Kiến nghị đốivới Chính phủ và các bộ, ngành liên quan

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển dịch vụ NH điện tử tại NHTMCP việt nam thịnh vượng khoá luận tốt nghiệp 112 (Trang 73)

Chính phủ đóng vai trò đặc biệt quan trọng để thực hiện NHĐT thông qua việc đua ra các định huớng, xây dựng cơ sở hạ tầng pháp lý, triển khai cơ sở hạ tầng kỹ thuật cũng nhu ban hành các chính sách phát triển một cách hợp lý. Chính phủ cần thể hiện rõ là nguời dẫn đầu cuộc chơi trong việc đem lại lợi ích quốc gia, cụ thể là:

Thứ nhất, Chính phủ cần xây dựng, hoàn thiện và cải thiện hành lang pháp lý và các quy định khung cho NHĐT.

Nhu chúng ta đã biết, môi truờng pháp lý của các hoạt động CNTT, của các hoạt động trên mạng và các hoạt động mang tính thuơng mại đặt ra rất nhiều vấn đề cần phải giải quyết : thừa nhận tính pháp lý của thuơng mại điện tử; thừa nhận tính pháp lý của chữ ký điện tử; bảo vệ pháp lý các hợp đồng thuơng mại điện tử; bảo vệ pháp lý các thanh toán điện tử; quy định pháp lý đối với các dữ liệu có xuất xứ từ khu vực các cơ quan nhà nuớc, chính quyền địa phuơng, doanh nghiệp nhà nuớc; bảo vệ pháp lý đối với sở hữu trí tuệ; bảo vệ bí mật riêng tu; bảo vệ pháp lý đối với mạng thông tin, chống tội phạm xâm nhập với các mục đích bất hợp pháp nhu thu thập tin tức mật, thay đổi thông tin trên các trang Web , thâm nhập vào các dữ liệu, sao chép trộm các phần mềm, truyền virus phá hoại...Thực tế cho thấy, chúng ta đã có một số văn bản pháp luật liên quan tới thuơng mại điện tử nhu quyết định cho ngành ngân hàng đuợc sử dụng chứng từ điện tử trong hạch toán và thanh toán, chữ kí điện tử.. ..Tuy nhiên, cần phải có những quy định cụ thể, chi tiết hơn đặc biệt là các vấn đề nhu chữ ký điện tử, giải quyết tranh chấp..

Hơn thế nữa, việc ban hành chậm trễ các văn bản luật và duới luật diễn ra rất phổ biến. Ví dụ nhu truờng hợp quyết định 44/2002/QĐ-TTg về vấn đề sử dụng hoá đơn điện tử trong thanh toán các dịch vụ do chính phủ ban hành ngày 21/3/2002. Nhung đến ngày 8/10/2002, Ngân Hàng Nhà Nuớc mới ban hành thông tu 1092/2002/QĐ-NHNN huớng dẫn thực hiện quyết định này cho các NHTM.

mại điện tử đã được hình thành với hai trụ cột chính là Luật Giao dịch điện tử và Luật Công nghệ thông tin, bảy nghị định hướng dẫn Luật, cùng một loạt các thông tư quy định chi tiết các khía cạnh của giao dịch điện tử trong từng lĩnh vực ứng dụng đặc thù. Tuy nhiên do thương mại điện tử là một lĩnh vực mới và có sự phát triển vô cùng nhanh chóng nên việc chi tiết hóa các giao dịch điện tử đối với hoạt động liên quan đến thương mại điện tử còn chậm, hạn chế sự phát triển của lĩnh vực này, như vấn đề chữ ký số, giải quyết tranh chấp, hóa đơn điện tử.. .v.v. Bên cạnh đó, vì nhiều lý do khác nhau việc thực thi các văn bản quy phạm pháp luật đã ban hành còn nhiều bất cập, sự tuân thủ của các doanh nghiệp đối với các quy định nhà nước còn thấp, như quy định chống thư rác, cung cấp thông tin, giao kết hợp đồng trên website thương mại điện tử, v.v.. Do đó cần có thêm các thông tư hướng dẫn thi hành, tham khảo luật và các tiền lệ khu vực và thế giới để có chung "tiếng nói" với các quốc gia khác. Việc ban hành và sửa đổi các quy chế ngân hàng phải căn cứ và xuất phát từ những hoạt động thương mại và công nghệ hiện đại.

