Một số kiến nghị

Một phần của tài liệu Giải pháp sử dụng công cụ phái sinh trong phòng ngừa rủi ro tài chính tại các NH thương mại ở việt nam khoá luận tốt nghiệp 146 (Trang 75 - 79)

Từ những thiếu sót và hạn chế trong việc sử dụng CCPS trong quản trị rủi ro tài chính của các NHTM như đề cập ở trên, em có đưa ra vài kiến nghị chung của bản thân như sau với mục tiêu và mong muốn phát triển thị trường CCPS ở Việt Nam:

về phía Nhà nước

Các công cụ phái sinh là các sản phẩm tất yếu trong tiến trình phát triển ngày càng sâu, rộng và đa dạng của thị trường tài chính. Đến nay thì các công cụ phái sinh đã phát triển rất nhanh, mạnh trên phạm vi toàn cầu và ngày càng đóng vai trò quan trọng và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong hệ thống tài chính. Các công cụ này cho thấy tính năng nổi bật trong việc phòng ngừa rủi ro, đáp ứng nhu cầu và lợi ích cho nhiều đối tượng tham gia thị trường nhưng cũng cho thấy tính chất phức tạp và nếu không quản lý tốt có thể gây nên bất ổn kinh tế. Bên cạnh đó, các CCPS góp phâng to lớn trong phát triển hệ thống tài chính ngân hàng từ đó tạo tiền đề cho phát triển kinh tế và đất nước, do vậy Nhà nước nên đẩy nhanh quá trình hoàn thiện một thị trường giao dịch cho các công cụ tài chính phái sinh cũng như các hành lang pháp lý rõ ràng, đảm bảo công bằng cho các bên tham gia trên thị trường.

Về phía Hiệp hội NH và NHNN, Bộ Tài chính

Hiệp hội NH cần kết hợp với các cơ sở đào tạo (học viện, đại học...) làm cầu nối tổ chức các hội thảo, đào tạo chuyên đề giữa NH và DOANH NGHIỆP để phát triển các công cụ tài chính phái sinh tiền tệ từ sự hiểu biết, từ lợi ích mang lại để tạo sự quan tâm áp dụng các công cụ này.

- Hiệp hội NH cần là cầu nối tiếp nhận, tập hợp các ý kiến, kiến nghị từ NHTM và DOANH NGHIỆP liên quan đến công cụ tài chính phái sinh tiền tệ để tư vấn với các cơ quan quản lý sửa đổi quy định phù hợp, góp phần tạo điều kiện áp dụng công cụ tài chính phái sinh tiền tệ hiệu quả.

- Tạp chí chuyên ngành nên có phần dành riêng giới thiệu các sản phẩm mới, các sản phẩm phái sinh tiền tệ đã được triển khai, phát hành giới thiệu đến các NH, DOANH NGHIỆP để thu hút sự quan tâm của các chủ thế này.

- NHNN cần đánh giá sản phẩm phái sinh trên cả hai mặt tích cực và hạn chế, xem xét mở rộng phạm vi thực hiện các CCPS, đồng thời có giải pháp hạn chế những nhược điểm của sản phẩm này. NHNN cần nghiên cứu, sửa đổi các quy định liên quan đến kinh doanh tiền tệ, công cụ tài chính phái sinh tiền tệ theo xu hướng hội nhập quốc tế phù hợp điều kiện môi trường Việt Nam trong từng thời kỳ.

- NHNN cần tăng cường giám sát rủi ro từ xa qua hệ thống thông tin báo cáo của các NHTM và kiểm tra tại chỗ để kịp thời phát hiện, ngăn chặn rủi ro kinh doanh tiền tệ, đảm bảo an toàn hệ thống NHTM Việt Nam.

- Bộ Tài chính cần nghiên cứu ban hành chuẩn mực liên quan đến công cụ tài chính phái sinh và ghi nhận về kế toán thuế liên quan đến công cụ này đối với DOANH NGHIỆP.

