Kiệt quệ tài chính

Một phần của tài liệu Giải pháp sử dụng công cụ phái sinh trong phòng ngừa rủi ro tài chính tại các NH thương mại ở việt nam khoá luận tốt nghiệp 146 (Trang 36 - 37)

Kiệt quệ tài chính là tình trạng mà NHTM không thực hiện hoặc khó thực hiện cam kết với chủ nợ. Tình trạng này nếu không được giải quyết sẽ dẫn đến phá sản. Chi phí phát sinh do tình trạng này được gọi là chi phí kiệt quệ tài chính. Khi chưa phá sản, chi phí này phát sinh do yêu cầu giám sát quản lý, mất tập trung trong quản lý hoạt động của công ty. Chi phí kiệt quệ tài chính cũng có thể là chi phí vốn tăng (bởi người cho vay yêu cầu mức lợi suất cao hơn để bù đắp rủi ro tăng thêm) và các cơ hội đầu tư bỏ lỡ khi NHTM không có khả năng huy động thêm vốn. Chi phí khi phá sản bao gồm chi phí cho kiểm toán, lệ phí tòa án và các chi phí quản lý khác (Warner, 1977).

Nguy cơ xảy ra kiệt quệ tài chính tăng khi tỷ lệ nợ tăng cao trong khi khả năng trả nợ giảm. Với một mức vay nợ như nhau thì sử dụng phái sinh có thể giảm xác suất xảy ra kiệt quệ tài chính (Smith và Stulz, 1985; Froot và cộng sự, 1993). Vì vậy, khả năng là những NHTM có dấu hiệu của tình trạng này sẽ tích cực sử dụng CCPS hơn.

Phòng vệ bằng CCPS làm giảm biến động về dòng tiền (Froot và cộng sự, 1993), cho phép NHTM quản lý thanh khoản và đầu tư vào các dự án khi cần thiết. Như vậy, các NHTM gặp vấn đề về thanh khoản có lẽ sẽ tích cực tham gia thị trường phái sinh. Ngược lại, các NHTM với dòng tiền lớn là chiếc đệm cho các khoản lỗ tiềm tàng có lẽ ít sử dụng CCPS mà sẽ chấp nhận rủi ro để kiếm được mức lợi nhuận cao hơn (Mizerka và Strozynska, 2013).

Một phần của tài liệu Giải pháp sử dụng công cụ phái sinh trong phòng ngừa rủi ro tài chính tại các NH thương mại ở việt nam khoá luận tốt nghiệp 146 (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(79 trang)
w