Trong những năm đầu của công cuộc đổi mới ở Việt Nam với nền kinh tế thị trường, các thành phần kinh tế ngày càng được mở rộng và phát triển, nền kinh tế ngoài quốc doanh cũng được phát triển, mở rộng hơn và được tự do hơn. Chính vì vậy, nhu cầu mở rộng quy mô, thành lập doanh nghiệp mới cũng ngày càng nhiều hơn trước và nhu cầu bổ sung vốn đầu tư vào các lĩnh vực kinh doanh cũng ngày càng lớn hơn rất nhiều.
Nắm bắt được nhu cầu ấy, một số cá nhân có vốn lớn đã góp tiền để thành lập ra Ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam. Tên gọi của ngân hàng thể hiện sứ mệnh lịch sử “phục vụ cho các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh” trong những năm nền kinh tế Việt Nam mới bước vào quá trình đổi mới theo nền kinh tế thị trường. Ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam được phép hoạt động theo Giấy phép thành lập và hoạt động số 0042/NH-GP ngày 12/08/1993 do Thống đốc NHNNVN cấp với thời gian hoạt động là 99 năm. Ngân hàng bắt đầu hoạt động từ ngày 04 tháng 09 năm 1993 theo giấy phép thành lập số 1535/QĐ-UB ngày 04 tháng 09 năm 1993.
Kể từ tháng 8/2010, Ngân hàng nhận được Quyết định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận cho đổi tên từ Ngân hàng TMCP Các Doanh nghiệp ngoài Quốc doanh thành NH TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank). Với ban lãnh đạo ngân hàng, tên gọi cũ đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình để VPBank bước sang một giai đoạn phát triển mới với định hướng mới phù hợp hơn với tình hình kinh tế - xã hội hiện tại.
Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng được thành lập để kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng trên cơ sở thực hiện các nghiệp vụ tổng hợp, đa năng của NHTM.
I I I I I HĐ QUẢN LÝ TS NỢ - CÓ V J HỘI ĐỒNG ĐẦU Tư *____________ > HỘI ĐỒNG TÍN DỤNG >>_____________ * UB QUẢN TRỊ RR HOẠT ĐỘNG C J ( r ∖ UB TÍN DỤNG VÀ THU HỒI NỢ I I I I r--- Γ
ĐƠN VỊ ĐƠN VỊ KINH HỖ TRỢ -
THAM MưU DOANH VẬN HÀNH
Khách hàng của Ngân hàng là các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế, hoạt động trong tất cả các lĩnh vực kinh tế như: sản xuất và xuất nhập khẩu hàng hóa, vật tư, thiết bị, nguyên liệu, vận tải, xây dựng, thương mại, dịch vụ, kỹ thuật, điện tử, tin học. Ngân hàng tập trung phát triển các sản phẩm dịch vụ bán lẻ, ưu tiên chú trọng các khách hàng là các doanh nghiệp tư nhân có quy mô vừa, nhỏ và dân cư.
Mục tiêu của ngân hàng là xây dựng một ngân hàng bán lẻ điển hình, có vị trí hàng đầu trong nước và trong khu vực về quy mô hoạt động và thị phần, về chất lượng dịch vụ và phong cách phục vụ, về hiệu quả hoạt động kinh doanh. Trên cơ sở đó, ngân hàng sẽ tạo ra được mức lợi nhuận cao nhất cho các cổ đông, đóng góp tích cực cho ngân sách nhà nước, đồng thời góp phần vào việc phát triển kinh tế chung của đất nước.
