5. Kết cấu của đề tài
3.2.5 Tăng cường công tác marketing, quảng bá sản phẩm
Công tác marketing dịch vụ thẻ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quân đội trong thời gian qua nhìn chung được thực hiện khá tốt, tuy nhiên phạm vi của các chương trình này còn nhiều hạn chế. Trong thời gian tới, MB cần xem xét mở rộng liên kết với các đối tác, triển khai các chương trình ưu đãi tại nhiều tỉnh, thành phố khác ngoài Hà Nội và Hồ Chí Minh.
Ngoài ra, MB cũng nên xây dựng cho mình một chính sách khách hàng hợp lý, tăng cường các chương trình khuyến mãi và chăm sóc khách hàng phù hợp trên cơ sở thực hiện các giải pháp sau:
- Phân đoạn thị trường, xác định nhóm khách hàng mục tiêu, khách hàng truyền thống và khách hàng tiềm năng, từ đó có chính sách phục vụ phù hợp. Đặc biệt, MB cần đề ra định hướng phát triển dịch vụ thẻ tín dụng cho một đối tượng khách hàng rất tiềm năng vẫn chưa được khai thác nhiều tại Việt Nam: thẻ tín dụng dành cho khách hàng doanh nghiệp.
- Thường xuyên thực hiện khảo sát, thăm do ý kiến của khách hàng về chất lượng của dịch vụ thẻ tín dụng cung ứng, từ đó đưa ra những điều chỉnh phù hợp. Khách hàng là người quyết định sự phát triển của bất kỳ sản phẩm, dịch vụ nào tại các ngân hàng. Do đó, việc hiểu được các nhu cầu của khách hàng hay thu thập ý kiến khách hàng khi sử dụng dịch vụ là vô cùng quan trọng.
- Tổ chức các chương trình khuyến mãi nhằm tăng doanh số và phát triển mạng lưới khách hàng như: miễn phí phát hành thẻ, giảm giá cho khách hàng khi thanh toán sử dụng thẻ tín dụng, thực hiện liên kết với các đơn vị chấp nhận thẻ triển khai các chương trình trả góp với lãi suất 0%, thực hiện các chương trình tích điểm thưởng... Trong đó, MB nên ưu tiên phát triển dịch vụ trả góp bằng thẻ tín dụng thông qua liên kết với các siêu thị, của hàng, showrooom. Thực tế cho thấy
các ngân hàng như Sacombank hay ANZ đã rất thành công khi triển khai các chương trình trả góp như vậy.
- Thực hiện tặng quà cho các khách hàng truyền thống vào các dịp lễ, tết, sinh nhật...