6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp
3.2.2. Tối ưu chi phí kinh doanh
Chi phí kinh doanh luôn là 1 trong những thước đo quan trọng để thể hiện cách sử dụng hiệu quả nguồn tiền của 1 doanh nghiệp và bài toán tối ưu nguồn chi phí của doanh nghiệp là bài toán được nhiều công ty quan tâm dù trong bất cứ thời kỳ nào. Sau khi tham gia nghiên cứu tại công ty Workway, em có 1 số đề xuất sau để giảm chi phí kinh doanh của công ty:
- Nâng cao nhận thức của nhân viên trong công ty về việc giảm chi phí: Tư tưởng này nên được đồng thuận từ mọi cấp, từ nhân viên cho đến ban lãnh đạo bởi mọi người đều hướng đến mục đích chung là tăng trưởng cho công ty. Công ty tăng trưởng tốt thì doanh thu đem lại cho công ty tốt và việc giảm thiểu được các chi phí sẽ giúp cả bên người lao
động và bên ban lãnh đạo công ty đều có lợi. Với nhân viên, lương bổng của họ sẽ được tăng hoặc có chính sách đãi ngộ tốt hơn. Đối với ban lãnh đạo, việc giảm được chi phí không chỉ giúp cho họ có thêm thu nhập cho chính bản thân, chứng tỏ được năng lực của doanh nghiệp mà còn là đảm bảo cam kết với các bên quỹ đầu tư, quỹ tài chính và các bên gọi vốn để từ đó có thể gọi thêm được vốn ở mức cao hơn cho các lần sau.
-Liên kết với các đối tác khác: Cho dù công ty ở bất cứ giai đoạn nào trên con đường phát triển thì việc gọi thêm vốn từ các bên đối tác khác cũng là 1 điều mà công ty nên để ý. Việc công ty gọi vốn từ các bên đối khác không chỉ giúp cho công ty giảm thiểu được gánh nặng về tài chính mà còn giúp cho công ty có thêm đối tác để phát triển sản phẩm của cả đôi bên cũng như đẩy mạnh nội lực và giá trị thương hiệu cho công ty về lâu dài.
- Tăng chi phí tốt, giảm chi phí xấu: Để biết được đâu là chi phí tốt, đâu là chi phí xấu, ta cần phải dựa vào độ tăng của các chi phí qua các năm và xét trên độ quan trọng của loại chi phí đó để có phương án điều chỉnh cho hợp lý. Chi phí tốt là những loại chi phí mà
mang lại giá trị gia tăng và đáp ứng được nhu cầu của công ty cũng như khách hàng (VD: Chi phí marketing, chi phí kinh doanh...), ngược lại chi phí xấu là những chi phí có thể cắt bỏ luôn mà không làm giảm lợi thế cạnh tranh của công ty (Quyết định sơ suất trong chiến lược kinh doanh, tuyển nhân sự hay các chi phí liên quan đến duy trì mặt bằng, cơ sở vật chất...)