Vốn điều lệ ban đầu khi mới thành lập là 20 tỷ VND. Sau đó, do nhu cầu phát triển, VPBank đã tiếp tục tăng vốn điều lệ lên 70 tỷ VND theo quyết định số 193/QĐ-NH5 ngày 12/9/1994 và tiếp tục tăng lên 174,9 tỷ VND theo QĐ số 53/QĐ-NH5 vào ngày 18/3/1996 của NHNNVN. Đến cuối năm 2007, VPBank nhận được quyết định số 689/NHNN-HAN7 của Ngân hàng Nhà nước chấp thuận cho VPBank được nâng vốn điều lệ lên 2.000 tỷ đồng. Ngày 2/11/2012, Thống đốc NHNNVN đã có văn bản số 7205/NHNN-TTGSNH cho phép VPBank tăng vốn điều lệ lên 5.770 tỷ đồng và đến ngày 17/2/2014, NHNN đã có văn bản số 752/NHNN-TTGSNH chấp thuận việc tăng vốn điều lệ của VPBank lên 6.347 tỷ đồng theo Phương án tăng vốn điều lệ đã được Đại hội đồng cổ đông thường niên VPBank năm 2013 thông qua tại Nghị quyết số 01/2013/NQ- ĐHĐCĐ-VPbank.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức
Kể từ khi thành lập, VPBank ngày càng hoàn thiện cơ cấu tổ chức phù hợp với sư phát triển không ngừng của kinh tế Việt Nam cũng như thế giới. Cơ cấu tổ chức hiện tại của VPBank bao gồm:
Vốn chủ sở hữu 6709 7727 8980
Huy động khách hàng 59.514 83.844 108.354
Dư nợ cấp tín dụng 44.965 65.625 91.535
Trong đó: Cho vay khách hàng 36.903 52.474 78.379
Thu nhập hoạt động thuần 3114 4969 6269
Lợi nhuận trước thuế ^949 1355 1609
Lợi nhuận sau thuế ^715 1018 1254
Tài chính Quản trị RR Quản trị nguồn nhân lực Chiến luợc và quản lý dự án KH cá nhân KH DN vừa và nhỏ KH DN lớn Tín dụng tiêu dung Nguồn vốn vaTT TC Bán hàng và kênh phân phối Tín dụng Vận hành Công nghệ thông tin Pháp chế và KS tuân thủ Truyền thông và tiếp thị Phân tích KD Hình 2.1: Mô hình tổ chức Ngân hàng
Các khối nghiệp vụ, các Chi nhánh, Phòng giao dịch được Tổng Giám đốc VPBank quy định chức năng, nhiệm vụ chi tiết phù hợp với mô hình tổ chức và phương thức quản lý mới nhưng không trái chức năng, nhiệm vụ cơ bản do Hội đồng quản trị VPBank qui định.
2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh
Vốn điều lệ của ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng theo giấy phép thành lập số 1535/QĐ-UB ngày 4/9/1993 là 20 tỷ đồng với 16 cổ đông sáng lập là các pháp nhân, thể nhân Việt Nam. Đến nay, VPBank có tổng tài sản lên đến hơn 163.000 tỷ đồng và vốn điều lệ là 6.347 tỷ đồng.
Một số số liệu kết quả hoạt động kinh doanh của VPBank trong giai đoạn 2012-2014 như sau:
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của VPBank giai đoạn 2012-2014
Nhìn vào bảng trên, ta có thể thấy kết quả kinh doanh của VPBank tăng khá ổn định. Hàng năm, lợi nhuận tăng trung bình trên 20%. Theo báo cáo tài chính năm 2014, tính đến thời điểm 31/12/2014, tổng tài sản của VPBank đạt 163.241 tỷ đồng, tăng 34,6% và vượt 5% so với kế hoạch đặt ra từ đầu năm, đồng thời vốn chủ sở hữu đạt 8.980 tỷ đồng,
tăng 16,2% so với cùng kỳ năm 2013. Trong năm 2014, VPBank đã tiếp tục triển khai chiến lược kinh doanh với hai phân khúc trọng tâm là Khách hàng cá nhân và Khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hai phân khúc này đã có sự tăng trưởng ấn tượng về quy mô huy động và cho vay trong năm 2014, tạo tiền đề cho các mảng kinh doanh khác của ngân hàng đạt được kết quả kinh doanh tốt về doanh thu và lợi nhuận. Huy động tiền gửi của khách hàng năm 2014 tăng 29,2% và lần đầu tiên vượt mốc 100.000 tỷ đồng, đạt 108.354 tỷ đồng, tăng ròng 24.510 tỷ so với năm 2013. Dư nợ cấp tín dụng tại thời điểm cuối năm 2014 đạt 91.535 tỷ đồng, tăng 39% so với cuối năm 2013, trong đó riêng cho vay khách hàng có sự tăng trưởng vượt bậc, đạt 78.379 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 48% tổng tài sản của ngân hàng.
2.2. Thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại VPBank
2.2.1. Các dịch vụ ngân hàng điện tử triển khai tại VPBank
Hiện nay VPBank đang cung cấp các dịch vụ ngân hàng điện tử sau: dịch vụ thẻ, VPBank online, Mobile Banking, SMS Banking và VPBank Bankplus.
> Dịch vụ thẻ
Dịch vụ thẻ của VPBank đi vào hoạt động từ năm 2007. Tính đến cuối năm 2014, VPBank đã cho ra mắt 15 sản phẩm thẻ trong đó có 2 sản phẩm thẻ nội địa và 13 sản phẩm thẻ quốc tế dành cho từng phân khúc khách hàng với đầy đủ các loại thẻ như thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, thẻ trả trước, đáp ứng theo nhu cầu của khách hàng. Bên cạnh đó là các tính năng tiện ích của các sản phẩm thẻ như nộp tiền, rút tiền, thanh toán và các dịch vụ giá trị gia tăng đi kèm.
