Bài học kinh nghiệm rút ra từ quá trình phát triển của thị trường thẻ tín dụng

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển dịch vụ thẻ tín dụng tại NHTMCP quân đội khoá luận tốt nghiệp 119 (Trang 35 - 37)

5. Kết cấu của đề tài

1.4.3 Bài học kinh nghiệm rút ra từ quá trình phát triển của thị trường thẻ tín dụng

dụng tại Hàn Quốc

Có thể thấy giữa Việt Nam và Hàn Quốc có sự chênh lệch đáng kể về trình độ phát triển kinh tế cũng như thị trường thanh toán. Tuy nhiên qua nghiên cứu thực tế quá trình phát triển của thị trường thẻ tín dụng tại Hàn Quốc cũng mang lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu để phát triển dịch vụ thẻ tín dụng tại Việt Nam.

Thứ nhất, Việt Nam nên học tập các chính sách của Chính phủ Hàn Quốc nhằm khuyến khích thị trường thẻ tín dụng phát triển. Chính phủ nên xem xét đưa ra các quy định khuyến khích thanh toán không dùng tiền mặt nói chung và thẻ tín dụng nói riêng, bao gồm: cho phép cá nhân, doanh nghiệp được khấu trừ thuế khi thanh toán qua thẻ; cho phép sử dụng hoá đơn thanh toán bằng thẻ làm chứng từ khấu trừ thuế VAT; giảm thuế VAT khi thanh toán qua thẻ... Định hướng trả lương hoàn toàn qua tài khoản hay việc yêu cầu các cửa hàng, đại lý ở khu vực thành thị

phải chấp nhận thanh toán qua thẻ như là điều kiện để được kinh doanh cũng nên được xem xét và học tập.

Thứ hai, Việt Nam cần hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nhằm tạo điều kiện đánh giá chính xác khách hàng, xác định hạn mức tín dụng hợp lý cũng như hạn chế rủi ro cho khách hàng.

Thứ ba, những bài học rút ra từ cuộc khủng hoảng thị trường thẻ tín dụng.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần kiểm soát chặt chẽ hoạt động phát hành cũng như thanh toán thẻ tín dụng, tránh sự phát triển một cách không kiểm soát dẫn đến nhiều hệ luỵ như: đưa ra những quy định cụ thể về tỷ lệ ứng tiền mặt tối đa trong giao dịch thẻ tín dụng; yêu cầu các ngân hàng cần đánh giá kỹ khách hàng trước khi phát hành thẻ tín dụng bằng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ; yêu cầu các ngân hàng phải thực hiện phân loại, trích lập dự phòng đầy đủ đối với khoản tín dụng cấp cho khách hàng.

Thứ tư, các ngân hàng thương mại tại Việt Nam có thể nghiên cứu, đưa vào triển khai dòng sản phẩm thẻ tín dụng dành cho khách hàng doanh nghiệp. Thực tế tại Hàn Quốc cho thấy thị trường thẻ tín dụng dành cho đối tượng doanh nghiệp rất tiềm năng để phát triển, với số lượng giao dịch cũng như giá trị giao dịch bằng thẻ tín dụng của các doanh nghiệp khá lớn. Ngoài ra, các ngân hàng thương mại Việt Nam cũng cần tăng cường phát triển dịch vụ trả góp bằng thẻ tín dụng, từ đó kích thích nhu cầu mua sắm của người dân, tạo điều kiện để mở rộng hoạt động phát hành cũng như thanh toán thẻ tín dụng.

Thứ năm, mở rộng và đa dạng hoá mạng lưới phục vụ khách hàng. Đóng góp

rất lớn vào sự thành công của thị trường thẻ tín dụng tại Hàn Quốc mà sự đa dạng trong mạng lưới thanh toán thẻ, đặc biệt số lượng POS và đơn vị chấp nhận thẻ tại Hàn Quốc rất lớn. Để có thể thúc đẩy thị trường thẻ tín dụng phát triển, Việt Nam cũng nên học tập, tăng cường đầu tư vào mạng lưới thanh toán thẻ, trong đó chú trọng đến phát triển mạng lưới POS, tăng cường sự liên kết giữa ngân hàng với các đại lý chấp nhận thẻ.

Chương 2. Thực trạng phát triển dịch vụ thẻ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quân đội

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển dịch vụ thẻ tín dụng tại NHTMCP quân đội khoá luận tốt nghiệp 119 (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w