Việc quan trọng nhất trong quản lý rủi ro là phải xây dựng được quy trình quản lý rủi ro. Quy trình quản lý rủi ro phải được thiết kế mang tính đồng bộ và có sự gắn kết với việc xây dựng và thực thi chiến lược của công ty. Theo QĐ 105/QĐ-UBCK thì quy trình quản lý rủi ro phải bao gồm 5 bước:
Hình 1.1 : Quy trình quản lý rủi ro tại công ty chứng khoán
Xác định rủi ro: Đây là bước đầu tiên nhằm tìm hiểu cặn kẽ về bản chất của rủi ro. Để nhận diện rủi ro của công ty sẽ thực hiện bằng cách liệt kê chi tiết cho từng loại rủi ro mà công ty có thể đối mặt như: rủi ro thị trường, rủi ro thanh khoản, rủi ro pháp lý, rủi ro hoạt động và các rủi ro khác theo phân loại của từng công ty chứng khoán.
Đo lường rủi ro: Tùy theo từng loại rủi ro khác nhau mà CTCK có thể đo lường bằng phương pháp định lượng hoặc định tính.
Phân tích khả năng xuất hiện rủi ro ( Rick probability) : có bốn mức độ đo lường khả năng xuất hiện rủi ro
• 6 - Thường xuyên : khả năng xuất hiện rủi ro rất cao • 4 - Hay xảy ra: khả năng xuất hiện rủi ro cao
• 2 - Đội khi: khả năng xuất hiện rủi ro trung bình
• 1 - Hiếm khi: khả năng xuất hiện thấp, chỉ xuất hiện trong điều kiện nhất định
Phân tích mức độ tác động của rủi ro ( Rick impact) : có bốn mức độ để đo lường tác động của rủi ro
• 6 -Trầm trọng • 4 -Quan trọng • 2 -Vừa phải • 1 -Không đáng kể
Phân tích thời điểm xuất hiện rủi ro( Time frame) : Có bốn mức để ước lượng thời điểm rủi ro xuất hiện
• 6 - Ngay lập tức : Rủi ro xuất hiện gần như tức khắc
• 4 - Rất gần : Rủi ro xuất hiện trong thời điểm rất gần với thời điểm phân tích
• 2 - Sắp xảy ra: Rủi ro xuất hiện trong tương lai gần
• 1 - Rất lâu: Rủi ro xuất hiện trong tương lai xa hoặc chưa định được
Rủi ro được tính giá trị để ước lượng bằng công thức:
Risk exposure = Risk impact * Risk probability * Time frame
Việc ước lượng rủi ro sẽ cho phép nhóm các rủi ro vào cùng loại và chỉ ra mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa các rủi ro. Để đo lường rủi ro của một tài sản, người ta tính mức độ biến thiên giữa mức sinh lời thực tế (Ri) và mức sinh lời kỳ vọng E(Ri) bằng cách sử dụng phương sai (δ2) và độ lệch chuẩn (δ)
Khóa luận tốt nghiệp 21 Học viện ngân hàng
Phương sai (δ2): Thể hiện tổng bình phương các mức chênh lệch giữa các khả năng sinh lời so với mức sinh lời kỳ vọng.
Công thức: δ2=∑ ịt 1(pí) [R ĩ - E(Rí)] 2
Trong đó: Pi: khả năng xảy ra mức sinh lời Ri
Độ lệch chuẩn (δ): là căn bậc hai của phương sai sẽ cho phép đo lường chính xác mức chênh lệch bình quân giữa các khả năng sinh lời và mức sinh lời kỳ vọng của các khoản đầu tư.
δ=√ ∑Γ= 1i, í [R í-.EE(R)] 2
- Theo dõi rủi ro: Quy trình theo dõi rủi ro được thực hiện để tạo điều kiện thuận
lợi cho việc áp dụng các biện pháp xử lý. Mức độ sâu rộng hay tần xuất của hoạt
động theo dõi rủi ro, tác động của biện pháp ứng phó và nội dung của các phương pháp kiểm soát phải được các bộ phận quản trị thông qua. Trưởng bộ phận quản lý rủi ro thực hiện theo dõi, đánh giá hàng ngày trạng thái rủi ro của công ty chứng khoán.
- Báo cáo rủi ro: Bộ phận quản lý rủi ro lập báo cáo định kỳ hàng tháng về quản trị rủi ro thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ để báo cáo Tổng giám đốc (Giám đốc). Quy trình báo cáo rủi ro giúp đảm bảo tất cả các thiếu sót được phát hiện qua quá trình theo dõi phải được báo cáo.
- Xử lý rủi ro: Sau khi đánh giá, tổng kết rủi ro, CTCK phải áp dụng những biện pháp xử lý thích hợp với những rủi ro gặp phải. Các bước cần thiết để lựa chọn và thực hiện các biện pháp xử lý rủi ro:
• Xác định các biện pháp ứng phó sẵn có
• Đánh giá ưu, nhược điểm của mỗi biện pháp xử lý, trong đó có việc phân tích chi phí - lợi ích, phân tích sử dụng ngân sách.
• Xây dựng kế hoạch xử lý, trong đó có trách nhiệm thực hiện kế hoạch, tiến độ thực hiện, kết quả báo cáo, hoạch định và xem xét
• Thực hiện kế hoạch xử lý: Sau khi tiến hành xử lý rủi ro, nếu còn có các rủi ro chưa tính đến, các thủ tục tương ứng phải được lặp đi lặp lại cho đến khi rủi ro nằm trong mức chấp nhận được.
Mỗi CTCK muốn quản lý rủi ro hiệu quả thì không chỉ cần xây dựng một quy trình xử lý rủi ro chặt chẽ, phù hợp với các chiến lược kinh doanh của công ty, gắn kết trách nhiệm giữa các bộ phận trong quy trình mà còn phải đảm bảo nguyên tắc tuân thủ. Vì khi tham gia trên thị trường, CTCK sẽ đối mặt với rất nhiều loại rủi ro khác nhau vì thế yêu cầu tuân thủ quy chế thiết lập và vận hành hệ thống quản trị rủi ro là một điều kiện tiên quyết để có thể xử lý kịp thời các tình huống mới mà công ty gặp phải.