> Dịch vụ VPBank online
VPBank online là sản phẩm ngân hàng điện tử giúp khách hàng giao dịch tuy đơn giản nhưng bảo mật, chỉ với một cú click “Đăng nhập Internet Banking” và một mật khẩu an toàn. VPBank cung cấp dịch vụ thanh toán trực tuyến với đầy đủ các dịch vụ thanh
toán từ tiền điện, nước, điện thoại, internet, vé máy bay đến truyền hình cáp, dịch vụ tài chính và hàng loạt các dịch vụ tiện ích khác.
Với VPBank online khách hàng có thể thực hiện các giao dịch: tra cứu thông tin và quản lý tài khoản, đăng ký mở thẻ trực tuyến, kích hoạt và báo mất thẻ, đăng ký khoản vay, chuyển khoản, mở tài khoản và tất toán sổ tiết kiệm trực tuyến, chuyển tiền vào tiết kiệm gửi góp... Ngoài ra trong dịch vụ VPBank online, VPBank còn cung cấp cho khách hàng doanh nghiệp dịch vụ Internet Banking - i2b là dịch vụ ngân hàng điện tử dành cho các khách hàng có tài khoản tại VP Bank, giúp thực hiện các chức năng: Tra cứu thông tin tài khoản thanh toán của khách hàng tại VPBank; chuyển tiền cho đối tác.
> Dịch vụ Mobile Banking
Được triển khai từ năm 2013, VPBank Mobile Banking là ứng dụng Ngân hàng điện tử được cài đặt trên điện thoại do VPBank cung cấp cho khách hàng để thực hiện các giao dịch tài chính và một số tiện ích gia tăng khác. VPBank là ngân hàng đầu tiên cung cấp ứng dụng điện thoại trên cả 3 hệ điều hành iOS, Android và Windows Phone.
Mobile Banking cung cấp các tính năng cơ bản như VPBank online: quản lý tài khoản, thực hiện giao dịch tài chính, quản lý thẻ tín dụng, đặc biệt VPBank mobile còn tận dụng được các tính năng thông minh của các thế hệ smartphone mới nhất như: định vị địa điểm ATM/chi nhánh VPBank, Card offer - các điểm ưu đãi cho chủ thẻ của VPBank, tra cứu tỷ giá ngoại tệ.
> Dịch vụ SMS Banking
SMS Banking là dịch vụ cung cấp thông tin ngân hàng qua tin nhắn hoạt động 24h trong ngày và 7 ngày trong tuần. Ngày 1/8/2008, VPBank lần đầu triển khai dịch vụ SMS Banking giúp khách hàng có thể tra cứu thông tin ngân hàng qua điện thoại di động bằng cách nhắn tin theo cú pháp qui định của ngân hàng, áp dụng với các thuê bao di động của các mạng Vinaphone, Viettel, Mobiphone, S-phone và EVN Telecom. Đến ngày 15/2/2012, VPBank đã đổi mới dịch vụ SMS Banking trở nên tiện ích hơn cho khách hàng. Với dịch vụ mới của VPBank, khi khách hàng đăng ký sử dụng dịch vụ, tổng đài
Dịch vụ 2012 2013 2014 % tăng/giảm 2014 so với 2013 VPBank online 11.381 22.762 48.700 113,95% Mobile Banking - 2842 10.800 224,73% SMS Banking 86.700 110.000 288.900 162.63% Bankplus - - 1578 -
của VPBank sẽ tự động gửi tin nhắn thông báo biến động số dư tài khoản của khách hàng mỗi khi tài khoản của khách hàng có giao dịch phát sinh.
Dịch vụ SMS Banking của VPBank cung cấp cho khách hàng các tiện ích: nhận thông báo biến động số dư tài khoản, tra cứu số dư tài khoản, sao kê chi tiết 5 giao dịch gần nhất, tra cứu tỷ giá ngoại tệ và lãi suất, thanh toán các loại hóa đơn, cung cấp dịch vụ VPB VnTopup là dịch vụ nạp tiền điện thoại qua tin nhắn...
> Dịch vụ VPBankplus
Ngày 16/1/2014, VPBank chính thức ra mắt dịch vụ quản lý tài chính điện tử VPBankplus. VPBankplus là dịch vụ ngân hàng điện tử trên điện thoại do VPBank cung cấp cho khách hàng sử dụng thuê bao di động mạng Viettel.
Dịch vụ sẽ giúp khách hàng quản lý tài chính và giao dịch ngân hàng ngay trên điện thoại di dộng với các giao dịch như nạp tiền trả trước và thanh toán hóa đơn trả sau của các dịch vụ viễn thông Viettel, chuyển tiền trong ngân hàng theo số tài khoản hoặc theo số điện thoại, chuyển tiền liên ngân hàng, truy vấn số dư tài khoản, tra cứu lịch sử giao dịch. Khách hàng có thể sử dụng dịch vụ VPBank Bankplus trên bất kỳ loại điện thoại di động nào không cần kết nối internet với độ bảo mật và an toàn cao cho giao dịch.