Thứ hai, để tạo điều kiện cho các chứng từ điện tử đi vào cuộc sống, cần xây dựng hệ thống các tổ chức, cơ quan quản lí, cung cấp, công chứng chữ kí điện tử và chứng nhận điện tử. Xây dựng một trung tâm quản lí dữ liệu trung ương để giúp cho việc xác nhận, chứng thực chứng tư điện tử được nhanh chóng và chính xác.

Thứ ba, đầu tư nâng cấp hạ tầng cơ sở công nghệ thông tin.

Nền tảng của ngân hàng hiện đại là công nghệ thông tin, cần có sự đầu tư thoả đáng không chỉ từ các ngân hàng mà còn từ phía Chính phủ.

Việc đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng, trang bị kỹ thuật để hiện đại hoá dịch vụ ngân hàng không phải chỉ là vấn đề của riêng ngành ngân hàng mà của cả nước, nằm trong chiến lược phát triển kinh tế. Do vậy, Nhà nước cần chú ý đầu tư cho lĩnh vực này, nhanh chóng đưa nước ta theo kịp các nước trong khu vực và trên thế giới về công nghệ ngân hàng.

Phát triển hạ tầng cơ sở công nghệ thông tin và Internet, thực hiện tin học hoá các tổ chức kinh doanh dịch vụ, các ngân hàng và tổ chức tín dụng, nâng cao tốc độ đường truyền Internet, giảm thiểu cước phí . tạo điều kiện cho toàn dân có thể sử dụng các dịch vụ trực tuyến cho sinh hoạt hằng ngày cũng như công việc kinh doanh.

Đối với dịch vụ ngân hàng điện tử, Nhà nước cần có chính sách khuyến khích các ngân hàng đầu tư và phát triển trang bị máy móc, thiết bị phục vụ thanh toán điện tử mà nếu chỉ có ngành ngân hàng thì chưa đủ. Như chúng ta đã biết, dịch vụ ngân hàng điện tử phụ thuộc nhiều vào công nghệ thông tin, máy móc thiết bị đều là những loại máy móc hiện đại mà Việt Nam chưa sản xuất được. Do đó, Nhà nước nên xem xét giảm thuế nhập khẩu cho những máy móc này.

Thứ tư, thúc đẩy sự phát triển của Thương mại điện tử nói chung và Ngân hàng điện tử nói riêng.

Đồng thời với việc ban hành các văn bản pháp luật, Chính phủ phải nhanh chóng triển khai xây dựng và phê duyệt kế hoạch phát triển thương mại điện tử của Bộ, ngành, địa phương; đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến về thương mại điện tử; hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng các mô hình thương mại điện tử.

Đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử, khuyến khích, đãi ngộ các đối tượng là các nhà đầu tư, các doanh nghiệp, các tổ chức tài chính đầu tư kinh doanh buôn bán trên mạng, từ đó tạo nhu cầu kinh doanh, thanh toán, giao dịch tạo ra lượng khách hàng tiềm năng cho dịch vụ ngân hàng điện tử sau này.

