Phương pháp phân tích theo mô hình Dupont

Một phần của tài liệu Công ty cổ phần phần mềm quản lý doanh nghiệp (Trang 28 - 31)

Mô hình Dupont là kỹ thuật được sử dụng để phân tích khả năng sinh lời của một doanh nghiệp bằng các công cụ quản lý hiệu quả truyền thống. Mô hình Dupont tích hợp nhiều yếu tố của báo cáo thu nhập với bảng cân đối kế toán. Trong phân tích tài chính, người ta vận dụng mô hình Dupont để phân tích mối liên hệ giữa các chỉ tiêu tài chính. Chính nhờ sự phân tích mối liên kết giữa các chỉ tiêu tài chính, chúng ta có thể phát hiện ra những nhân đó đã ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích theo một trình tự nhất định. (Nguyễn Ngọc Quang, 2016. Giáo trình phân tích báo cáo tài chính)

Nội dung cơ bản của phương pháp này là chia nhỏ một tỷ số tài chính tổng hợp ra thành các tỷ số tài chính nhỏ hơn. Rồi từ các tỷ số tài chính nhỏ hơn đó lại được tiếp tục chia nhỏ ra tiếp. Mỗi tỷ số nhỏ ở bên dưới được xem như là một nhân tố tác động làm thay đổi tỷ số tổng hợp. Theo cách này, người phân tích có thể hiểu rõ được đến gốc rễ các nguyên nhân có thể ảnh hưởng tới tỷ số tổng hợp đầu tiên. Tỷ số tổng hợp ở trên cùng của tháp tỷ số là tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản hoặc tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu,... Theo phương pháp này, khi phân tích suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) có thể phân tích được mối liện hệ giữa các chỉ số như ROA, ROS, đòn bẩy tài chính đồng thời đưa ra các mối liên hệ giữa các chỉ số đó với tài sản,

nợ, doanh thu, lợi nhuận... Có thể biểu diễn mối quan hệ giữa các chỉ tiêu phản ánh suất sinh lời theo sơ đồ 1.1 như sau:

Sơ đồ 1.1: Mô hình dupont

(Nguồn: tác giả tự tổng hợp)

ROE = (Lợi nhuận sau thuế /Tài sản bình quân ) x (Tài sản bình quân/Vốn chủ bình quân)

ROE = ROA x Đòn bẩy tài chính (Hệ số tài sản trên vốn chủ )

- Ta thấy ROE phụ thuộc vào hệ số sinh lời ròng của tài sản (ROA) và hệ số tài sản trên vốn chủ.

Hệ số tài sản trên vốn chủ = (Vốn chủ SH bình quân/ Vốn chủ SH bình quân ) + (Nợ phải trả bình quân/Vốn chủ SH bình quân) = 1 + Đòn bẩy tài chính ROA =( Lợi nhuận sau thuế / Doanh thu) x (Doanh thu/Tổng tài sản bình quân) = ROS x Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh.

Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh = (Doanh thu /Tài sản ngắn hạn bình quân) x (Tài sản ngắn hạn bình quân/ Tổng tài sản bình quân) = Số vòng luân chuyển tài sản ngắn hạn x Hệ số đầu tư ngắn hạn.

ROE= ROS x Hệ số đầu tư ngắn hạn x Số vòng luân chuyển tài sản ngắn hạn x (1+ Đòn bẩy tài chính)

Mô hình Dupont có những ưu điểm:

- Đơn giản dễ sử dụng là một công cụ rất tốt để cung cấp kiến thức căn bản cho người sử dụng giúp xác định được các tác động đến kết quả kinh doanh của công ty.

- Có thể được sử dụng để thuyết phục cấp quản lý thực hiện một vài bước cải tổ nhằm chuyên nghiệp hóa chức năng thu mua và bán hàng. Đôi khi việc đầu tiên cần làm trước tiên là nhìn vào thực trạng của công ty. Thay vì tìm cách thôn tính công ty khác nhằm tăng thêm doanh thu và hưởng lợi thế nhờ quy mô, để bù đắp khả năng sinh lợi yếu kém.

Tuy nhiên, mô hình này cũng có những hạn chế:

- Chỉ dựa vào nguồn số liệu kế toán cơ bản mà số liệu này có thể không đáng tin cậy hoặc chưa phản ánh đầy đủ;

- Không bao gồm chi phí vốn;

- Mức độ tin cậy của mô hình phụ thuộc hoàn toàn vào giả thuyết và số liệu đầu vào trong khi khả năng kiểm soát nguồn đầu vào không phải lúc nào cũng tốt.

Trong giai đoạn kinh tế ngày càng phát triển, công ty muốn hoạt động một cách hiệu quả thì bên cạnh việc cắt giảm chi phí nên nghĩ đến những kế hoạch xây dựng thương hiệu, marketing, có những chiến lược thích hợp trong điều kiện kinh tế cạnh tranh như hiện nay. Bởi vì chi phí ngày nay có thể chưa hẳn là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến lợi nhuận doanh nghiệp.

Sử dụng mô hình Dupont để phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp có ý nghĩa rất lớn đối với quản trị tài chính DN. Dựa vào mô hình có thể đánh giá được hiệu quả kinh doanh một cách toàn diện, đánh giá đầy đủ và khách quan những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của DN. Từ đó, đưa ra được hệ thống các biện pháp nhằm tăng cường công tác tổ chức quản lý và hoạt động tài chính DN, góp phần không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh của DN ở các kỳ tiếp theo.

1.2.4 Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp

1.2.4.1 Phân tích cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn

Một phần của tài liệu Công ty cổ phần phần mềm quản lý doanh nghiệp (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(130 trang)
w