Giải quyết các vấn đề cho doanh nghiệp

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG lực CẠNH TRANH của CÔNG TY cổ PHẦN WORKWAY TRÊN THỊ TRƯỜNG nội địa (Trang 63 - 64)

6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

3.3.1. Giải quyết các vấn đề cho doanh nghiệp

Cho dù nền kinh tế có phát triển ở giai đoạn nào, từ suy thoái cho đến hưng thịnh thì vẫn luôn có các doanh nghiệp cần hỗ trợ để phát triển, từ đó đóng góp thặng dư vào cho nền kinh tế nước nhà. Vì thế, Nhà Nước cần tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp nói chung ở các mảng sau:

- Giúp doanh nghiệp tiếp cận được với các nguồn vốn dễ hơn: Ngân hàng luôn là nơi mà gần như các doanh nghiệp đến để vay vốn cũng như để ngân hàng và Nhà Nước điều phối dòng tiền trên thị trường. Việc Nhà Nước hỗ trợ cho các doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn ngân hàng dễ dàng hơn như giảm lãi suất, gia hạn thêm thời hạn trả nợ, bơm thêm nguồn tiền vào cho ngân hàng, tư vấn các phương án hợp lý để sử dụng vốn là điều đáng để ý, đặc biệt trong thời gian gần đây do dịch Covid mà nhiều doanh nghiệp đã phá sản và cũng nhiều doanh nghiệp khác bắt đầu bước vào giai đoạn phục hồi. Ngoài nguồn vốn từ ngân hàng ra, vẫn còn rất nhiều nguồn vốn khác mà các doanh nghiệp nói chung và công ty Workway nói riêng có thể tiếp cận như quỹ đầu tư, các kênh đối tác...

- Phát huy tính năng động của các doanh nghiệp: Nhà Nước hỗ trợ doanh nghiệp qua các chính sách ưu đãi và viện trợ nhưng các doanh nghiệp không thể lúc nào cũng mãi trông cậy vào sự hỗ trợ, ngoài ra nếu Nhà Nước hỗ trợ quá nhiều sẽ khiến thị trường mất cân bằng cũng như tạo ra các doanh nghiệp lách luật và vi phạm. Việc hỗ trợ doanh nghiệp không chỉ dừng lại ở việc cho vay vốn mà còn ở việc Nhà Nước chú trọng vào việc đưa ra các phương án để doanh nghiêp phát triển, giúp doanh nghiệp tự chủ và phát triển được, cùng với đó là hỗ trợ về cơ sở hạ tầng, thông tin hữu ích để doanh nghiệp tham khảo, các chính sách cho các ngành...Thêm nữa, việc Nhà Nước cân đối được các chính sách vĩ mô liên quan tới dòng tiền, lãi suất, đối ngoại sẽ giúp cho doanh nghiệp chủ động tìm kiếm nguồn lực cho riêng mình cũng như tăng khả năng ngoại giao và hợp tác với các công ty khác để vừa phát triển, vừa nâng cao khả năng cạnh tranh của mình và vươn tầm quốc tế.

- Hình thành các chính sách mới: Nâng cao nhận thức đổi mới tư duy hình thành chính sách mới, đồng bộ về kinh tế thị trường, mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế. Thành công của đổi mới là do chấp nhận kinh tế hàng hoá, phát triển kinh tế thị trường. Sau khi chuyển đổi thành công thì giai đoạn mới đòi hỏi phải có một quyết sách riêng đó là tạo nên môi trường kinh tế - xã hội thuận lợi ổn định cho viêc sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.

- Tuyên truyền cho doanh nghiệp về bảo vệ thương hiệu: Để xây dựng phát triển và tránh tranh chấp về thương hiệu của các doanh nghiệp ở thị trường trong nước và ngoài nước trong thời gian tới Nhà nước cần có những tác động sau:

- Cần có chiến lược cũng như biện pháp cụ thể để tuyên truyền, giác ngộ cho các doanh nghiệp hiểu rõ tầm quan trọng cũng như lợi ích của việc đăng ký thương hiệu.

- Phổ biến các vấn đề chung về sở hữu công nghiệp cho các doanh nghiệp như cánh thức thủ tục để đăng ký bảo hộ sở hữu công nghiệp, vấn đề quản trị sở hữu công nghiệp và đối với từng loại hình doanh nghiệp cụ thể có những chỉ dẫn riêng cho từng đối tượng.

- Phát động chương trình xây dựng, quảng bá, bảo vệ thương hiệu trên mạng, phối hợp với các ngành và địa phương để xây dựng danh mục sản phẩm cần có chỉ dẫn xuất xứ và địa lý.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG lực CẠNH TRANH của CÔNG TY cổ PHẦN WORKWAY TRÊN THỊ TRƯỜNG nội địa (Trang 63 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(68 trang)
w