- Tỷ suất lợi nhuận gộp:
b. Phân tích Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter ngành dược phẩm
nguyên liệu.
- Nâng cao công tác bảo vệ môi trường, liên tục tìm giải pháp cải thiện môi trường thông qua kết quả báo cáo đánh giá tác động môi trường.
- Thực hiện đầy đủ các chính sách xã hội do cơ quan ban ngành phát động, cũng như tích cực chủ động hưởng ứng các chương trình vì lợi ích cộng đồng, vì lợi ích phát triển xã hội.
b. Phân tích Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter ngành dượcphẩm phẩm
Ngành dược là một ngành năng động với tốc độ tăng trưởng nhanh và tiềm năng lợi nhuận cao.
• Áp lực cạnh tranh từ các đối thủ đang hiện hữu
Ngành dược phẩm là một trong những ngành có tính cạnh tranh nhất trên thế giới. Cả nước hiện đang có khoảng 178 doanh nghiệp sản xuất thuốc trong đó có khoảng 100 doanh nghiệp sản xuất thuốc tân dược và khoảng 80 doanh nghiệp sản xuất thuốc đông dược. Các dòng thuốc phổ biến thông thường không phải là biệt dược được các doanh nghiệp này lựa chọn để tập trung sản. Do đó, xảy ra tình trạng sản xuất chồng chéo, tranh giành một phân khúc thị trường nhỏ giữa hầu hết các doanh nghiệp nội địa. Điều này dẫn đến cạnh tranh giữa các đối thủ trong ngành rất gay gắt..
Hầu hết các công ty trong ngành đều đã xuất hiện từ lâu và đã được công nhận như các công ty nằm trong Top 10 Công ty Dược uy tín được đánh giá, xếp hạng dựa trên 3 tiêu chí chính: Năng lực tài chính thể hiện trên báo cáo tài chính năm gần nhất; Uy tín truyền thông được đánh giá bằng phương pháp Media Coding - mã hóa các bài viết về công ty trên các kênh truyền thông có ảnh hưởng; Khảo sát dược sỹ làm việc tại các hiệu thuốc, các chuyên gia trong ngành và Khảo sát doanh nghiệp được thực hiện trong tháng 11/2019 về quy mô vốn, thị trường, lao động, tốc độ tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận, kế hoạch hoạt động trong năm 2020 gồm: Công ty CP dược Hậu Giang, công ty CP Traphaco, công ty CP Pymepharco, công ty CP xuất nhập khẩu y tế Domesco, công ty CP dược phẩm Imexpharm, công ty CP dược - trang thiết bị y tế Bình Định, công ty CP dược phẩm Hà Tây, công ty CP dược phẩm OPC, công ty TNHH Sanofi Aventis Việt Nam...
Việt Nam được tổ chức IQVIA Institute xếp vào nhóm những nước có ngành dược mới nổi (pharmerging countries). Dự báo từ hãng nghiên cứu thị trường IBM về độ lớn thị trường dược phẩm nước ta sẽ đạt 7,7 tỷ USD vào năm 2021, và lên đến 16,1 tỷ USD năm 2026, với tỷ lệ tăng trưởng kép lên tới 11% tính theo đồng Việt Nam. Một lý do khác là xu hướng sáp nhập và mua lại gần đây, nơi các công ty lớn đã thâu tóm các công ty nhỏ hơn. Những tiến bộ công nghệ trong công nghệ sinh học và gen đã làm tăng thêm sự cạnh tranh trong ngành do đó các công ty không còn lựa chọn nào khác ngoài việc áp dụng các công nghệ mới.
• Mối đe dọa từ các đối thủ mới tham gia vào ngành
Việc tỷ suất lợi nhuận cao, có một số lượng lớn công ty quy mô nhỏ và lớn, và các quy định nghiêm ngặt của chính phủ làm cho ngành dược trở thành một ngành rất cạnh tranh, không có chỗ để mắc sai lầm.
Việt Nam đã gia nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO, vì vậy ngành dược Việt Nam có nhiều cơ hội để phát triển đó là chúng ta sẽ có môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng, minh bạch và thuận lợi hơn.. Điều này mang lại nhiều điểm tích cực trong việc tiếp cận với các đối tác hợp tác sản xuất, kinh doanh, chuyển giao công nghệ. Tuy nhiên, khi gia nhập WTO các nước thành viên sẽ được giảm thuế suất đối với tất cả các loại hàng hóa, thuộc mọi lĩnh vực (trong đó có dược phẩm) nhằm đảm bảo sự thuận lợi và lưu thông hàng hóa dễ dàng. Chính vì vậy, bên cạnh những thuận lợi cho ngành dược khi nước ta gia nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO, ngành dược trong nước cũng phải đối diện với những thách thức khó khăn, một trong số đó là đối mặt với sự cạnh tranh trực tiếp với doanh nghiệp nước ngoài trên một sân chơi bình đẳng khi hầu hết các “hàng rào” thuế quan bị hạ thấp.
