Hoàn thiện hệ thống quản lý rủi ro

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường quản lí rủi ro tại công ty cổ phần chứng khoán NH đầu tư và phát triển việt nam (BSC) khoá luận tốt nghiệp 155 (Trang 70 - 71)

Một hệ thống quản lý rủi ro hiệu quả cần phải kiểm soát được tất cả các khu vực phát sinh rủi ro và đưa ra được biện pháp xử lý làm tối thiểu hóa rủi ro gặp phải. Vì thế nó phải được vận hành theo một quy trình chặt chẽ, được quản lý bởi các bộ phận độc lập và cần được phân rõ trách nhiệm đối với từng bộ phận quản lý rủi ro. Không những thế, công ty cũng cần thiêt lập chức năng quản lý rủi ro trong cơ cấu tỏ chức của công ty phù hợp với quy mô, bản chất và mức độ phức tạp của các rủi ro gặp phải trong quá trình kinh doanh,

Cơ cấu tổ chức bộ máy để thực hiện các chức năng quản lý rủi ro cho BSC được đề xuất như sau:

- Hội đồng quản trị: Phải thực hiện tối thiểu các công việc sau trong hoạt động quản trị rủi ro: Tiến hành rà soát, phê duyệt định kỳ hàng năm các chính sách, hạn mức rủi ro; chỉ đạo xử lý kịp thời các tồn tại trong công tác quản lý rủi ro trên cơ sở báo cáo của Tổng giám đốc, bộ phận quản trị rủi ro và các bộ phận khác có liên quan có liên quan đến hoạt động quản lý rủi ro.

Khóa luận tốt nghiệp 58 Học viện ngân hàng

với các bộ phận chuyên môn nghiệp vụ khác; phải chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị trong việc triển khai chính sách rủi ro và hạn mức rủi ro đã được Hội đồng quản trị phê duyệt. Tổng giám đốc cần thực hiện các nhiệm vụ như: xây dựng chính sách rủi ro và hạn mức rủi ro; xây dựng các tiêu chuẩn quản lý rủi ro; hàng tháng phải báo cáo với Hội đồng quản trị về quy trình quản lý rủi ro; đảm bảo hệ thống quản lý rủi ro được vận hành thống nhất, rõ ràng, đủ nhân sự và nguồn lực tài chính.

- Bộ phận quản lý rủi ro: có trách nhiệm thường xuyên theo dõi, đánh giá và đo lường các rủi ro của CTCK; rà soát, điều chỉnh các mô hình định giá và hệ thống đánh giá các công cụ tài chính được sử dụng bởi các bộ phận nghiệp vụ kinh doanh; đề xuất các chính sách rủi ro cho Tổng giám đốc; đề xuất hạn mức rủi ro cho các bộ phận nghiệp vụ; đánh giá mức độ rủi ro và trạng thái trung lập rủi ro, thiệt hại thực tế phát sinh và thiệt hại dự báo bởi bộ phận quản lý rủi ro đồng thời đưa xây dựng các quy trình ứng phó rủi ro trong đó có chương trình dự phòng và duy trì hoạt động kinh doanh thường xuyên; chuẩn bị báo cáo định kỳ.

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường quản lí rủi ro tại công ty cổ phần chứng khoán NH đầu tư và phát triển việt nam (BSC) khoá luận tốt nghiệp 155 (Trang 70 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(98 trang)
w