- CTCK phải thực hiện xây dựng và ban hành chính sách rủi ro làm cơ sở cho hoạt
động quản trị rủi ro thường xuyên.
- CTCK phải xây dựng được quy trình quản lý rủi ro hợp lý, nghiêm túc phù hợp
với các chiến lược kinh doanh.
- CTCK phải thiết lập một hệ thống kiểm soát nội bộ chặt chẽ và ban hành các quy
trình, chính sách nội bộ.
- CTCK phải tuân thủ theo quy trình đã được xây dựng đồng thời phân tách trách
nhiệm, vai trò của các bộ phận trong quy trình quản lý rủi ro. Đồng thời, tùy thuộc vào từng loại rủi ro, CTCK phải xác định và quản lý hạn mức rủi ro cho hoạt động kinh doanh của mình, hạn mức rủi ro cho các bộ phận nghiệp vụ kinh
doanh, cá nhân tham gia vào các giao dịch chịu rủi ro.
- CTCK phải có đội ngũ nhân viên trình độ chuyên môn cao, đạo đức nghề nghiệp
Khóa luận tốt nghiệp 23 Học viện ngân hàng
UBCK Thái Lan quy định các công ty chứng khoán phải có bộ phận tuân thủ nội quy, bộ phận kiểm toán nội bộ độc lập, cũng như phải có hệ thống kiểm soát nội bộ và quản lý rủi ro được hội đồng quản trị phê duyệt, có quy trình kiểm soát đối với việc tiếp cân các thông tin không phổ biến cho đại chúng, bao gồm việc tách rời bộ phận bán hàng và bộ phận phân tích ra khỏi bộ phận thực hiện giao dịch nội bộ cũng như có quy trình giám sát bộ phận bán hàng.
Kinh nhiệm Philippines
UBCK yêu cầu mỗi công ty phải có người liên quan ( associated person) chịu trách nhiệm về hoạt động tuân thủ của công ty trước UBCK.
UBCK yêu cầu tách rời tài khoản của khách hàng và của công ty chứng khoán và ưu tiên lệnh giao dịch của khách hàng trước lệnh giao dịch tự doanh, cũng như tách bạch hai bộ phận môi giới và tự doanh.
UBCK ban hành các Quy trình xử lý nội bộ mẫu, Bộ quy tắc đạo đức nghề nghiệp. UBCK quy định trong các hợp đồng phải nêu rõ tổng rủi ro có thể chấp nhận được,.
Kinh nghiệm Australia
UBCK Australia yêu cầu các công ty chứng khoán phải có hệ thống điều hành, quản trị phù hợp, nếu không sẽ thu hồi giấy phép. Trong các quy định liên quan đến điều hành, quản trị có các yêu cầu sau:
- Có hệ thống kiểm soát nội bộ thích đáng
- Có biện pháp xác định, xử lý phù hợp và trong các trường hợp cần thiết tránh các mâu thuẫn lợi ích
- Lãnh đạo cấp cao phải chịu trách nhiệm chính
1.4.2. Bài học quản lý rủi ro
Các tổ chức trung gian tài chính phải thực hiện tuân thủ các tiêu chuẩn về tổ chức nội bộ, thực hiện nghiệp vụ nhằm bảo vệ lợi ích của nhà đầu tư, quản lý rủi ro và ban lãnh đạo của tổ chức trung gian tài chính chịu trách nhiệm chính đối với các vấn đề này.
- Cơ quan quản lý cần yêu cầu tổ chức trung gian tài chính có các quy trình đảm bảo viêc tuân thủ các quy định, thực hiện kiểm soát nội bộ, quản lý rủi ro. Cơ quan quản lý không thể thực hiện giám sát hàng ngày tình hình thực hiện các
quy trình này, do đó trách nhiệm chính đối cới việc thực thi quy định này áp dụng đối với ban lãnh đạo công ty chứng khoán.
