiền ra trong quá khứ xuất phát từ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Dựa vào nó có thể tính toán đuợc các khoản chi phí, từ đó tính toán các chỉ tiêu, tỷ trọng của chi phí so với doanh thu để có những biện pháp thay đổi, tìm huớng giải quyết phù hợp với mục tiêu của doanh nghiệp tối thiểu hóa chi phí, tối đa hóa lợi nhuận. Nếu chi phí quá lớn, tốc độ chi phí lớn hơn tốc độ tăng doanh thu điều này chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng nguồn lực không hiệu quả.
Lợi nhuận là chỉ tiêu tổng hợp thể hiện kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh. Lợi nhuận phản ánh đầy đủ về mặt số luợng và chất luợng của doanh nghiệp, phản ánh hiệu quả sử dụng lao động, vật tu,...Muốn hiểu rõ về kết quả HĐKD cần phải phân tích mối quan hệ giữa tổng doanh thu, tổng chi phí và lợi nhuận của doanh nghiệp. Mục đích của doanh nghiệp là làm sao để chi phí thấp, lợi nhuận cao
* Phân tích khái quát dòng tiền.
- Đánh giá xem nguồn thu tiền, chi tiền chủ yếu là từ HĐKD, hoạt động đầu tu, hay hoạt động tài chính: dòng thu chi tiền chính của doanh nghiệp là gì, luu chuyển tiền thuần từ HĐKD có duơng hay không và có đủ để tài trợ chi phí đầu tu hay không.
- Phân tích dòng tiền từ HĐKD
+ Phân tích các nhân tố quyết định dòng tiền từ hoạt động sản xuất - kinh doanh. Xác định các nguồn phát sinh các dòng tiền từ HĐKD.
Phân tích sự thay đổi của các khoản mục tài sản ngắn hạn không phải tiền và nợ ngắn hạn để thấy đuợc các yếu tố quyết định dòng tiền từ HĐKD.
dòng tiền từ HĐKD và hoạt động tài chính
- Phân tích dòng tiền từ hoạt động tài chính
+ Xác định các nguồn phát sinh của dòng tiền hoạt động tài chính.
+ Đánh giá tương quan dòng tiền nhập quỹ và xuất quỹ của từng khoản mục
xem doanh nghiệp đang có xu hướng thu hút vốn hay hoàn trả vốn; cơ cấu vốn của doanh nghiệp thay đổi như thế nàọ
+ Tìm hiểu nguyên nhân, động cơ huy động vốn/hoàn trả vốn bằng cách liên + So sánh lưu chuyển tiền thuần từ HĐKD với LNST:
Xác định tương quan của lưu chuyền tiền thuần và LNST (Lưu chuyền tiền thuần cao hơn hay thấp hơn LNST).
Nguyên nhân gây ra chênh lệch giữa lưu chuyển tiền thuần và LNST (Điều gì gây ra sự chênh lệch này, sự chênh lệch này là dấu hiệu tích cực hay tiêu cực cho doanh nghiệp).
Đánh giá chất lượng của lợi nhuận (Lợi nhuận chủ yếu ở dạng tiền hay phải thu). + Phân tích biến động của lưu chuyển tiền tệ (LCTT) từ HĐKD:
Xác định mức độ biến động của LCTT (LCTT có xu hướng tăng hay giảm, ổn định hay không).
Đánh giá tác động của những biến động LCTT tới rủi ro doanh nghiệp (ví dụ sự sụt giảm của LCTT có nghiêm trọng đến mức khiến cho doanh nghiệp mất khả năng thanh toán hay không).
Xây dựng cơ sở để dự báo LCTT trong tương lai của doanh nghiệp. - Phân tích dòng tiền từ hoạt động đầu tư
+ Xác định các nguồn phát sinh của dòng tiền hoạt động đầu tư.
+ Đánh giá mức độ đầu tư vào TSCĐ để thấy được chiến lược mở rộng, tiềm năng phát triển trong tương lai của doanh nghiệp.
+ Đánh giá mức độ đầu tư vào các tài sản tài chính, góp vốn kinh doanh để đánh giá tiềm năng thu nhập từ đầu tư tài chính, góp vốn kinh doanh.
+ Đánh giá tương quan giữa mức độ đầu tư vào TSCĐ và đầu tư tài chính thể hiện chính sách phân bổ vốn đầu tư của doanh nghiệp, xu hướng chuyển dịch vốn đầu tư từ lĩnh vực sản xuất kinh doanh chủ yếu của doanh nghiệp sang lĩnh vực đầu tư tài chính và ngược lạị
+ Nếu phát hiện khoản đầu tư vốn lớn phải tìm hiểu nguồn gốc của khoản tiền đầu tư (huy động từ đâu, lành mạnh hay không) bằng cách liên hệ với phân tích
hệ với phân tích dòng tiền từ HĐKD và hoạt động đầu tư (Ví dụ: Doanh nghiệp huy động vốn bằng cách vay nợ để đầu tư vào tài sản gì? Với quy mô như thế nàỏ Phục vụ cho mục đích hay chiến lược kinh doanh gì?)