Về phía các doanh nghiệp

Các doanh nghiệp ở Việt Nam cần nâng cao nhận thức về việc sử dụng các CCPS cũng như nhận ra vai trò tiềm năng của các sản phẩm phái sinh trong việc kinh doanh thu lợi nhuận cũng như đảm bảo duy trì mức độ rủi ro ở mức cho phép. Các DOANH NGHIỆP nên đào tạo một đội ngũ cán bộ nhân viên giỏi có kiến thức và kinh nghiệm sâu sắc đối với các sản phẩm phái sinh để có thể giúp DOANH NGHIỆP đưa ra các quyết định đầu tư sáng suốt.

về phía nhà trường, cơ sở đào tạo chuyên môn

Môn học CCPS cần được phát triển và đưa thêm vào những kiến thức thực tiễn bên cạnh những bài học lý thuyết trên trường cho những nhà tài chính tương lai để có thẻ tạo ra một bước ngoặt mới cho thị trường tài chính nói chung cũng như thị trường các công cụ tài chính phái sinh nói riêng ở Việt Nam. Theo em được nhận thấy cũng như chứng kiến, hầu hết các trường đai

học tại Việt Nam có giảng dạy môn thị trường tài chính các CCPS đều chỉ nằm trên vấn đề lý thuyết, chưa có nhiều những bài thảo luận hay những buổi trò chuyện bổ íchvới các chuyên gia để có cái nhìn sáng suố và rõ ràng hơn dối với loại hàng hóa dịch vụ này.

KẾT LUẬN

Tóm lại, ở Việt Nam, do chưa từng phải chịu ảnh hưởng lớn từ cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ nhờ chính sách quản lý các giao dịch vốn những năm trước đây còn chủ yếu dựa vào cơ chế hành chính, tự phong toả là chính, mức độ tự do hoá rất hạn chế..., nên việc áp dụng các CCPS còn chưa trở thành nhu cầu bức xúc.

Tuy nhiên, hiện nay nền kinh tế Việt nam đã và đang thực sự trở thành nền kinh tế thị trường đầy đủ, đang có rất nhiều thay đổi về mặt chính sách: mở cửa thị trường vào không gian WTO, áp dụng các Luật chơi chung với quốc tế, lãi suất đã được tự do hoá; lộ trình tự do hoá tài chính đã đi qua rất nhiều bước. Trên thực tế, các luồng vốn đã tương đối tự do chảy vào và chảy ra khỏi Việt nam cả trực tiếp và gián tiếp với qui mô và tần suất ngày càng lớn; chính sách tỷ giá cũng từng bước linh hoạt theo tín hiệu thị trường... Những bối cảnh trên đã, đang là những nhân tố khách quan thúc đẩy các bên tham gia thị trường tài chính Việt nam phải đổi mới tư duy khi nhận thức về vai trò của thị trường các công cụ tài chính phái sinh trong phòng ngừa rủi ro kinh doanh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo tạp chí tài chính Việt Nam, http://tapchitaichinh.vn/

2. Báo cáo thường niên của các NHTM ở Việt Nam trong thời gian từ 2008-2011

3. Bùi Kim Yến, Lại Tiến Dĩnh, Thân Thị Thu Thủy, Trần Phương Thảo, Phạm Thị Anh Thư, 2008, Giáo trình Thị trường Tài chính Thị trường

Chứng khoán, Nhà xuất bản Thống kê (Trường ĐH Kinh tế TpHCM)

4. Chorafas D. N., 2008, Introduction to derivatives financial instruments,

McGraw Hill Companies, Inc.

5. Fauver L. và Naranjo A., 2010, Derivatives usage and firm value: The influence of agency costs and monitoring problems, Journal of Corporate Finance, vol.16, p.719-735.

6. Geczy C., Minton B.A. và Schrand C., 1997, Why Firms Use Currency Derivatives, The Journal of Finance, Vol.52, No.4, pp.1323-1354.

7. Melamed L., 1997, The role of futures and derivatives in an emerging economy, SDI - Bloomberg Seminar, Buenos Aires, Argentina

8. Mizerka J., Strozynska A. (2012), Factors influencing the use of derivatives in Poland,http://researchgate.net

9. Sprcic, Milos D., (2007), The Derivatives as Financial Risk

Management Instruments: The Case of Croatian and Slovenian Non - finacial Companies, Financial Theory and Practice, vol.31, No.4,

pp.395 - 420.

10. Takao, Atsushi, Lantara, Wayan N. (2009), The determinants of the use of derivatives in Japanese insurance companies, http://papers.ssrn.com

Một phần của tài liệu Giải pháp sử dụng công cụ phái sinh trong phòng ngừa rủi ro tài chính tại các NH thương mại ở việt nam khoá luận tốt nghiệp 146 (Trang 75 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(79 trang)
w