5. Kết cấu của đề tài
2.1 Tổng quan thị trường thẻ tín dụng tại Việt Nam
2.1.1 Nền tảng phát triển dịch vụ thẻ tín dụng tại Việt Nam
• Môi trường kinh tế vĩ mô
Trong thời gian vừa qua, nền kinh tế Việt Nam có nhiều năm đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao, thu nhập bình quân đầu người cũng được cải thiện đáng kể. Theo tỷ giá danh nghĩa, GDP đầu người của Việt Nam đã tăng từ mức 114 USD năm 1991 lên 1.061 USD năm 2010 [24], thuộc nhóm nước có thu nhập bình quân đầu người ở ngưỡng trung bình. Điều này đồng nghĩa với tiềm năng cung cấp dịch vụ thẻ thanh toán như thẻ tín dụng sẽ tiềm năng hơn. Trong vài năm kể lại đây, nền kinh tế Việt Nam chững lại do chịu ảnh hưởng từ khủng hoảng kinh tế toàn cầu, thu nhập của người dân vì thế mà cũng giảm sút, ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển của dịch vụ thẻ.
• Môi trường xã hội, văn hoá
Việt Nam là nước có dân số khá đông với cơ cấu dân số trẻ, năng động, khả năng nắm bắt các dịch vụ mới, hiện đại khá nhanh. Tầng lớp trung lưu ngày càng tăng lên đáng kể và đặc biệt là cư dân đô thị tăng lên rất nhanh cùng với quá trình đô thị hoá của nền kinh tế, là đối tượng rất tiềm năng để triển khai dịch vụ thẻ thanh toán nói chung và thẻ tín dụng, thẻ thông minh nói riêng. Tuy nhiên, ở Việt Nam thói quen dùng tiền mặt trong thanh toán còn khá phổ biến, tỷ lệ tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán còn cao. Ngoài ra, hiểu biết của người dân Việt Nam về các dịch vụ tài chính ngân hàng chưa cao, số người dân được tiếp cận với các dịch vụ thanh toán hay có tài khoản tại ngân hàng còn khá khiêm tốn. Có thẻ nói thị trường Việt Nam rất tiềm năng nhưng cũng ẩn chứa nhiều thách thức lớn để các ngân hàng khai thác mở rộng hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng.
• Môi trường pháp lý
Hiện nay có thể nói hệ thống các văn bản pháp lý hỗ trợ phát triển thanh toán không dùng tiền mặt nói chung và thanh toán thẻ nói riêng ở Việt Nam đã khá hoàn
06
và định hướng đến năm 2020 tại Việt Nam
15/5/20 0
7
Quyết định số 20/2007/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước ban hành Quy chế phát hành, thanh toán, sử dụng và cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ ngân hàng.
24/08/2 0
07
Chỉ thị số 20/2007/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc trả lương qua tài khoản cho các đối tượng hưởng lương từ ngân sách nhà nước
27/12/2 0
11
Quyết định số 2453/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt đề án thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2011 - 2015
28/12/2 0
12
Thông tư số 36/2012/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước quy định về trang bị, quản lý, vận hành và đảm bảo an toàn hoạt động của máy giao dịch tự động.
chỉnh, tạo điều kiện để các ngân hàng thương mại Việt Nam có những chiến lược phát triển dịch vụ thẻ trong lâu dài.
phương tiện thanh toán đã giảm đáng kể, việc trả lương qua tài khoản đối với đối tượng hưởng lương qua ngân sách được thực hiện tốt, mạng lưới chấp nhận thẻ tăng lên đáng kể... Tiếp đó, để góp phần cụ thể hoá việc triển khai Đề án, Chính phủ đã ban hành Chỉ thị về việc trả lương qua tài khoản cho các đối tượng hưởng lương ngân sách nhà nước.
Rút kinh nghiệm từ những kết quả đạt được cũng như những tồn tại từ bản Đề án đầu tiền, Chính phủ tiếp tục cho ban hành bản Đề án đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt cho giai đoạn 2011 - 2015. Mục tiêu tổng quát của các đề án này là nhằm đa dạng hoá dịch vụ thanh toán, phát triển cơ sở hạ tầng thanh toán, đẩy mạnh
ứng dụng công nghệ thanh toán điện tử, chú trọng phát triển thanh toán không dùng tiền mặt ở khu vực nông thôn. Cụ thể, đề án hướng tới mục tiêu đến cuối năm 2015, tỷ lệ tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán thấp hơn 11%, tăng mạnh số người dân được tiếp cận các dịch vụ thanh toán, nâng tỷ lệ người dân có tài khoản tại ngân hàng lên 35 - 40%, phát triển dịch vụ thanh toán thẻ mà trung tâm là phát triển thanh toán qua điểm chấp nhận thẻ.
Năm 2007, Ngân hàng Nhà nước cũng cho ban hành ban hành Quy chế phát hành, thanh toán, sử dụng và cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ ngân hàng. Đây sẽ là nền tảng quan trọng cho việc hoạch định chiến lược kinh doanh thẻ thanh toán của các tổ chức tín dụng.
