Phân tích tài chính của công ty CP dược Hà Tĩnh

Một phần của tài liệu Công ty cổ phần phần mềm quản lý doanh nghiệp (Trang 59 - 67)

d. Quy trình dự báo tài chính theo tỷ lệ phần trăm trên doanh thu

3.2 Phân tích tài chính của công ty CP dược Hà Tĩnh

Dữ liệu trung bình ngành được tác giả tổng hợp trên trang website của công ty chứng khoán Tân Việt, công ty chứng khoán Techcombank.

3.2.1 Phân tích cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn

3.2.1.1. Phân tích cơ cấu tài sản

Phần này tác giả sẽ phân tích sự biến động các chỉ tiêu trong phần tài sản ngắn hạn và dài hạn và tính toán đưa ra các chỉ số tỷ suất đầu tư ngắn hạn và dài hạn. Bảng phân tích cơ cấu tài sản trong giai đoạn từ 2017 - 2019 của Hadiphar sau đây sẽ thấy được sự biến động đó.

Chỉ tiêu 2017 2018 2019 Số tiền (đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (đồng) Tỷ trọng (%) Chênh lệch TÀI SẢN NGẮN HẠN 144.593.016.653 63,3 142.335.765.456 62,8 120.713.210.013 55,1 (2.257.251.197) Tiền và các khoản

tương đương tiền 7.006.768.296 3,1 3.767.934.407 1,7 9.819.864.250 4,5

(3.238.833.889

Các khoản phải thu

ngắn hạn 79.495.982.289 34,8 70.459.522.542 31,1 62.050.820.463 28,3

(9.036.459.747

Hàng tồn kho 57.830.175.203 25,3 66.287.623.444 29,2 48.659.891.260 22,2 8.457.448.241 Tài sản ngắn hạn khác 260.090.865 0,1 1.820.685.063 0,8 182.634.040 0,1 1.560.594.198

TÀI SẢN DÀI HẠN 83.879.360.751 36,7 84.381.595.553 37,2 98.407.489.907 44,9

Các khoản phải thu dài

hạn 148.000.000 0,1 151.900.000 0,1 160.000.000 0,1

Tài sản cố định 74.545.101.032 32,6 65.020.423.786 28,7 87.216.275.834 39,8 (9.524.677.246 Tài sản dở dang dài

Tài sản dài hạn khác 9.186.259.719 4,0 7.996.527.087 3,5 7.285.348.995 3,3 (1.189.732.632

TỔNG CỘNG

TÀI SẢN 228.472.377.404 100

226.717.361.00

9 100 219.120.699.920 100 (1.755.016.395)

Bảng 3.2: Phân tích cơ cấu và sự biến động tài sản từ 2017 - 2019 của công ty CP dược Hà Tĩnh N guồn: báo cáo tài chính Hadiph ar

Nhìn vào bảng 3.2, Tài sản của công ty chủ yếu tập trung ở phải thu ngắn hạn khách hàng, hàng tồn kho và tài sản cố định. Trong giai đoạn từ năm 2017 đến năm 2019, nói chung quy mô tài sản của công ty giảm nhẹ qua các năm từ 228.472.377.404 đ ở năm 2017 xuống 219.120.699.920 đ với tỷ lệ giảm qua từng năm tương ứng 0,8% năm 2018 và 3,4% năm 2019 cho thấy quy mô của công ty không biến động nhiều.

Tổng tài sản của công ty giảm chủ yếu do tài sản ngắn hạn giảm, năm 2018 giảm 2.257.251.197 đ và tiếp tục giảm thêm 21.622.555.443 đ vào năm 2019. Tài sản dài hạn tuy có tăng nhưng không bù đắp được sự sút giảm của tài sản ngắn hạn.

Tài sản ngắn hạn giảm chủ yếu vì sự sụt giảm của khoản mục phải thu ngắn hạn khách hàng và hàng tồn kho khoản phải thu ngắn hạn giảm từ 79.495.982.289đ năm 2017 xuống còn 62.050.820.463 đ năm 2019. Khoản mục hàng tồn kho giảm 9.170.283.943 đ trong giai đoạn từ năm 2017 đến năm 2019.

Cơ cấu tài sản của DN có xu hướng giảm dần tỷ trọng tài sản ngắn hạn và tăng dần tỷ trọng tài sản dài hạn. Năm 2017, tỷ trọng tài sản dài so với tổng tài sản 36,7% tăng lên 37,2% vào năm 2018, năm 2019 tăng lên 44,9% so với tổng tài sản. Tài sản dài hạn có tỷ lệ tăng năm 2018 so với năm 2017 là 502.234.802 đ tương đương 0,6%, năm 2019 so với năm 2018 là 14.025.894.354 đ tương đương mức tăng 16,6%.

- Tỷ suất đầu tư tài sản ngắn hạn:

Bảng 3.3 Tỷ suất đầu tư ngắn hạn Hadiphar 2017 - 2019

Chỉ tiêu 2017 2018 2019

Tỷ suất đầu tư tài sản ngắn hạn 63,3% 62,8% 55,1% Tỷ trọng tài sản ngắn hạn so với tổng tài sản giảm từ 63,3 % tại thời điểm năm 2017 xuống 62,8% năm 2018 và còn 55,1% tại năm 2019. Năm

2018 tài sản ngắn hạn giảm 1,6% với mức 2.257.251.197 đ và giảm 15,2% tương đương giảm 21.622.555.443 đ.