2.2.2. Thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại VPBank 2.2.2.1. Phát triển qui mô dịch vụ ngân hàng điện tử
❖ Số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ NHĐT tại VPBank
Dịch vụ ngân hàng điện tử của VPBank đang phát triển thể hiện qua số khách hàng sử dụng các sản phẩm dịch vụ ngày càng tăng qua các năm.
Bảng 2.2: Số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ NHĐT tại VPBank
Bảng số liệu cho thấy số lượng khách hàng đăng ký dịch vụ ngân hàng điện tử tại VPBank tăng mạnh qua các năm. Hầu hết các dịch vụ đều có mức tăng trưởng hơn 100% mỗi năm, riêng Bankplus mới ra mắt đầu năm 2014 nên số lượng khách hàng đăng ký sử dụng còn thấp.
Bắt đầu được triển khai năm 2009, VPBank online là dịch vụ ngân hàng điện tử phát triển ổn định nhất trong 3 dịch vụ ngân hàng điện tử mới của VPBank. Năm 2013, phát triển E-banking là một trong những chiến lược trọng điểm của VPBank, trong đó chiến lược tập trung vào các giải pháp Quick-win như bổ sung các chức năng trên Internet Banking, thay đổi giao diện Internet Banking. Ngày 1/6/2013, VPBank đã thực hiện nâng cấp hệ thống Internet Banking i2b nhằm đem đến chất lượng dịch vụ hoàn hảo nhất, đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng. Với hệ thống i2b mới, các Khách hàng cá nhân có cơ hội sử dụng các dịch vụ tiện ích đa dạng như Kích hoạt/khóa/mở thẻ tạm thời; Đăng ký/ hủy đăng ký thanh toán thẻ trực tuyến; Đăng ký trực tuyến dịch vụ Internet Banking (gói truy vấn); Thanh toán các hóa đơn trả sau: tiền điện, điện thoại cố định/đi động, Internet, ADSL, vé máy bay...; Thanh toán thuế TNCN; Đăng ký sử dụng Mobile Banking, khóa mở khóa dịch vụ, cấp thêm mã kích hoạt, chấm dứt dịch vụ Mobile Banking. Dịch vụ cung cấp cho các Khách hàng doanh nghiệp sử dụng Internet Banking của VPBank gồm
có: Mua bán ngoại tệ trực tuyến; Chuyển tiền đi nuớc ngoài trực tuyến; Chuyển tiền thanh toán các nghĩa vụ nộp thuế nhanh chóng và tiện lợi, rút ngắn thời gian thông quan hàng hóa XNK; Thực hiện bảo lãnh thuế XNK trực tuyến với cơ quan hải quan; Thanh toán theo định kỳ (Standing order), chuyển khoản ngày tuơng lai; Thanh toán hóa đơn (Bill payment); Chức năng tích hợp yêu cầu thanh toán từ hệ thống kế toán của doanh nghiệp. Đặc biệt, trong dịp nâng cấp hệ thống i2b và chào mừng kỷ niệm 20 năm thành lập Ngân hàng, VPBank đã triển khai chuơng trình khuyến mãi lớn cho các khách hàng cá nhân đăng ký dịch vụ i2b. Cụ thể, từ ngày 12/6 đến 12/8/2013, 3.000 khách hàng mới đầu tiên đăng ký dịch vụ i2b đuợc miễn phí sử dụng dịch vụ VPBank online trong 6 tháng tiếp theo và nhận ngay 1 phần quà hấp dẫn. Bên cạnh đó, các khách hàng thực hiện thanh toán hóa đơn điện thoại trả sau của mạng Mobiphone, Viettel thông qua i2b VPBank sẽ đuợc hoàn trả 5% tổng giá trị thanh toán. Những biện pháp trên đã đua số luợng khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử tại VPBank tăng lên nhanh chóng, đạt 22762 nguời, tăng gấp 2 lần so với năm 2012. Cuối năm 2014, luợng khách hàng đăng ký mới đã cán mốc 92.000, tăng 113,95% so với cùng kỳ năm 2013 và đạt 118% so với KPI năm 2014, trong đó số luợng khách hàng đã active dịch vụ chiếm 53%, đạt 48.700 nguời và số luợng khách hàng thuờng xuyên giao dịch trong tháng đạt 29.000 nguời. Đây là kết quả từ các chuơng trình thúc đẩy bán hàng của VPBank nhu chuơng trình incentive cho sale, chuơng trình thúc đẩy cho DSE, chuơng trình bán hàng tại Cây Thịnh Vuợng, chuơng trình Giao dịch thông minh - rinh quà đẳng cấp và các chuơng trình phối hợp bán chéo với các