Năm 2012, Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư số 36/2012/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước quy định về trang bị, quản lý, vận hành và đảm bảo an toàn hoạt động của máy giao dịch tự động. Thông tư này với những quy định cụ thể về trang bị AMT, về quản lý, vận hành ATM, về những yêu cầu cụ thẻ đối với ATM hay quy định về đảm bảo an toàn, bảo mật hoạt động sẽ là định hướng quan trọng để các ngân hàng thương mại đưa ra chiến lược phát triển mạng lưới thanh toán phù hợp.
• Môi trường công nghệ
Cùng với quá trình phát triển kinh tế, xã hội, việc phát triển môi trường công nghệ tại Việt Nam cũng rất được chú trọng. Từ lâu, Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng sự nghiệp phát triển khoa học công nghệ, xem khoa học công nghệ cùng với giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là nền tảng, động lực đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Có thể nói lĩnh vực ngân hàng là một trong những lĩnh vực được đầu tư công nghệ hiện đại nhất hiện nay. Các ngân hàng đều chú trọng ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại trong quá trình phát triển, điển hình là nâng cấp phần mềm lõi ngân hàng (corebanking). Ngoài ra, sự phát triển của lĩnh vực viễn thông cũng góp phần quan trọng hiện đại hoá các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, trong đó có sản phẩm thẻ. Việt Nam được đánh giá là thị trường viễn thông đầy năng động, tiềm năng. Tổng doanh thu viễn thông tăng mạnh từ 3,5 tỷ USD lên gần 7 tỷ USD giai đoạn 2007 - 2011. Trong thời gian qua, số thuê bao di
hành thẻ (luỹ kế) (triệu thẻ luỹ kế)
(triệu thẻ)
động cũng như doanh thu đi động tại Việt Nam có sự tăng trưởng rất ấn tượng, từ khoảng 44 triệu thuê bao năm 2007 tăng lên hơn 129 triệu thuê bao năm 2011. Số người dùng Internet tăng từ 17,7 triệu năm 2007 lên 30,55 triệu năm 2011, tương đương với trên 30% dân số tiếp cận được dịch vụ Internet [11]. Sự phát triển mạnh mẽ của lĩnh vực di động cũng như Internet sẽ tạo nền tảng quan trọng để các ngân hàng phát triển dịch vụ thẻ thanh toán, mở rộng kênh phân phối mới, hiện đại như Internet banking, Mobile banking, SMS banking..., từ đó thúc đẩy sự phát triển của lĩnh vực thanh toán thẻ nói riêng và thanh toán không dùng tiền mặt nói chung.
2.1.2 Thực trạng thị trường thẻ tín dụng tại Việt Nam
Thực thế, lĩnh vực thanh toán thẻ nói chung là thẻ tín dụng nói riêng tại Việt Nam còn khá non trẻ, với chỉ hơn 20 năm tuổi. Trong những năm đầu triển khai (1991 - 1992), các ngân hàng thương mại đi tiên phong về dịch vụ thẻ tại Việt Nam như Vietcombank, ACB mới chỉ thực hiện vai trò là đại lý thanh toán thẻ quốc tế cho các ngân hàng nước ngoài là thành viên của các tổ chức thẻ quốc tế như Visa và MasterCard [3]. Phải đến năm 1996 - 1997, một số NHTM của Việt Nam mới chính thức trở thành thành viên của các TCTQT, thiết lập hệ thống nối mạng trực tiếp với các TCTQT đó để song song thực hiện dịch vụ thanh toán và phát hành thẻ quốc tế. Trong giai đoạn 1996 - 2001, tuy đã có một số ngân hàng là thành viên của VisaZMasterCard nhưng nhìn chung, thị trường thẻ Việt Nam còn hết sức sơ khai, nhận thức của người dân về thanh toán thẻ và các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt còn hạn chế nên các sản phẩm thẻ chủ yếu đáp ứng nhu cầu của tầng lớp dân cư có thu nhập cao và phần lớn chỉ được sử dụng khi mua sắm hàng hoá dịch vụ ở nước ngoài. Đến nay, thị trường thẻ tín dụng tại Việt Nam đã có những bước phát triển khá ấn tượng.
về hoạt động phát hành thẻ
Trong thời gian qua, hoạt động phát hành thẻ tín dụng tại Việt Nam phát triển mạnh mẽ. Năm 2008, tại Việt Nam có 25 tổ chức phát hành thẻ với tổng số thẻ là 15,03 triệu thẻ, trong đó có 0,74 triệu thẻ tín dụng. Đến quý I/2013, toàn thị trường có 52 tổ chức tham gia phát hành thẻ với hơn 300 thương hiệu thẻ khác nhau, số
Triệu Toàn Khánh NHTMB - K12
lượng thẻ tín dụng đạt 1,79 triệu thẻ (trong tổng số 57,1 triệu thẻ), tăng 10,5% so với cuối năm 2012 [26]. Tuy đã có sự tăng trưởng khá ấn tượng nhưng nhìn chung, thị trường thẻ tín dụng tại Việt Nam còn khá non trẻ, chiếm tỷ trọng quá nhỏ trong tổng số thẻ thanh toán phát hành tại Việt Nam. Số lượng thẻ tín dụng phát hành cũng như số thương thiệu thẻ còn quá khiêm tốn so với quy mô dân số khoảng 90 triệu dân tại Việt Nam. Đây sẽ là mảnh đất màu mở để các ngân hàng khai thác trong thời gian sắp tới.
