Nâng cao năng lực cạnh tranh về giá cả sản phẩm của công ty

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG lực CẠNH TRANH của CÔNG TY cổ PHẦN WORKWAY TRÊN THỊ TRƯỜNG nội địa (Trang 35 - 40)

6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

2.2.1. Nâng cao năng lực cạnh tranh về giá cả sản phẩm của công ty

Sản phẩm kinh doanh duy nhất của công ty là 1Office - giải pháp quản trị tổng thể cho doanh nghiệp trên nền tảng công nghệ điện toán đám mây, với đầy đủ các tính năng như mạng xã hội, nhân sự, đánh giá, đơn từ, công việc, tài liệu, tài sản, lịch biểu. Tùy vào quy mô nhân sự của doanh nghiệp cũng như các tính năng chính (3 tính năng chính: Workplace, HRM và CRM) mà doanh nghiệp sẽ phải chi trả từ 20.000đ – 60.000đ/người dùng. Dưới đây là so sánh về bảng giá và chi phí cho khách hàng để sử dụng phần mềm của cả 3 công ty:

Bảng 2.2: So sánh báo giá năm 2021 giữa 1Office với Misa và Base

Tính năng

và giá 1Office Base Misa Amis

25

(Không giới hạn tài khoản) Workplace

40.000 đ/người dùng (Không giới hạn tài khoản)

HRM – Bao gồm cả Workplace

60.000 đ/người dùng (Không giới hạn tài khoản) – Bao gồm cả Workplace và CRM HRM Dưới 50 nhân sự: 5.000.000 đ (1 tuần) <= 100 nhân sự: 10.000.000 Tư vấn đ (2 tuần)

triển khai <= 300 nhân sự: 15.000.000

đ (3 tuần)

Lớn hơn 300 nhân sự: 20.000.000 đ (6 tuần)

(Nguồn: Phòng Kinh doanh – Công ty Workway)

Các phần mềm quản trị trên thị trường SaaS thường được khách hàng cân nhắc mua và sử dụng dựa trên các tiêu chí chính: Giá, phí triển khai và tính năng mà phần mềm đáp ứng. Ở trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, các phần mềm thuộc mảng này đã phân đoạn tính năng thành 3 tính năng chính mà các doanh nghiệp hay sử dụng nhất đó là: Workplace (Quản lý quy trình làm việc, quản lý tài liệu làm việc và trao đổi công việc cũng như tăng cường văn hóa doanh nghiệp nội bộ), HRM (Quản lý nhân sự về chấm công tính lương, hồ sơ nhân sự, đánh giá năng lực nhân viên) và CRM (Quản lý bán hàng, tìm kiếm khách hàng tiềm năng, marketing, thu chi dòng tiền và xuất nhập kho). Giá cả luôn là 1 trong những thứ mà các doanh nghiệp sử dụng phần mềm quan tâm bởi số tiền phải bỏ ra để sử dụng là không hề nhỏ. Dưới đây là phân tích và so sánh về giá giữa 3 công ty:

-Chi phí các tính năng của Base, Misa: Base lại chấp nhận chi phí cố định mà khách hàng phải chi trả là 2 triệu đồng/tháng cho việc sử dụng, còn với Misa thì được tính tiền

theo số người dùng giống 1Office nhưng lại bị giới hạn tài khoản. Base với Misa đi theo chiến thuật giới hạn số người dùng bởi đối tượng khách hàng họ nhắm tới là các doanh nghiệp nhỏ và mới khởi nghiệp, quy mô nhân sự ít nên sẽ dễ bán được các tính năng hơn, doanh nghiệp cần gì họ sẽ cung cấp nhanh chóng cho khách hàng tính năng đó. Ngoài ra, Misa và Base không đồng bộ và liên kết thống nhất dữ liệu tính năng của họ từ tính năng này sang tính năng khác nên việc các doanh nghiệp nếu muốn quản trị toàn bộ công ty thì việc mua toàn bộ 3 tính năng sẽ tốn rất nhiều chi phí nếu ta nhìn bảng giá ở trên của 2 công ty này.