- Các quy định này cần thực hiện như sau:
Ban lãnh đạo phải hiểu rõ bản chất của hoạt động kinh doanh của chính công ty mình, từ đó có các chính sách, quy trình kiểm soát nội nộ, quản lý rủi ro phù hợp trên cơ sở giám sát hàng ngày và ban kiểm soát phải thực hiện tiếp cận các thông tin kịp thời và sẵn sàng cho truy cập. Việc xem xét và đánh giá các quy trình phải thực hiện định kỳ và tốt hơn hết là do một bên thứ ba thực hiện, ví dụ như Sở giao dịch chứng khoán có thể hỗ trợ trong việc kiểm toán lại các quy trình này.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Thông qua việc nghiên cứu vấn đề mang tính lý luận, chương 1 đã trình bày tổng quan về CTCK với đặc điểm, nghiệp vụ cơ bản và vai trò của một CTCK. Đồng thời, chương 1 cũng cung cấp các loại rủi ro thường gặp tại CTCK, nguyên nhân gây ra rủi ro và lý luận chung về quản lý rủi ro tại CTCK. Đây là cơ sở quan trọng cho việc đánh giá thực trạng quản lý rủi ro tại công ty cổ phần chứng khoán ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam mà khóa luận đề cập ở chương 2.
Khóa luận tốt nghiệp 25 Học viện ngân hàng
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT
TRIỂN VIỆT NAM (BSC)
2.1. Tổng quan về công ty cổ phần chứng khoán Ngân hàng Đầu tư
và Phát
triển Việt Nam
2.1.1. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển
Được cấp phép thành lập ngày 26/11/1999 với tên giao dịch: Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC). Công ty vinh dự trở thành công ty chứng khoán đầu tiên trong ngành ngân hàng tham gia kinh doanh trong lĩnh vực chứng khoán và cũng là một trong hai công ty chứng khoán đầu tiên tại Việt Nam.
Ke thừa và phát huy những kinh nghiệm quý báu trong hơn 50 năm qua của hệ thống ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)- Ngân hàng thương mại quốc doanh được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chỉ định làm ngân hàng thanh toán cho thị trường chứng khoán - sự khai trương và đi vào hoạt động với tư cách là một định che tài chính trung gian hoạt động đa năng của BSC cũng đánh dấu cho sự khởi đầu chứng khoán nói chung và nghề môi giới, đầu tư và tư vấn chứng khoán tại Việt Nam nói riêng.
Cuối năm 2010, với định hướng phát triển của BIDV, đồng thời đáp ứng nhu cầu và đòi hỏi của thị trường, BSC tiến hành cổ phần hóa và đấu giá thành công 10 195 570 cổ phần. Ngày 01/01/2011, Công ty chính thức đổi tên thành Công ty cổ phần chứng khoán ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam với số vốn điều lệ là 865 tỷ đồng. Hiện BSC có một trụ sở chính tại Hà nội, một chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh, mạng lưới đại lý giao dịch trên toàn quốc, với 200 nhân viên làm việc trong cả khối hỗ trợ và khối nghiệp vụ.
Hơn 10 năm qua, với sự hậu thuẫn toàn diện, mạnh mẽ và có hiệu quả của BIDV, bằng nỗ lực tự thân của đội ngũ cán bộ nhân viên, BSC đã không ngừng vươn lên với mục tiêu trở thành một trong những Công ty chứng khoán hàng đầu
2.1.2. Triết lý kinh doanh
Mục tiêu kinh doanh: Lợi ích của khách hàng là lợi ích của BSC
Triết lý kinh doanh: BSC - người bạn đồng hành đáng tin cậy
Chiến lược cạnh tranh:
Không ngừng đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng, kiến thức, văn hóa ứng xử và đạo đức nghề nghiệp cho nguồn nhân lực hiện có, đồng thời xây dựng và thực thi các chính sách thu hút nguồn nhân lực có chất lượng cao nhằm sẵn sàng đáp ứng các nhu cầu khắt khe của khách hàng.
Nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin, phát triển và đưa vào vận hành hệ thống các phần mềm ứng dụng tiên tiến như định giá chứng khoán, xác định giá trị doanh nghiệp, phân tích cơ bản, phân tích kỹ thuật và đặt lệnh trực tuyến để hỗ trợ kịp thời, có hiệu quả quá trình ra quyết định của các nhà đầu tư.
Tiếp tục cải thiện hệ thống công bố thông tin nhằm cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác, đáng tin cậy và có giá trị sử dụng cho các nhà đầu tư.
Cải thiện chất lượng dịch vụ thông qua việc tập trung đầu tư nguồn nhân lực vào các dịch vụ cho phép tiếp cận trực tiếp vào nhóm khách hàng mục tiêu.
