6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp
2.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng
a. Các nhân tố vĩ mô
➢ Sự biến đổi kinh tế:
- Yếu tố lạm phát: Lạm phát trong nước ở nước ta ở mức cao. Điều này đã khiến cho nhu cầu tiêu dùng sản phẩm của người tiêu dùng bị giảm do phần mềm trả phí luôn có giá thành cao, ngoài ra phụ thuộc vào nguồn tiền chi trả của doanh nghiệp, đồng thời lạm phát
cao còn làm tăng chi phí đầu vào để tạo ra và cải tiến phần mềm cũng như trả lương cho cán bộ nhân viên và các chi phí khác liên quan đến Công ty Workway.
-Lãi suất: Năm 2018, Theo NHNN, hiện mặt bằng lãi suất cho vay do các ngân hàng thương mại nhà nước áp dụng với các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh thông thường ở mức 6,8-9%/năm đối với ngắn hạn; 9,3-11%/năm đối với trung và dài hạn.
Năm 2019, NHNN đã ban hành 2 quyết định có hiệu lực từ ngày 19/11/2019 về việc giảm lãi suất, theo đó, lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa đối với các nhu cầu vốn phục vụ nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, DN nhỏ và vừa, DN ứng dụng công nghệ cao cũng giảm từ 6,5%/năm xuống 6,0%/năm.
Việc giảm lãi suất cho vay đã tạo nhiều thuận lợi to lớn cho Công ty Cổ phần Workway. Việc tiếp cận nguồn vốn cũng như vay vốn sẽ diễn ra dễ dàng hơn, cụ thể hơn là Công ty tiếp nhận nguồn vốn vay qua đối tác sử dụng phần mềm là MBBANK với lãi suất thấp trong thời gian dài. Công ty có nhiều cơ hội hơn trong cạnh tranh về giá cả đối với các đối thủ của mình. Lãi suất càng thấp thì Công ty sẽ càng thuận tiện hơn trong việc cân bằng dòng tiền và các khoản chi tiêu cũng như dự trù nguồn vốn dự phòng cho các trường hợp xấu hơn.
➢ Chính trị, pháp luật:
Pháp luật ảnh hưởng đến việc kinh doanh và hiện hành của Công ty trên thị trường, cụ thể ở đây là thị trường phần mềm. Việc các doanh nghiệp tuân thủ luật bản quyền và đăng ký sở hữu trí tuệ cũng như đóng đầy đủ các khoản liên quan và đóng thuế đầy đủ là góp phần đảm bảo độ trung thực của doanh nghiệp. Ngoài ra, pháp luật còn quy định các khoản phí phải đóng cho Nhà Nước và các khung luật với từng ngành hàng khác nhau, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia vào thị trường và đảm bảo chất lượng sản phẩm của mình tới tay người tiêu dùng 1 cách tốt nhất cũng như tạo ra sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, từ đó các doanh nghiệp phải biết tận dụng các lợi thế do pháp luật đưa ra để nâng cao sức cạnh tranh của mình trên thị trường.
➢ Văn hóa, xã hội:
Sự phát triển của Công ty nằm trong giai đoạn đất nước đang hồi phục và đón nhận nhiều các xu thế mới từ việc hội nhập quốc tế, trong đó có các biến đổi về công nghệ thông tin. Việt Nam là nước có nền văn hóa lâu đời , tuy nhiên trong quá trình hội nhập trên nền kinh tế thế giới nên nền văn hóa Việt Nam cũng có nhiều thay đổi đáng kể như cách ăn ở, lối sống,…Đồng thời trong giai đoạn này biến đổi từ xu thế 4.0 đã thúc đẩy các doanh nghiệp phải áp dụng công nghệ vào trong công việc để đảm bảo có được năng suất tốt nhất
cho công việc. Tuy nhiên, điều này mới chỉ phổ biến ở những nơi trung tâm thành phố, có trình độ học vấn cao, cũng như có đủ cơ sở hạ tầng để triển khai các phần mềm, công nghệ mới cho các doanh nghiệp.
➢ Xu hướng toàn cầu hóa:
Việc toàn cầu hóa, quốc tế hóa đã mở mang được nhiều cơ hội và kiến thức học hỏi cho các doanh nghiệp, trong đó có việc áp dụng công nghệ thông tin vào quy trình làm việc của các doanh nghiệp. Chính xu thế số hóa doanh nghiệp từ quốc tế đã giúp cho nhiều doanh nghiệp tham khảo và học hỏi được về sản phẩm và cách thức mà các doanh nghiệp nước ngoài họ kinh doanh sản phẩm của mình, từ đó mà các doanh nghiệp trong nước học hỏi và bắt đầu phát triển sản phẩm của riêng mình cũng như áp dụng công nghệ sao cho tối ưu hóa trong sản xuất và công việc. Xu thế này cũng giúp cho nhiều doanh nghiệp công nghệ thông tin ở Việt Nam phát triển hơn bao giờ hết bởi nó thay đổi cách suy nghĩ của doanh nghiệp về việc áp dụng số hóa cũng như thay đổi cách nền kinh tế phát triển, cách các doanh nghiệp làm thế nào để nâng cao hiệu suất và bán hàng trên thị trường.
b. Các nhân tố vi mô
- Thị trường và phân phối sản phẩm: SaaS là từ viết tắt của Software-as-a-Service, là một trong những dạng điện toán đám mây phổ biến nhất. SAAS là mô hình phân phối dịch vụ ứng dụng phần mềm, trong đó nhà cung cấp không bán sản phẩm mà chỉ bán dịch vụ dựa trên phần mềm đó.