- Chi phí các tính năng của 1Office: Ta có thể thấy 1Office sử dụng chiến thuật định giá thấp và đưa ra đề nghị hấp dẫn không giới hạn số tài khoản sử dụng. là 1Office, bán cả 1 giải pháp gồm nhiều tính năng khác nhau, ta cũng có thể thấy việc sắp xếp trong bảng giá khi khách hàng mua tính năng HRM thì sẽ có Workplace, mua CRM thì sẽ có thêm cả HRM Sở dĩ có sự khác biệt này là do chiến lược sản phẩm của công ty, bán giải pháp thay là vì là bán tính năng. Ngoài ra, sự khác biệt về giá ở đây cũng do việc 1Office liên kết tất cả các tính năng về cùng 1 nguồn dữ liệu duy nhất giúp tiết kiệm được việc phải mua từng tính năng và chi trả cho từng tính năng 1 cách lẻ tẻ, thêm nữa đối tượng mà 1Office hướng tới đó là các doanh nghiệp đã vững vàng về tài chính và đa dạng quy mô nhân sự, từ đó nếu tính tiền theo số người dùng thì sẽ rất rẻ cho doanh nghiệp, sử dụng đúng tính năng và sử dụng đến đâu trả tiền đến đó.

- Chi phí triển khai của Base, Misa: Misa với Base có điểm tương đồng chung đó là bán lẻ tính năng để thu hút được nhiều khách hàng hơn nên số buổi đào tạo của họ thường ít và nhanh. Việc bán lẻ tính năng này cũng giúp cho Base và Misa nâng được giá tư vấn triển khai hướng dẫn sử dụng phần mềm để từ đó 2 công ty này có được thêm doanh thu về cho công ty của mình, trong đó Base nhỉnh hơn về độ rẻ khi tư vấn triển khai so với cả 1Office và Misa vì gói tư vấn triển khai cao nhất của Base vẫn rẻ hơn so với 2 công ty còn lại.

- Chi phí triển khai của 1Office: Chi phí triển khai của 1Office được tiến hành theo số lượng nhân sự của khách hàng vì công ty hiểu rằng doanh nghiệp càng lớn thì thời gian để triển khai hết tính năng cho doanh nghiệp khách hàng hiểu là càng lâu. Thế nên khác với Misa và Base, 1Office mở rộng thêm buổi đào tạo để đảm bảo khách hàng có thể sử dụng sản phẩm thành thạo, 1 nguyên nhân khác tại sao buổi đào tạo của 1Office lâu hơn đó là bởi vì 1Office có các tính năng liên kết với nhau nên cần đào tạo kĩ để hiểu sâu.

Ta có thể thấy với 2 đối thủ Base và Misa, họ tập trung vào việc bán lẻ tính năng nên họ sẽ tối ưu giá để phù hợp với những đối tượng khách hàng có quy mô nhỏ và vừa,

bởi nhu cầu khách hàng của họ là sử dụng những gì cần dùng, khác với 1Office là cung cấp cả 1 giải pháp thay vì là 1 tính năng.

Đối với công ty Workway, 1Office cung cấp đúng những gì khách hàng cần và chi phí linh hoạt đảm bảo cho việc mọi doanh nghiệp đều có thể sử dụng phần mềm quản lý của Công ty Workway. Chi phí này phù hợp cho những khách hàng doanh nghiệp đã đầy đủ nguồn lực tài chính và cũng như cần quản lý trên nhiều phân đoạn khác nhau thì ta có thể thấy rằng 1Office sẽ rẻ hơn so với Base và Misa đối với những doanh nghiệp cần quản lý đa chiều và nhiều tính năng.