Sức ép cạnh tranh trên thị trường dược cũng ngày càng gay gắt khi nhiều doanh nghiệp công nghệ, thực phẩm như Vinamilk, Thế Giới Di Động, FPT Retail, Digiworld cùng tham gia.
Cũng bởi vì thế, chưa khi nào, ngành Dược lại có sự cạnh tranh khốc liệt như hiện nay. Nhiều DN trẻ năng động đã nắm bắt cơ hội vận dụng hiệu quả hoạt động kinh doanh online. Trong khi đó, nhiều DN có bề dày lịch sử phát triển lại đang loay hoay để tìm hướng đi đổi mới.
• Khả năng thương thuyết của nhà cung cấp
Ngành công nghiệp dược phẩm hầu như chỉ yêu cầu nguyên liệu thô cho thuốc vì thuốc được sản xuất tại các nhà máy. Yêu cầu thứ hai là công nghệ cho sản xuất và các kế hoạch sản xuất. Yếu tố thứ ba là các nhà cung cấp cung cấp vật liệu đóng gói.
Trung Quốc và Ấn Độ là 02 nguồn cung nguyên liệu dược phẩm lớn nhất cho Việt Nam, chiếm lần lượt 63,7% và 16,7% tỷ trọng nguyên liệu dược phẩm nhập khẩu năm 2019.
Trong 2 tháng đầu năm 2020, do nguồn cung tại Trung Quốc và Ấn Độ bị ảnh hưởng, kim ngạch nhập khẩu nguyên liệu dược phẩm từ Trung Quốc và Ấn Độ lần lượt là 27,2 triệu USD (-30,0% yoy) và 9,4 triệu USD (-25,8% yoy). Tổng giá trị nguyên liệu dược phẩm nhập khẩu trong 02 tháng đầu năm 2020 do đó cũng giảm 30,8% yoy, đạt 46,5 triệu USD. (nguồn: Báo cáo cập nhật ngành dược phẩm - FPTS)
• Khả năng thương thuyết của người mua
Nhu cầu tăng cho các sản phẩm vitamin và tăng cường miễn dịch, tuy nhiên thị phần thuộc về các sản phẩm nước ngoài. Sức cạnh tranh của các sản phẩm bảo vệ sức khỏe/thực phẩm chức năng nội địa thấp bởi số lượng doanh nghiệp Việt Nam có khả năng sản xuất giảm từ 4.190 doanh nghiệp xuống 300 doanh nghiệp sau khi Nghị định 15/2018/NĐ-CP siết chặt tiêu chuẩn sản xuất HS-GMP cho sản phẩm bảo vệ sức khỏe/thực phẩm chức năng từ tháng 07/2019.
Bằng sáng chế của các loại thuốc mới tồn tại trong hai mươi năm, cho phép nhà sản xuất quản lý được giá trong khoảng thời gian này. Sau đó, sản xuất chung bắt đầu và giá cả trở nên cạnh tranh hơn. Tương tự, các khách hàng lớn như bệnh viện có quyền lực thương lượng nhất định nhưng khách hàng cá nhân có rất ít. Một yếu tố khác là tên thương hiệu. Điều đó càng làm giảm sức mạnh thương lượng của người mua. Người mua ngày nay có quyền truy cập vào internet cho phép họ tiếp tục nghiên cứu về các loại thuốc ngoài đơn thuốc của bác sĩ, giúp họ có thêm quyền thương lượng.
• Sự đe dọa của sản phẩm thay thế
Nếu thuốc vẫn còn trong thời kỳ sáng chế, không có sự thay thế cho thuốc đó. Tuy nhiên, một khi thời hạn bằng sáng chế hết hạn, sản xuất chung của nó bắt đầu và một số sản phẩm thay thế phát triển. Mối đe dọa thứ hai là
các loại thuốc thay thế và phương pháp điều trị cho các loại thuốc này bao gồm yoga, thiền, và các liệu pháp khác. Ngoài ra, phương pháp điều trị từ các thảo dược là một thay thế cho các loại thuốc được sản xuất bởi các công ty dược phẩm. Thúc đẩy lối sống lành mạnh hơn như chế độ ăn uống cân bằng, tập thể dục và các hoạt động thể chất khác là sự thay thế cho nhiều loại thuốc.