Thị trường cung cấp dịch vụ SaaS trong nước ta còn khá trẻ. Tuy Việt Nam cũng là nước luôn cập nhật xu hướng công nghệ của thế giới nhưng xu hướng thị trường SaaS và thị trường điện toán đám mây vẫn còn là một thị trường khá trẻ và chỉ mới nhận được sự đầu tư và chú ý trong 1 vài năm trở lại đây. Trước đó, các doanh nghiệp kinh doanh trong ngành này thường phân phối sản phẩm của mình qua các kênh tiếp thị truyền thống như dựa vào quan hệ của công ty hoặc sale, trực tiếp phát tờ rơi, đến các công ty khách hàng tiềm năng mời chào và khảo sát nhu cầu... để từ đó tìm ra được các khách hàng có nhu cầu sử dụng sản phẩm.
Hiện tại thị trường cung cấp dịch vụ SaaS đã nhận được nhiều sự chú ý và ưu tiên phát triển hơn nhiều năm về trước, rất nhiều công ty công nghệ phát triển SaaS đã bắt đầu “trở mình” và đạt được nhiều sự quan tâm hơn. Nhờ các công ty công nghệ phát triển SaaS và đưa SaaS đến tay người dùng (các doanh nghiệp) nên thị trường cung cấp dịch vụ SaaS 2021 không còn ảm đạm như vài năm trước mà đã bắt đầu nhộn nhịp hơn. Các doanh nghiệp trong mảng này hiện giờ chủ yếu phân phối sản phẩm của mình qua các kênh online như
Facebook, Google, website cũng như kết hợp với việc tổ chức các hội thảo để tìm kiếm khách hàng.
Thị trường cung cấp dịch vụ SaaS hiện nay mặc dù vẫn còn non trẻ nhưng đã có nhiều gương mặt tiêu biểu đi đầu trong ngành này. Các đối thủ trực tiếp của Công ty Cổ
phần Workway có thể kể đến đó là Misa và Base.
- Khách hàng:
Khách hàng là mắt xích quan trọng trên thị trường trong việc tiêu thụ sản phẩm và góp phần vào luân chuyển dòng tiền của nền kinh tế. Khách hàng tạo ra sức ép từ nhu cầu của mình thông qua các chỉ tiêu như giá cả, chất lượng, kênh phân phối sản phẩm, cách thanh toán....và giúp các doanh nghiệp cạnh tranh trên thương trường. Với sản phẩm của công ty – phần mềm quản trị doanh nghiệp thì khách hàng chủ yếu là các thành phần doanh nghiệp đang kinh doanh trên thị trường Việt Nam. Mỗi ngày trên Việt Nam đều có nhiều doanh nghiệp được thành lập và đang kinh doanh nên việc tiếp cận khách hàng của công ty Workway sẽ phải cẩn thận hơn so với các loại hàng hóa tiêu dùng thông thường. Ngoài ra, giá trị của sản phẩm phần mềm khá lớn nên việc bỏ ra chi phí lớn để mua phần mềm và sử dụng lâu dài cũng như hợp tác trong tương lai với công ty Workway thì đó là 1 điểm mạnh.
- Đối thủ cạnh tranh:
a) Công ty Cổ phần Misa:
Website: https://www.misa.vn/
Facebook: https://www.facebook.com/MISAJSC
Công ty cổ phần Misa được thành lập vào 25/12/1994 có trụ sở chính tại 218 Đội Cấn, Q. Ba Đình, Hà Nội. Từ năm 2010, MISA là một trong những công ty phần mềm đầu tiên tại Việt Nam xây dựng và triển khai các phần mềm như một dịch vụ theo xu hướng điện toán đám mây.
Việc sử dụng các phần mềm này như một thiết yếu khiến MISA nhanh chóng trở thành người bạn đồng hành không thể thiếu của cộng đồng doanh nghiệp cũng như khối cơ quan nhà nước, cá nhân.