Bảng 2.3: Tỷ suất lợi nhuận theo các chỉ tiêu doanh thu, chi phí của Công ty Cổ phần Workway

(Nguồn: Phòng Kinh doanh - Công ty Workway)

Theo như bảng số liệu ở trên, ta có thể thấy và rút ra được 1 số nhận xét như sau:

- Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu: Bảng kết quả kinh doanh của công ty từ năm 2017 đến 2021 cho thấy tỷ suất lợi nhuận giảm dần trong 3 năm đầu nhưng sau đó lại tăng dần và tăng trưởng khá tốt từ năm 2019 cho đến năm 2021. Với năm 2017, công ty khởi đầu ở mức tỷ suất khá tốt là 50,93% do lúc đó mới thuê được thêm các cán bộ cốt lõi để tập trung marketing và phát triển sản phẩm. Đến năm 2018, tỷ suất lợi nhuận giảm xuống còn 50,31% và tiếp tục giảm ở năm 2019 xuống còn 48,09% do trong 2 năm này công ty tập trung mở

rộng thị trường ra miền Trung và miền Nam nên chi phí tổ chức sự kiện và bán hàng tăng khiến cho lợi nhuận giảm. Đến năm 2020 thì công ty đã ổn định được nguồn lực

và thị trường nên tỷ suất có hồi phục mặc dù khá ít (48,57%) do trong năm 2020 này dịch Covid hoành hành khiến cho nhiều doanh nghiệp phá sản và giảm lượng khách hàng doanh nghiệp mà công ty hướng tới. Sang năm 2021, công ty nắm bắt được xu thế làm việc từ xa và cần phần mềm cũng như đến quí 3/2021 thị trường và nền kinh tế bắt đầu ổn định trở lại nên công ty đã tận dụng cơ hội để quảng bá và tìm kiếm nhiều các khách hàng tiềm năng trên các kênh Facebook, Google cũng như tổ chức nhiều ưu đãi cho các doanh nghiệp để từ đó có thể đảm bảo doanh thu đem về đúng với kì vọng của công ty.

- Tỷ suất chi phí theo chi phí kinh doanh: Tỷ suất chi phí kinh doanh giảm mạnh trong 3 năm đầu, ta có thể thấy trong 3 năm này công ty đã phải chi tiêu khá nhiều. Cụ thể đầu năm 2017, đây là năm mà công ty phải chi nhiều cho việc xây dựng đội ngũ nhân sự marketing mới trong thời kì mà tìm kiếm khách hàng tiềm năng bằng cách truyền thống qua các mối quan hệ đang có xu hướng giảm dần. Đến năm 2018 và 2019, tỷ suất chi phí kinh doanh của 2 năm này tiếp tục giảm mạnh, cụ thể với năm 2018 giảm xuống còn 133,58% và 120,54% trong năm 2019. Sở dĩ có sự giảm sâu này là bởi vì trong 2 năm này công ty tập trung mở rộng thị trường từ miền Bắc ra quy mô cả nước nên chi phí về cơ sở vật chất, nhân lực, marketing, quảng cáo tăng lên để đảm bảo nền tảng kinh doanh ở quy mô mới và thị trường trong miền Nam. Đến 2 năm 2020 và 2021 thì tỷ suất đã tăng dần trở lại với năm 2021 tỷ suất là 149,48% do kết quả từ thị trường miền Nam cũng như dịch Covid tạo điều kiện làm việc từ xa phải sử dụng phần mềm nhiều, công ty Workway đã nắm bắt thời cơ đó và tận dụng.

Ta có thể thấy trên thị trường phần mềm, doanh thu và lợi nhuận đem lại từ sản phẩm công nghệ thông tin là rất lớn, điều này càng đúng đối với thời đại 4.0, thời đại mà mọi thứ phải số hóa. Thế nhưng, đi liền với doanh thu lớn thì đó là chi phí cao do sản phẩm cần nhiều nhân sự chuyên môn cao, chi phí để thăm dò thị trường lớn và việc phát triển sản phẩm yêu cầu cần phải có hạ tầng công nghệ thông tin và các chuyên viên giàu kinh nghiệm để có thể phát triển và phân phối sản phẩm theo nhu cầu biến đổi liên tục của khách hàng và thị trường. Do vậy, giá cả nói chung của thị trường phần mềm ở Việt Nam nói chung và thị trường quốc tế nói riêng thường có giá khá cao, và thậm chí là đắt, nên chỉ có những khách hàng doanh nghiệp có tài chính ổn định thì mới có thể sử dụng phần mềm quản trị.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG lực CẠNH TRANH của CÔNG TY cổ PHẦN WORKWAY TRÊN THỊ TRƯỜNG nội địa (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(68 trang)
w