3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) là cơ quan chịu trách nhiệm trực tiếp mọi hoạt động của ngành ngân hàng, chính vì vậy, mọi chỉ đạo của NHNN đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển dịch vụ NHĐT của Việt Nam. Trong thời gian tới, để dịch vụ NHĐT thực sự phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam, trước tiên, NHNN cần phải có định hướng chiến lược phát triển NHĐT chung cho tất cả các ngân hàng thương mại Việt Nam. Bên cạnh những nghị định của Chính phủ, NHNN cần phải có các thông tư chỉ đạo trực tiếp việc áp dụng các văn bản pháp lý trong thực tiễn hoạt động. NHNN cần cụ thể hoá các văn bản pháp luật của Chính phủ như quy định cụ thể hơn về các phương thức và phương pháp định danh khách hàng, quy định về thanh toán trực tuyến... để các ngân hàng Việt Nam có thể tung ra thị trường các sản phẩm dịch vụ hiện đại, cung cấp những tiện ích cho khách hàng. Điều này có nghĩa rằng NHNN tuy không trực tiếp phát triển và cung cấp

các sản phẩm dịch vụ này nhưng cũng cần phải quan tâm đến việc làm sao để các sản phẩm đó được NHTM sớm có khả năng hiện thực ho á.

Mặt khác, do đây là cơ quan trực tiếp chỉ đạo mọi hoạt động của ngành ngân hàng nên hiểu rất rõ những yêu cầu của ngành này trong quá trình triển khai dịch vụ E-banking, NHNN phải có những kiến nghị với Nhà nước để ban hành các văn bản pháp lý phù hợp với thực tiễn phát triển của dịch vụ này.

Phải có sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo NHNN vì với tầm nhìn của mình, NHNN sẽ tổ chức hệ thống ngân hàng cùng triển khai dịch vụ NHĐT thành một khối thống nhất, tăng cường sức mạnh của cả hệ thống, làm cho hiệu quả của dịch vụ NHĐT ở Việt Nam đạt được là cao nhất.

NHNN cần phải thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo, các chuyên đề hay những khoá đào tạo các ngân hàng trong việc triển khai dịch vụ NHĐT, đồng thời đó cũng là cơ hội để các ngân hàng trong nước trao đổi kinh nghiệm với nhau, rút ra các bài học kinh nghiệm cho mình để sao cho tránh được những lỗi mà các ngân hàng khác đã gặp phải.

NHNN phải tạo điều kiện cho các ngân hàng trong nước hợp tác với các ngân hàng nước ngoài để học tập kinh nghiệm của họ. Ngoài ra, tạo điều kiện cho các cán bộ các ngân hàng đi nước ngoài, học tập kinh nghiệm của những nước đã có những thành công trong công tác triển khai dịch vụ này.

Cuối cùng, NHNN phải luôn giám sát, kiểm tra trực tiếp các vi phạm của các ngân hàng trong quá trình triển khai dịch vụ NHĐT. Chỉ có như vậy, NHNN mới sửa chữa kịp thời những sai sót mà các NHTM trong nước phạm phải, tránh cho các ngân hàng khác khỏi đi phải những vết xe đổ của họ. Bên cạnh đó, luôn động viên, khích lệ các ngân hàng vượt qua mọi khó khăn, tiến hành thành công một loại hình dịch vụ còn tương đối mới mẻ này.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trên cơ sở khung lý thuyết và kết quả phân tích, đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ NHĐT của VPBank, trong chuơng 3, khóa luận đã đề xuất một số giải pháp để phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử cho VPBank trong thời gian đến 2020. Để có thể hiện thực hóa các giải pháp đuợc đề xuất, tác giả đã đua ra những kiến nghị đối với Chính phủ, NHNNVN và các cơ quan hữu quan về mặt pháp lý, chính sách, sự ủng hộ và kiểm soát cần thiết.

KẾT LUẬN

Việc phát triển dịch vụ NHĐT là một yêu cầu cấp thiết không chỉ của VPBank mà còn là của cả hệ thống NHTM tại Việt Nam. Do đó khóa luận “Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh vượng” đã giải quyết được một số vấn đề chính sau đây:

Thứ nhất, nghiên cứu một cách có hệ thống những lý luận cơ bản về dịch vụ NHĐT, đưa ra khái niệm phát triển dịch vụ NHĐT và nội dung phát triển dịch vụ NHĐT thể hiện ở bốn khía cạnh: phát triển quy mô dịch vụ, cơ cấu dịch vụ, hiệu quả dịch vụ, nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng; xây dựng hệ thống các tiêu chí đánh giá sự phát triển dịch vụ NHĐT theo từng nội dung phát triển. Ngoài ra, nghiên cứu chỉ ra được có 3 nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển dịch vụ NHĐT là nhân tố từ phía nội bộ ngân hàng, khách hàng và từ cơ chế chính sách, ngành ngân hàng.