2009 34 22 0,81
2010 39 31,7 0,89
2011 46 42,3 1,16
2012 52 54,29 1,62
ATM 1 7.05 0 8.50 0 11.50 0 12.35 14.269 14.340
POS 5 29.21 0 36.62 0 51.86 0 55.00 6 104.51 101.463
Nguồn: Hiệp hội Thẻ ngân hàng Việt Nam
Bên cạnh việc phát triển số lượng thẻ, các ngân hàng cũng quan tâm nâng cao chất lượng dịch vụ; chú trọng tăng độ an toàn, bảo mật của thẻ thanh toán. Công nghệ thẻ thông minh EMV trong sản xuất thẻ đã bắt đầu được một số ngân hàng thương mại tại Việt Nam áp dụng. Tuy vậy, công nghệ thẻ từ trong sản xuất thẻ thanh toán nói chung và thẻ tín dụng nói riêng tại Việt Nam vẫn khá phổ biến.
về phát triển mạng lưới thanh toán thẻ
Thời gian qua, các ngân hàng đã quan tâm phát triển hệ thống ATM và đơn vị chấp nhận thanh toán thẻ POS cả về mặt số lượng lẫn chất lượng.
Triệu Toàn Khánh NHTMB - K12
vào quý I/2013 [3] [26]. Ngoài việc cung cấp các dịch vụ cơ bản như rút tiền mặt, chuyển khoản, vấn tin số dư. các ngân hàng còn nghiên cứu và triển khai nhiều tính năng gia tăng trên ATM như thanh toán hoá đơn dịch vụ (điện, nước, viễn thông.), nộp tiền tại ATM. từ đó mang lại tiện ích cho khách hàng, giúp giảm thiểu việc sử dụng tiền mặt trong thanh toán. Tương tự, mạng lưới điểm thanh toán thẻ POS cũng được phát triển mạnh, tăng từ 29.215 điểm năm 2008 lên 101.463 điểm quý I/2013.
Đáng chú ý, trong quá trình mở rộng mạng lưới chấp nhận thanh toá thẻ, các ngân hàng đã ý thức được tầm quan trọng của hoạt động hợp tác liên kết, tận dụng cơ sở hạ tầng để nâng cao hiệu quả của hoạt động đầu tư. Ngay từ năm 2004 - 2005, liên minh thẻ do Vietcombank và 11 ngân hàng thương mại đã chính thức đi vào hoạt động, hình thành công ty chuyển mạch thẻ Smartlink. Sau Smartlink, các ngân hàng tiếp tục thực hiện liên kết và cho ra đời hai tổ chức chuyển mạch thẻ nữa là Banknetvn và VNBC. Đến nay, mạng lưới ATM về cơ bản đã liên thông toàn thị trường, chủ thẻ các ngân hàng đã có thể giao dịch trên ATM của các ngân hàng khác.
Tiếp sau sự thành công của kết nối mạng lưới ATM, bắt đầu từ tháng 10/2010, NHNN đã chỉ đạo và phối hợp với các ngân hàng, các công ty chuyển mạch mở rộng kết nối mạng POS trên địa bàn thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nang [3]. Việc chia sẻ mạng lưới và đẩy mạnh kết nối liên thông hệ thống ATM, POS không chỉ góp phần gia tăng thuận tiện cho chủ thẻ của các NHTM mà
còn góp phần nâng cao hiệu quả cho hoạt động thẻ của NHTM, tiết kiệm chi phí đầu tư cho mỗi ngân hàng và cho toàn xã hội.
Đến nay, mạng lưới thanh toán thẻ của Việt Nam đã sẵn sàng chấp nhận thanh toán các thẻ mang thượng hiệu quốc tế như Visa, MasterCard, JCB, Amex, Diners Club, China UnionPay. Ngoài những kênh thanh toán truyền thống, các ngân hàng thương mại Việt Nam cũng đẩy mạnh phát triển, cung ứng các kênh hiện đại như Internet banking, Mobile banking...
Bên cạnh những kết quả đạt được, mạng lưới thanh toán thẻ tín dụng tại Việt Nam vẫn có những mặt tồn tại cần khắc phục: cơ sở hạ tầng phân bố chưa đều, chủ yếu tập trung ở khu vực thành thị; hệ thống đường truyền đôi khi bị tắc nghẽn; lỗi phát sinh khi thực hiện giao dịch vẫn xuất hiện gây ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý của chủ thẻ.
2.2Thực trạng phát triển dịch vụ thẻ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quân đội