Quy trình phòng vệ

Một phần của tài liệu Giải pháp sử dụng công cụ phái sinh trong phòng ngừa rủi ro tài chính tại các NH thương mại ở việt nam khoá luận tốt nghiệp 146 (Trang 31 - 35)

1.2. CCPS trong phòng ngừa rủi ro tài chính

1.2.5. Quy trình phòng vệ

Nhiều tập đoàn vẫn bối rối trước vấn đề có nên phòng vệ bằng CCPS hay không. Sự phân vân này là do hiểu biết chưa đầy đủ về rủi ro, lo ngại về

chi phí phòng vệ và tâm lý e ngại khi báo cáo một khoản lỗ do giao dịch phái sinh. Chưa quen với các công cụ phòng vệ và chiến lược phòng vệ cũng góp phần khiến NHTM không sử dụng phái sinh.

Một chiến lược phòng vệ hiệu quả không cố gắng loại bỏ mọi rủi ro mà biến những rủi ro không chấp nhận được thành chấp nhận được. Thách thức lớn nhất đối với nhà quản trị rủi ro của NHTM là xác định những rủi ro mà NHTM sẵn sàng chấp nhận và những rủi ro NHTM muốn biến đổi bằng cách phòng vệ. Chiến lược phòng vệ tối ưu sẽ cân bằng giữa lợi ích của việc bảo vệ và chi phí phòng vệ. Giddy gợi ý các bước mà nhà quản trị rủi ro có thể thực hiện để xác định liệu công ty có lợi khi phòng vệ không.

Bước 1: Nhận biết rủi ro

Trước khi các nhà quản lý đưa ra quyết định phòng vệ, việc nhận dạng tất cả các rủi ro mà NHTM có. Những rủi ro này thường được chia làm hai loại: rủi ro hoạt động và rủi ro tài chính. NHTM có rủi ro tài chính khi tiếp xúc với các nhân tố thị trường như lãi suất, tỷ giá, giá hàng hóa và giá chứng khoán. Những rủi ro tài chính có thể phòng vệ được nhờ thị trường rộng lớn nơi những rủi ro này có thể được chuyển nhượng.

Khi xác định rủi ro nào cần phòng vệ, nhà quản trị cần phân biệt những rủi ro nào doanh nghiệp có được lợi ích nếu chấp nhận chịu và những rủi ro mà NHTM sẽ không đạt được gì dù chấp nhận. Một nhân tố quan trọng cần xem xét là rủi ro nào khi được phòng vệ sẽ tránh được những thua lỗ lớn. Nếu việc phòng vệ rủi ro chỉ mang lại khoản lời nhỏ khiến cho lợi ích không bù đắp được chi phí thì NHTM có lẽ không nên phòng vệ.

Bước 2: Phân biệt phòng vệ và đầu cơ

Một trong những lý do mà các nhà quản trị rủi ro không sẵn lòng phòng vệ là bởi họ cho rằng sử dụng CCPS liên quan đến đầu cơ. Họ tin rằng phòng vệ bằng phái sinh tạo ra thêm rủi ro. Thực tế, chính việc không chọn phòng vệ mới khiến NHTM hứng chịu thêm rủi ro trong khi việc phòng vệ làm giảm rủi ro. Một nhà quản lý lựa chọn không phòng vệ đánh cược rằng thị trường hoặc là ổn định hoặc là thay đổi theo hướng có lợi. Như vậy, NHTM đang phải chịu rủi ro thị trường biến động ngược lại.

Bước 3: Quyết định lượng phòng vệ

Phòng vệ không loại bỏ hoàn toàn rủi ro về giá và việc phòng vệ cũng liên quan đến rủi ro khối lượng. Để ngăn cản rủi ro này, NHTM có thể bán các hợp đồng tương lai hoặc kỳ hạn để đảm bảo bán được số lượng hàng nhất định với mức giá chấp nhận được.

