2.3. Đánh giá chung
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế
Nguyên nhân của việc hạn chế áp dụng các CCPS ở Việt nam hiện nay:
về phía nhà nước
- Khuôn khổ pháp lý: các luật lệ, các chính sách quản lý nhà nước còn thiếu; cơ chế nghiệp vụ chưa có. Hiện tại, cơ quan quản lý nhà nước Việt Nam cũng mới cấp giấy phép hạn chế cho một số TCTD, một số NHTM được mua/ bán đối với một số công cụ tài chính phái sinh mà thôi.
- Điều chỉnh giao dịch kỳ hạn: Quyết định số 65/1999/QĐ-NHNN7 ngày 25/2/1999
- Điều chỉnh giao dịch hoán đổi ngoại tệ:
+ Quyết định số 430/QĐ-NHNN13 ngày 24/12/1997
+ Quyết định số 893/2001/QĐ-NHNN ngày 17/7/01 của Thống đốc NHNN
- Điều chỉnh giao dịch ngoại hối kỳ hạn và hoán đổi: Quyết định số 648/2004: qui định kỳ hạn của hợp đồng forward và swap
- Điều chỉnh giao dịch quyền chọn ngoại tệ: 1452/2004/QĐ-NHNN của Thống đốc ngân hàng.
- Điều chỉnh giao dịch hoán đổi lãi suất: Quyết định số 1133/2003/QĐ- NHNN ngày 30/9/2003 (ban hành kèm theo qui chế).
- Điều chỉnh hoán đổi rủi ro tín dụng: Công văn 3324/NHNN-CSTT, tháng 4/ 2006.
- Chi phí giao dịch có liên quan để mua/ bán/ giao dịch công cụ tài chính phái sinh còn cao. Chi phí giao dịch bao gồm:
+ Chi phí tìm kiếm thông tin;
+ Chi phí thương lượng với đối tác;
+ Chi phí để điều chỉnh trạng thái nhằm thích nghi với điều kiện mới của thị trường và tài thương lượng;
+ Chi phí phát sinh từ những yếu tố bất định và rủi ro về thông tin, thể chế... (uncertaily cost - chi phí rủi ro không dự đoán được);
+ Chi phí ủy quyền tác nghiệp; + Chi phí thực hiện và giám sát.
Về phía NHTM
- Mức độ tham gia thị trường vốn của các NHTM chưa lớn, các nhà quản trị NHTM chưa có nhu cầu và cũng chưa có hiểu biết nhiều về bản chất của các loại công cụ tài chính phái sinh.
- Các NHTM có nguồn nhân lực hạn chế, hệ thống thông tin quản lý chưa phát triển; đối tác mua, bán công cụ tài chính phái sinh với các NHTM chưa nhiều và đa dạng. Do đó, các tổ chức tài chính cũng chưa có nhu cầu, chưa chủ động phát triển và cung ứng các sản phẩm, dịch vụ về công cụ tài chính phái sinh.
- Tư duy kinh doanh truyền thống còn phổ biến, trong thực tế, những biến động về tỷ giá, lãi suất được dự báo khá “chắc chắn” và giống nhau giữa các “nhà” có mặt trên thị thường tài chính và những “sai lệch” dễ dự báo đó được các bên “cân đối” ngay vào giá của sản phẩm mình như lãi suất, tỷ giá, chứng khoán.
- Thiếu đào tạo thực tế về sản phẩm phái sinh. Đây là thực trạng ở Việt Nam. Các chuyên gia đào tạo về sản phẩm phái sinh hiện nay còn quá ít, hơn nữa số đơn vị cung cấp và tham gia giao dịch không bao nhiêu. Chính vì vậy, số chuyên gia có cơ hội tiếp cận với thực tiễn ứng dụng sản phẩm phái sinh ở Việt Nam là rất hạn chế.
