Không giống như hoạt động của các ngân hàng thương mại, rủi ro tín dụng trong công ty chứng khoán xuất phát chủ yếu từ hoạt động cho vay khách hàng và đối tác. Các khoản cho vay này có thể xuất hiện dưới hình thức tiền mặt hoặc chứng khoán ( bao gồm cả chứng khoán nợ và chứng khoán vốn). Các CTCK chủ yếu cấp tín dụng thông qua các hợp môi giới ký kết các hợp đồng hợp
Khóa luận tốt nghiệp 61 Học viện ngân hàng
tác đầu tư, hợp đồng bảo lãnh thanh toán cho khách hàng trên cơ sở cả 2 bên cùng có lợi, khách hàng có thêm vốn nhanh chóng để kịp thời thực hiện các cơ hội đầu tư của mình, còn CTCK thu về cho mình một khoản doanh thu đáng kể. Giải pháp đối với quản lý rủi ro tín dụng được đưa ra:
về việc đo lường rủi ro: Công ty có thể sử dụng phương pháp xếp hạng tín dụng theo điểm đối với từng loại khách hàng mà công ty cấp tín dụng để đo lường khả năng xảy ra rủi ro tín dụng cũng như kiểm soát hạn mức cấp tín dụng cho từng đối tượng khách hàng.
kỳ mạnh đạt hiệu quả kinh doanh, tiêu biểu
ngành A
Nên đầu tư AAA 9.70÷ 9.99
AAA- 9.50÷ 9.69
AA+ 9.21÷9.49 Năng lực tài chính mạnh, kinh doanh hiệu quả, có triển vọng
^AA 8.80÷9.20 AA- 8.50÷8.79
A+ 8.21÷8.49 Năng lực thanh toán khá mạnh nhưng khá nhạy cảm với môi trường kinh doanh B ^A 7.80÷8.20 “Ã 7.50÷7.79 BBB+ 7.21÷7.49 Hạng mức xếp hạng trung bình, có năng lực thanh toán BBB 6.80÷7.20 C BBB- 6.50÷6.79 BB+ 6.21÷6.49 Hạng mức khá yếu kém, năng lực thanh toán đôi lúc bị yếu kém Nghiên cứu thêm ^BB 5.80÷6.20 ^BB- 5.50÷5.79
B 4.70÷5.20 hiện tại, nhưng có thế mất tự chủ về tài chính khi có thay đổi bất lợi ^B- 4.50÷4.69
CCC+ 4.21÷4.49 Không đủ khả năng thanh toán, nếu điều kiện KD thuận lợi, kế hoạch KD có thể cải thiện Không xếp hạng CCC 3.70÷4.20 CCC- 3.50÷3.69
CC+ 3.21÷3.49 Hiện tại mất khả năng thanh toán, nguy cơ phá sản khó tránh khỏi Không nên đầu tư ^CC 2.80÷3.20 ^CC- 2.50÷2.79 ^C+ 2.21÷2.49
Giai đoạn chuẩn bị phá sản ^C 1.80÷2.20 ^C- 1.50÷1.79 ^D+ 0.11÷1.49 Phá sản hoàn toàn ^D 0.04÷0.10 ^D- 0.01÷0.39
về việc theo dõi, xử lý rủi ro:
Công ty cần theo dõi, kiểm soát chặt chẽ các khoản phải thu thông qua quy trình cấp tín dụng cho khách hàng hơn nữa.
Giảm bớt các khoản phải thu về nghĩa vụ thanh toán tiền mua ( margin) cho khách hàng, nâng cao tỷ lệ an toàn để đảm bảo an toàn tài chính trong những điều kiện rủi ro khó lượng của thị trường. Mặc dù, việc làm này sẽ ảnh hưởng đến một phần doanh thu của công ty nhưng đổi lại công ty sẽ đạt được một sự an toàn tài chính về mặt dài hạn, khi những rủi ro không lường trước được xảy ra trên thị trường, kéo theo những thiệt hại nặng nề của nhà đầu tư sử dụng margin.
Yêu cầu tỷ lệ an toàn cao: điều này có nghĩa là bên cho vay chỉ cho vay thấp hơn giá trị thị trường của khoản vay. Phần chiết khấu giá trị chứng khoán đảm bảo được gọi là biên độ an toàn, nhằm tạo ra vùng đệm cho bên cho vay.
Khóa luận tốt nghiệp 63 Học viện ngân hàng
Thông thường tỷ lệ chiết khấu đối với trái phiếu chính phủ là rất thấp, chỉ trong khoảng 1-2%.
Yêu cầu tăng thêm tài sản đảm bảo, thường xuyên đánh giá lại tài sản đảm bảo theo giá trị thị trường. Trong trường hợp hạn mức cho vay dựa trên giá trị tài sản bảo đảm thấp hơn giá trị khoản vay hiện tại thì sẽ yêu cầu bên đi vay cung cấp thêm tài sản đảm bảo.
Công ty cần có những tiêu chí rõ ràng để đánh giá, sàng lọc khách hàng trước khi cung cấp margin cho họ.
Giảm hạn mức cho vay: thực hiện đánh giá lại hạn mức cho vay dựa trên giá trị tài sản đảm bảo. Nếu giá trị khoản vay hiện tại vượt quá hạn mức cho vay được tính toán lại thì khách hàng phải trả một phần khoản vay để đưa rủi ro về hạn mức mới.