a) Phân tích các tỷ số tài chính
Phân tích các tỷ số tài chính để so sánh rủi ro và thu nhập của các công ty khác nhau nhằm mục đích giúp các nhà đầu tư, các chủ nợ đưa ra những quyết định đầu tư, cho vay đúng đắn. Các tỷ số tài chính cung cấp những thông tin cơ bản về doanh nghiệp, về tích chất kinh tế và chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp, cũng như các đặc trưng riêng về hoạt động đàu tư, hoạt động tài chính, và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Có 4 nhóm tỷ số tài chính được sử dụng để phân tích:
* Phân tích năng lực hoạt động của tài sản
Các tỷ số về năng lực hoạt động mô tả mối quan hệ giữa quy mô hoạt động của doanh nghiệp và tài sản cần thiết để duy trì hoạt động bền vững của doanh nghiệp. Các tỷ số này cũng có thể được sử dụng để dự báo nhu cầu về vốn của doanh nghiệp.
- Vòng quay các khoản phải thu và kì thu tiền
Doanhthuthuantrongki Vòng quay các khoản phải thu =
Cac khoản phải thu bình quân
với các khoản phải thu của doanh nghiệp. Nó thể hiện số lần các khoản phải thu đuợc thu hồi trong một kỳ.
ɪ,' , .'A Các khoản phải thu bình quân * Sô ngày trong kì phân tích
Kỳ thu tiên TB =--- ----——-—7 ---—--- Doanh thu thuân trong kì
Kỳ thu tiền trung bình thể hiện thời gian từ khi doanh nghiệp xuất hàng đến khi doanh nghiệp thu tiền về.
Vòng quay các khoản phải thu giảm hoặc thời gian bán chịu cho khách hàng dài hơn, hay các khởn phải thu thu hồi chậm hơn, thể hiện vốn của doanh nghiệp bị ứ đọng nhiều trong khâu thanh toán, kéo theo nhu cầu vốn gia tăng trong điều kiện quy mô sản xuất kinh doanh không đổi, từ đó cho thấy nhu cầu về sản phẩm của doanh nghiệp đã giảm, hoặc khả năng thanh toán các khoản nợ của khách hàng sẽ kém đị Nếu vòng quay các khoản phải thu tăng lên cho thấy công tác thu hồi nợ của doanh nghiệp tốt nhung cũng rất có thể do doanh nghiệp đang thực hiện chính sách thắt chặt TD vì gặp khó khăn trong kinh doanh.
- Vòng quay hàng tồn kho và số ngày của một vòng quay hàng tồn khọ ,λ Giavonhangbantrongki
Vòng quay hàng tôn kho = J
Hang ton kho bình quân
Vòng quay hàng tồn kho phản ánh số lần trung bình hàng tồn kho luân chuyển trong một kỳ.
y y Hàng tồn kho bình quân * số ngày trong kì phân tích So ngày 1 vòng HTK =---
Gia von hàng bán trong kì
Số ngày một vòng quay hàng tồn kho thể hiện khoảng thời gian từ khi doanh nghiệp mua nguyên vật liệu đến khi sản xuất xong ra sản phẩm.
Việc vòng quay hàng tồn kho giảm hay hay số ngày một vòng hàng tồn kho tăng phản ánh hàng tồn kho luân chuyển chậm, vốn bị ứ đọng ở khâu sản xuất, làm
cho chi phí lưu kho cao, làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Tuy nhiên cũng có trường hợp còng quay hàng tồn kho giảm cũng có thể do kết quả của việc tăng dự trữ nhằm đáp ứng các nghĩa vụ hợp đồng, nhu cầu mùa vụ hay một sự dự đoán xu hướng cầu tăng có thể do tình trạng cạn kho của doanh nghiệp hay sự thu hẹp quy mô sản xuất.
- Hiệu suất sử dụng TSCĐ
Hiệu suất sử dụng TSCĐ nói lên mức độ đầu tư vốn vào TSCĐ để tạo doanh thụ ... DTTvebanhanghoavacungcapdichvu
Hiệu suất sử dụng TSCD =---Z ð , “ , --- -- --- -- ---
& TSCDbinhquan
Một doanh nghiệp có hiệu suất sử dụng TSCĐ thấp hoặc giảm so với doanh nghiệp khác hay so với năm trước, thường được đánh giá là sức tạo doanh thu của TSCĐ kém hơn hay công tác quản lý TSCĐ trong doanh nghiệp chưa hiệu quả. Tuy vậy, trong thực té điều kết luận này chưa hẳn đã đúng do mức độ và xu hướng của tỷ số này chịu ảnh hưởng của các nhân tố đặc trưng cấu thành nên nó: vòng đời của công ty, chu kỳ sống của sản phẩm...Vì vậy khi phân tích cần phải xem xét một cách thận trọng xu hướng diễn biến của tỷ số nàỵ