- Còn nhập nhằng giữa phòng ngừa rủi ro và đầu cơ. NHTM không nghĩ rằng sử dụng sản phẩm phái sinh là trả một khoản tiền để mua một giấc ngủ ngon cho mình, đồng thời chủ động trong các kế hoạch kinh doanh và kiểm soát được chi phí của mình trong tương lai. Thay vào đó, họ chỉ mong muốn kiếm đuợc lợi nhuận và không muốn lỗ. Khi mục tiêu chỉ nhằm vào đánh cuộc với biến động giá, thì khi biến động giá này không đúng như kỳ vọng, các NHTM lập tức không sử dụng tiếp các sản phẩm phái sinh nữa (như trường hợp của hợp đồng giao sau cà phê và quyền chọn vàng, ngoại tệ). Có
trường hợp NHTM ký hợp đồng mua kỳ hạn xong, thấy biến động bất lợi thì đòi hủy hợp đồng. Như vậy NHTM hiện mới chỉ nhìn vào lợi nhuận của sản phẩm phái sinh, chứ không thấy được lợi ích phòng ngừa rủi ro mang lại.
- Tâm lý ỷ lại. Chính sách bảo hộ ngầm của Nhà nước như việc để cho tỷ giá đô la Mỹ/ đồng Việt Nam và lãi suất cơ bản của tiền đồng Việt Nam liên tục ổn định trong nhiều năm đã khiến cho các NHTM hoàn toàn không chú ý đến phòng ngừa rủi ro giá và lãi suất.
Về phía khách hàng (các DOANH NGHIỆP)
Các nguyên nhân ngăn trở việc sử dụng sản phẩm phái sinh Doanh nghiệp chưa am hiểu Biến động lãi suất, tỷ giá không đù lớn
Doanh nghiệp chưa
nhận thức đầy đù vé SPPS Sản phẩm không đáp ứng nhu cầu Quy định hạch toán thuế bất lợi Phaplychua rõ ràng Lý do khác O 10 20 30 40
Số doanh nghiệp chọn là nguyên nhân quan trọng nhất
- Các DOANH NGHIỆP chưa có đủ độ am hiểu cũng như nhận thức vê việc sử dụng CCPS do ở Việt Nam thị trường phái sinh chưa hoàn thiện cũng như chưa được giới thiệu rộng rãi đến nhiều đối tượng, đặc biệt các đối tượng tiêm năng như các doanh nghiệp
- Hệ thống pháp lý cũng như thị trườn giao dịch của các CCPS chưa hoàn thiện và rõ ràng cũng là một rào cản lớn đối với các DOANH NGHIỆP trong khi xem xét về việc sử dụng các CCPS để phục vụ kinh doanh nhằm tối đa hóa lợi nhuận trong khi duy trì được rủi ro ở mức có thể chấp nhận được
- Một nguyên nhân quan trọng khác dẫn đến việc các DOANH NGHIỆP e ngại sử dụng CCPS đó là các sản phẩm tài chính phái sinh sẵn có trên thị trường Việt Nam hiện nay chưa đa dạng và không đáp ứng được kỳ vọng của các nhà đầu tư. Thực tế cho thấy, các sản phẩm phái sinh hiện nay còn rất ít trong khi chất lượng và hình thức giao dịch trên thị trường chưa phổ biến, khó có thể hấp dẫn các DOANH NGHIỆP đầu tư vào các tài sản tài chính này
- Bên cạnh đó, mộ số lý do khác như tỷ giá, lãi suất biến động theo chiều hướng bất thường cũng làm cho các DOANH NGHIỆP khó có thể nắm bắt được thì trường để đưa ra được các quyết định đầu tư vào các sản phẩm phái sinh.
CHƯƠNG 3. MỘT SỚ GIẢI PHÁP ĐỂ THÚC ĐÂY VIỆC SỬ DỤNG CCPS TRONG PHÒNG NGỪA RỦI RO TÀI CHÍNH
TẠI CÁC NHTM Ở VIỆT NAM