Đẩy mạnh tài trợ cho các dự án hỗ trợ gia tăng kiến thức đầu tư cho cộng đồng thông qua việc phối hợp với các Trường Đại học, các Học viện, các Viện nghiên cứu để tổ chức đều đặn các chương trình hội thảo khoa học, tư vấn trực tiếp tại các doanh nghiệp, thi tìm hiểu chứng khoán ...nhằm gia tăng uy tín và hình ảnh của BSC.
Chính sách quản lý chất lượng
Nhận thức rằng chất lượng sản phẩm, dịch vụ cung cấp cho khách hàng là nhân tố có ý nghĩa sống còn đối với sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp, ngay từ đầu, BSC đã hướng mọi nỗ lực vào việc cải thiện và nâng cao số lượng, chất lượng dịch vụ để tối đa hóa lợi ích của khách hàng.
Để tạo điều kiện duy trì tính liên tục và thống nhất của hệ thống quản lý chất lượng, đồng thời để chuẩn hóa và kiểm soát được rủi ro trong toàn bộ các hoạt động chủ yếu, BSC đã ban hành sổ tay quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2000. Đây là tài liệu nêu rõ chủ trương, chính sách, nguyên tắc chung
Khóa luận tôt nghiệp 27 Học viện ngân hàng
và nội dung về quản lý chất lượng mà BSC cam kết thực hiện để nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, phục vụ khách hàng ngày một tốt hơn.
Trên cơ sở hoạch định mục tiêu quản lý chất lượng, hoạch định hệ thống quản lý chất lượng, BSC xây dựng và thực hiện chính sách quản lý nguồn lực, hoạch định và kiểm tra quá trình tạo ra sản phẩm dịch vụ theo mô hình PDCA, quản lý toàn bộ các văn bản, các quy trình trong hệ thống quản lý chất lượng, định kỳ tổ chức thu thập ý kiến của các khách hàng, của các đối tác để đo lường, phân tích, cải tiến, khắc phục các tồn tại để hoàn thiện sản phẩm, dịch vụ.
2.1.3. Mô hình tổ chức
Hình 2.1: Mô hình tổ chức của BSC
Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của CTCP Chứng khoán ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam được tổ chức như sau:
Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan quyền lực cao nhất của Công ty, bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết và người được cổ đông ủy quyền.
Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý cao nhất của Công ty, có nghĩa vụ quản trị Công ty giữa hai kỳ đại hội. Hội đồng quản trị gồm 5 thành viên.
Ban tổng giám đốc: có nhiệm vụ tổ chức điều hành và quản lý mọi hoạt động kinh doanh của Công ty theo chiến lược và kế hoạch kinh doanh hàng năm.
Ban kiểm soát: có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ trong quản trị và điều hành hoạt động kinh doanh, các báo cáo tài chính của Công ty.
Về tổng quan, công ty cổ phần chứng khoán ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam được chia làm 2 khối chính: khối nghiệp vụ và khối hỗ trợ.
Khối nghiệp vụ:
Phòng dịch vụ chứng khoán: Thực hiện giao dịch của khách hàng, lưu ký chứng khoán, kế toán giao dịch, repo, cho vay, đại lý đấu giá.
Phòng tư vấn tài chính: Tư vấn bảo lãnh phát hành, Tư vấn đầu tư dài hạn và lãi suất cố định, tư vấn tài chính.
Phòng tư vấn đầu tư: Nghiên cứu kinh tế, lập và công bố các báo cáo phân tích cơ bản, phân tích kỹ thuật của các công ty niêm yết và chưa niêm yết để làm cơ sở định hướng hoạt động đầu tư của công ty và tư vấn đầu tư cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu; Quản lý thông tin và hoạt động công bố, cung cấp, khai thác thông tin về các hoạt động tư vấn đầu tư trong toàn công ty theo quy định của pháp luật và quy định của công ty; Tư vấn đầu tư chứng khoán cho khách hàng; Marketing; Phát triển nghiệp vụ.
Phòng tự doanh: Xây dựng danh mục đầu tư tự doanh hợp lý và hiệu quả bao gồm các chứng khoán niêm yết, chưa niêm yết và trái phiếu.
Khối hỗ trợ
Phòng tổ chức hành chính: Quản lý tổ chức nhân sự trong toàn công ty, pháp chế, chế độ, đào tạo, thi đua khen thưởng; Phát triển thương hiệu; Quản trị
Khóa luận tốt nghiệp 29 Học viện ngân hàng
văn phòng; Tổng hợp các loại báo cáo có liên quan đến hoạt động của công ty, chi nhánh trong từng thời kỳ.