Nền tảng MISA AMIS cung cấp các bộ quản lý Tài chính - kế toán, Nhân sự, Marketing - bán hàng và Quản lý - điều hành, hiện đang được lựa chọn và tin dùng bởi hơn 12.000 doanh nghiệp tại Việt Nam.
b) Công ty Cổ phần Base Enterprise
Website: https://base.vn/
Facebook: https://www.facebook.com/base.vietnam
Base là công ty công nghệ được thành lập và vận hành bởi CEO của các công ty có nhiều kinh nghiệm trong thị trường công nghệ, ngân hàng, tài chính ở Việt Nam. Sứ mệnh của Base là xây dựng một nền tảng CNTT toàn diện và hiện đại cho các doanh nghiệp, hỗ trợ các doanh nghiệp tạo dựng môi trường làm việc hiệu quả, năng suất và chuyên nghiệp. Hiện tại, các ứng dụng trên nền tảng Base đang phục vụ gần 5000 doanh nghiệp tại Việt Nam.
Trong khi đa số các giải pháp quản trị hiện nay được xây dựng với các tính năng nằm trên một phần mềm duy nhất, hoặc một giải pháp tiêu chuẩn kèm theo khả năng tích hợp với các module mở rộng, Base lại lựa chọn một hướng đi có phần hơi khác biệt. Với hệ thống các ứng dụng riêng lẻ, đảm nhận các tính năng chuyên biệt (nhưng vẫn có khả năng tích hợp lại với nhau).
Giải pháp được xây dựng theo kiến trúc Microservice (nhiều dịch vụ nhỏ) tập trung vào khía cạnh Công việc và Nhân sự. Nền tảng bao gồm hơn 50 ứng dụng với bộ 4 sản phẩm là:
➢ Base Work+: Bộ giải pháp quản lý công việc, quy trình và nâng cao năng suất
➢ Base Info+: Bộ giải pháp quản trị thông tin và giao tiếp nội bộ
➢ Base HRM+: Bộ giải pháp quản trị nhân sự và phát triển con người toàn diện
➢ Base Sale+: Bộ giải pháp quản trị khách hàng và phát triển kinh doanh
Các doanh nghiệp sẽ mua riêng lẻ từng ứng dụng với các mức giá khác nhau. Từng ứng dụng sẽ tập trung giải quyết một vấn đề duy nhất của doanh nghiệp. Các tính năng về ‘Quản lý công việc’ (Base Wework) và Tuyển dụng nhân sự (Base E-Hiring) được Base khai thác rất chuyên sâu và chuyên nghiệp, giúp doanh nghiệp không chỉ xây dựng được quy trình quản lý công việc và dự án một cách bài bản, khoa học, mà mang đến một nền tảng tuyển dụng hiện đại, được tự động hóa. Đồng thời hỗ trợ người dùng tăng khả năng tương tác, làm việc nhóm qua chat và video call trực tuyến cũng như chia sẻ thông tin nội bộ hiệu quả và dễ dàng.
Tất cả các ứng dụng chuyên sâu này, cùng với một mức chi phí sử dụng có thể nói chưa thực sự lý tưởng, góp phần khiến cho Base dường như sẽ phù hợp hơn cho các doanh nghiệp, tập đoàn lớn với khối lượng công việc dày đặc, nhiều phân cấp cũng như quy trình
tuyển dụng diễn ra thường xuyên, phức tạp. Đồng thời các doanh nghiệp, tập đoàn lớn này đã có riêng cho mình các nền tảng quản lý Quan hệ khách hàng và Quản lý tài chính hiệu quả.
Từ đó, ta có thể thấy rằng các đối thủ cạnh tranh của Công ty Workway đều là những đối thủ đã hoạt động lâu năm trên thị trường và được biết đến rộng rãi bởi nhiều người dùng cùng với sản phẩm có các tính năng đa dạng đã được công nhận bởi người tiêu dùng và các doanh nghiệp trong nhiều năm. Ngoài ra, đây là loại sản phẩm công nghệ nên sự biến đổi của nó là liên tục, điều này khiến các Công ty công nghệ phải luôn thay đổi và cải tiến sản phẩm của mình theo nhu cầu của thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh của mình, giảm thiểu chi phí cũng như có các chiến lược để đẩy thị phần của mình trên thị trường.
- Sản phẩm của công ty và các sản phẩm thay thế khác: Sản phẩm kinh doanh duy nhất của công ty là 1Office - giải pháp quản trị tổng thể cho doanh nghiệp trên nền tảng công nghệ điện toán đám mây, với đầy đủ các tính năng như mạng xã hội, nhân sự, đánh giá, đơn từ, công việc, tài liệu, tài sản, lịch biểu. 1Office, Misa và cũng như Base là các sản phẩm phần mềm có trả phí để có thể sử dụng được đầy đủ tính năng của phần mềm. Thế nên, đối với những doanh nghiệp không đủ chi phí để sử dụng phần mềm hoặc không phù hợp với doanh nghiệp của mình, họ sẽ tìm đến các phương án khác như các phần mềm quản lý có chi phí rẻ và dễ sử dụng như: KiotViet, Sapo, MyXteam, Wework hoặc các phần mềm hoàn toàn miễn phí, có cùng các chức năng như các phần mềm trả phí mặc dù chức năng bị hạn chế như: Trello, Monday, Haravan, Pancake.