Thứ hai, nghiên cứu đưa ra thực trạng triển khai dịch vụ NHĐT tại VPBank thời gian từ 2012 đến 2014, đánh giá, so sánh các số liệu thu thập được qua từng tiêu chí được nêu ở chương 1. Qua đó tìm ra chính xác các kết quả đạt được trong việc phát triển dịch vụ NHĐT bao gồm số lượng khách hàng giao dịch, doanh số giao dịch tăng trưởng vượt bậc qua các năm, cơ cấu dịch vụ NHĐT của VPBank đa dạng hợp lý. Bên cạnh kết quả đạt được, dịch vụ NHĐT của VPBank cũng như các vấn đề còn tồn tại như kết quả kinh doanh dịch vụ còn khiêm tốn, thị phần dịch vụ NHĐT của VPBank còn thấp, ngân hàng chưa có sản phẩm dịch vụ nào nổi trội so với các NHTM khác. Từ những hạn chế nêu trên xác định được rõ hai nhóm nguyên nhân chủ quan và khách quan của các hạn chế đó.

Thứ ba, nghiên cứu đề xuất định hướng phát triển dịch vụ NHĐT của VPBank tới năm 2020 bao gồm: biến đổi mạnh mẽ về quy mô dịch vụ, xây dựng cơ cấu sản phẩm đa dạng hợp lý, nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ NHĐT. Ngoài ra khóa luận xác định được các mục tiêu phát triển dịch vụ NHĐT đến năm 2020 gồm tăng số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ lên 98%, thị phần tăng lên 5%, doanh thu từ dịch vụ tăng 25%. Đồng thời nêu ra đầy đủ sáu nhóm giải pháp cụ thể đối trong việc phát triển dịch vụ NHĐT tại

VPBank gồm: xây dựng chiến lược phát triển cho dịch vụ NHĐT, phát triển cơ sở hạ tầng và công nghệ, phát triển nguồn nhân lực, hoàn thiện mô hình quản lý và quy trình thực hiện phù hợp, nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng. Bên cạnh đó khóa luận cũng có các kiến nghị với Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và các bộ ngành có liên quan.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Thị Tiểu Ái (2011), Phát triển dịch vụ NHĐT tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế quốc dân

2. Phan Thị Thu Hà (2007), Ngân hàng thương mại, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội

3. Hà Thu Hạnh (2007), Phát triển dịch vụ NHĐT tại Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế quốc dân

4. Nguyễn Minh Kiều (2007), Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, NXB Thống kê, Hà Nội

5. Nguyễn Văn Nghĩa (2010), Phát triển dịch vụ NHĐT tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam - Chi nhánh Quảng Nam, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế quốc dân

6. Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh vương, Báo cáo kết quả hoạt động dịch vụ

ngân hàng điện tử từ năm 2012 đến năm 2014

7. Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh vượng, Báo cáo thường niên từ năm 2012

đến năm 2014

8. Nguyễn Thị Quy (2008), Dịch vụ ngân hàng hiện đại, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội

9. Lê Văn Thiện (2011), Phát triển dịch vụ NHĐT tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế quốc dân

10. Lê Minh Toàn, Dương Hải Hà, Lê Minh Thắng (2007), Tìm hiểu Luật Giao dịch điện tử và các Nghị định hướng dẫn thi hành, NXB Bưu điện, Hà Nội

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển dịch vụ NH điện tử tại NHTMCP việt nam thịnh vượng khoá luận tốt nghiệp 112 (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(79 trang)
w