Phòng tài chính kế toán: Tổ chức thực hiện công tác hạch toán, kế toán, thống kê hoạt động kinh doanh của công ty theo đúng pháp lệnh kế toán - thống kê của nhà nước; Lập tổng hợp kế toán tài chính quý, năm cho toàn công ty; Quản lý tài chính; Xây dựng chiến lược kế hoạch phát triển.
Phòng kiểm soát nội bộ: Kiểm tra, kiểm soát việc tuân thủ quy trình nghiệp vụ của các bộ phận kinh doanh chứng khoán; Kiểm soát nội bộ báo cáo tài chính; Kiểm soát việc tuân thủ các quy định về tách biệt tài sản, bảo quản, lưu trữ tài sản của khách hàng.
Phòng tổng hợp: tổng hợp các tình hình của các phòng ban trong công ty từ đó xây dựng kế hoạch chỉ tiêu.
Phòng công nghệ thông tin: Tổng hợp kế hoạch và tiến độ thực hiện các đề án phát triển công nghệ thông tin của BSC; Thiết lập quy trình công nghệ và phát triển các yêu cầu nghiệp vụ; Đầu mối nghiên cứu công nghệ mới để sản xuất hoặc đặt hàng sản xuất các sản phẩm mới về ứng dụng tin học phục vụ kinh doanh và điều hành doanh nghiệp; Ban hàng các quy chế, dự thảo về vấn đề vận hành, bảo mật và khai thác mạng thông tin chứng khoán toàn công ty.
2.2. Thực trạng quản lý rủi ro tại công ty cổ phần chứng khoán Ngân hàng
Đầu tư và Phát triển Việt Nam
2.2.1. Quản lý rủi ro thị trường 2.2.1.1. Xác định rủi ro
❖ Rủi ro lãi suất
Trong giai đoạn 2010 - 2012, chính sách tiền tệ của NHNN đã có những thay đổi đáng kể, biểu hiện là các loại lãi suất liên tục thay đổi. Năm 2010, với việc thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, ngày 5/11/2010, NHNN đã tăng lãi suất cơ bản từ 8% lên 9% để kiểm soát lạm phát, góp phần hạ nhiệt tỷ giá. Các thành viên Hiệp hội ngân hàng nâng mức lãi suất huy động đồng thuận lên 12%.năm. Điều này khiến cho lãi suất huy động VNĐ vào thời điểm cuối năm
thương mại với những kỳ ngắn hạn. Sang đến năm 2011, lãi suất huy động VNĐ ít biến động hơn phổ biến ở mức 13.5-14% /năm. Từ tháng 1/2011- nay NHNN đã quy định trần lãi suất huy động cố định theo hướng giảm dần nhằm phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô và lạm phát.
Hình 2.2: Biến động lãi suất trong năm 2010-2012
→-Nam 2010 -■-Năm 2011
-⅛-Nam 2012
Nguồn: laisuat.vn
Lãi suất biến động mạnh sẽ tác động không nhỏ đến TTCK. Lãi suất luôn biến động ngược chiều với giá chứng khoán, lãi suất tăng sẽ tác động xấu đến thị trường, giá chứng khoán giảm, ảnh hưởng đến giá trị danh mục đầu tư của công ty và làm cho doanh thu từ hoạt động môi giới có thể bị sụt giảm do có một lượng lớn NĐT rời bỏ thị trường để chuyển sang kênh đầu tư hấp dẫn, an toàn hơn và ngược lại. Năm 2010, bên cạnh việc tăng lãi suất cơ bản, lãi suất huy động VNĐ cũng tăng khiến cho nhu cầu gửi tiền vào hệ thống ngân hàng tăng vì mức sinh lời khi gửi tiền tăng khiến cho thị trường bị ảnh hưởng. Năm 2011, lãi suất ít biến động, đặc biệt năm 2012, lãi suất huy động VNĐ liên tục giảm sẽ tạo điều kiện giúp thị trường tăng điểm.
Sự thay đổi lãi suất cũng tác động đến mức sinh lời của tiền và các khoản tiền gửi ngân hàng của Công ty. Lãi suất tăng làm tăng giá trị nhận được từ
Khóa luận tốt nghiệp 31 Học viện ngân hàng
khoản tiền gửi ngân hàng. Tuy nhiên đây là các khoản đầu tư ngắn hạn và không