Tuy nhiên, rủi ro khối lượng cũng xuất hiện trong chính việc phòng vệ. Thứ nhất, đó là rủi ro do sự khác biệt số lượng hàng cần phòng vệ và số lượng tiêu chuẩn trong các hợp đồng tương lai. Kết quả là một phần hàng hóa sẽ không được phòng vệ hoặc phòng vệ nhiều hơn mức cần thiết. Thứ hai là rủi ro sản lượng thu hoạch không đúng như dự tính vì những điều kiện xấu như thời tiết, dịch bệnh... Vì vậy, quyết định phòng vệ bao nhiêu rất quan trọng. NHTM cần tính toán tỷ lệ phòng vệ tối ưu khi sử dụng các CCPS.

Bước 4: Đánh giá chi phí phòng vệ

Để đánh giá chính xác chi phí phòng vệ, nhà quản lý cần so sánh với tổn thất do không phòng vệ. Trong những trường hợp tổn thất tiềm tàng là do các yếu tố thị trường như lãi suất, tỷ giá biến động ngược chiều kỳ vọng, chi phí phòng vệ cần được xem xết như chi phí mua bảo hiểm để tránh tổn thất.

Trong những trường hơp khác, giao dịch phái sinh là biến pháp thay thế bổ sung cho chiến lược tài trợ sử dụng phương pháp truyền thống. Trong hầu hết trường hợp khi mà chiến lược phái sinh được sử dụng như một phương pháp thay thế cho giao dịch truyền thống thì những chiến lược này thường lẽ ít tốn kém hơn. Phái sinh có xu hương rẻ hơn bởi chi phí giao dịch thấp tại các thị trường có tính thanh khoản cao.

Bước 5: Lựa chọn công cụ phòng vệ

Khi đã nhận diện được các rủi ro NHTM cần phòng vệ, việc tiếp theo là xem xét lựa chọn công cụ phòng vệ phù hợp. Nhiều nhà quản lý ngại tìm hiểu các công cụ phòng vệ phái sinh vì họ cho rằng những công cụ này quá phức tạp. Thực tế là hầu hết các sản phẩm phái sinh đều được xây dựng từ hai công cụ cơ bản là hợp đồng kỳ hạn (hợp đồng tương lai, hợp đồng hoán đổi,...) và hợp đồng quyền chọn (quyền chọn mua, quyền chọn bán,...).

Bước 6: Đánh giá hiệu quả

Các nhà quản trị rủi ro thường sợ sẽ bị đánh giá thấp khi báo cáo một khoản lỗ trong giao dịch phái sinh. Tuy nhiên, cần nhấn mạnh lại rằng việc đánh giá hiệu quả của chiến lược phòng vệ cần đặt trong tương quan so sánh với kết quả có thể của các phương án thay thế. Ví dụ, hợp đồng hoán đổi lãi suất thả nổi lấy cố định có phương án thay thế truyền thống là phát hành trái phiếu. Vì vậy, bất cứ khoản thua lỗ nào trong hợp đồng hoán đổi đáng lẽ sẽ là khoản thua lỗ nếu NHTM phát hành trái phiếu. Chỉ khi hiệu quả của hợp đồng hoán đổi được đánh giá trên cơ sở xem xét mục tiêu ban đầu của nhà quản trị (tạo ra dòng tiền giống trái phiếu) thì kết luận về hiệu quả sử dụng hợp đồng hoán đổi mới trở nên rõ ràng.

Bên cạnh đó, một hệ thống kiểm soát cũng cần được thành lập bao gồm chính sách phòng vệ, quy trình, những người phụ trách, Chính sách phòng vệ

có thể bao gồm những quy định rõ ràng về mục đích của phòng vệ, giới hạn về giá trị giấy tờ (notional value).

Một phần của tài liệu Giải pháp sử dụng công cụ phái sinh trong phòng ngừa rủi ro tài chính tại các NH thương mại ở việt nam khoá luận tốt nghiệp 146 (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(79 trang)
w