Quy mô tài sản biến động ít, cơ cấu tài sản thay đổi tài sản dài hạn tăng dần, tài sản ngắn hạn giảm dần cho thấy công ty đang dần đầu tư vào các tài sản dài hạn như xây dựng thêm văn phòng làm việc, đầu tư mua máy móc thiết bị để mở rộng trọng tương lai.

Tài sản ngắn hạn giảm trong năm 2018 đến từ các khoản phải thu giảm 9.036.459.747 đ tương đương 11,4% và khoản mục tiền và tương đương tiền giảm 3.238.833.889 đ tương đương 46,2%. Năm 2019 tài sản ngắn hạn tiếp tục giảm, tuy tỷ lệ tăng tiền mặt rất lớn tăng 6.051.929.843 tương đương 160,6% nhưng các khoản phải thu vẫn tiếp tục giảm 8.408.702.079 đ tương đương 11,9% và hàng tồn kho giảm với tỷ lệ khá lớn 26,6% tương đương 17.627.732.184 đ.

Tài sản Dài hạn tăng do chủ yếu là tài sản cố định tăng từ 74.545.101.032 đ năm 2017 lên 87.216.275.834 năm 2019 tuy tài sản dài hạn tăng nhưng mức giảm của tài sản ngắn hạn lớn hơn nên quy mô tài sản của doanh nghiệp có giảm nhưng không đáng kể.

Qua việc phân tích trên cho thấy quy mô công ty có sự giảm nhẹ và chuyển dịch từ tài sản ngắn hạn sang tài sản dài hạn việc này có thể cho thấy DN đang chuẩn bị cho việc mở rộng trong tương lai.

- Tỷ suất đầu tư tài sản dài hạn:

Bảng 3.4 Tỷ suất đầu tư dài hạn Hadiphar 2017 - 2019

Chỉ tiêu 2017 2018 2019

Tỷ suất đầu tư tài sản dài hạn 36,7% 37,2% 44,9% Tài sản dài hạn trong năm 2018 tăng chủ yếu đến từ tài sản dở dang dài hạn tăng rất lớn từ 0 lên 11.212.744.680 ngược lại tài sản dài hạn giảm tài sản cố định giảm 9.524.677.246 đ tương đương 12,8% và tài sản dài hạn khác

giảm 1.189.732.632 đ tương đương 13%. Năm 2019 tài sản dài hạn tăng khá lớn đóng góp trong đó lớn nhất là tuy tài sản dở dang dài hạn giảm 66,6% tương đương 7.466.879.602 nhưng tốc độ tăng tài sản cố định lớn hơn rất nhiều với mức tăng 22.195.852.048 đ tương đương 34,1%.

Việc cơ cấu tài sản chuyển dịch từ tài sản ngắn hạn sang tài sản dài hạn với lý do: Trong năm 2018 đã khởi công công trình nhà quản lý chất lượng QA thuộc dự án Khu liên hợp sản xuất dược phẩm Hatipharco tại cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp Bắc Cẩm Xuyên, Xã Cẩm Vịnh, Huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh. Đầu tư mua sắm đất cho chi nhánh TP HCM và Thanh Hóa. Ngoài ra công ty còn sửa chữa văn phòng làm việc cho chi nhanh Hà Nội nhằm mục đích cơ cấu và mở rộng điều đó giải thích cho việc tài sản dở dang dài hạn tăng đột biến. Để phục vụ cho việc mở rộng thì công ty đã sử dụng tiền của mình để đầu tư, đồng thời do việc cần tiền nên công ty có thể đã hạn chế bán nợ cho hàng dẫn đến 2 khoản mục tiền và tương đương tiền, các khoản phải thu ngắn hạn ( chủ yếu là phải thu khách hàng). Trong thời gian này lượng hàng sản xuất của công ty không đổi nhưng doanh số hàng bán được ít hơn nên hàng tồn kho tại công ty tăng lên.

Đến năm 2019 khi công trình trụ sở và văn phòng và đưa hoàn thiện đưa vào sử dụng từ tháng 7 năm 2019, đưa vào hoạt động văn phòng mới chi nhánh Thanh Hóa, Ngoài ra công ty mua sắm xe ô tô cho chi nhánh Hà Nội phục vụ công tác bán hàng sản xuất, tăng mua các máy móc thiết bị điều đó giải thích cho việc khoản mục tài sản cố định tăng lên rất lớn đồng thời khoản tài sản dở dang dài hạn sẽ giảm đi. Khoản tiền mặt năm 2019 tăng lên khi nhu cầu tiền đã không còn hoặc ít đi, đồng thời chính sách hạn chế bán nợ vẫn tiếp tục nên lượng tiền để đáp ứng cho nhu cầu đầu tư xây dựng hệ thống của công ty vẫn còn. Cũng trong năm này lượng sản xuất của công ty không đổi nhưng

do doanh số hàng bán được nhiều hơn hơn nên hàng tồn kho tại công ty lại giảm đi.

3.2.1.2. Phân tích cơ cấu nguồn vốn

Phân tích này sẽ bao gồm phân tích sự biến động các chỉ tiêu trong bảng cân đối kế toán phần nguồn vốn và cơ cấu của từng khoản mục và tính toán các chỉ số liên quan như D/A và D/E.

Chỉ tiêu 2017 2018 2019 2018 so với 2017 Số tiền (đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (đồng) Tỷ trọng (%) chênh lệch NỢ PHẢI TRẢ 145.378.457.190 63,6 133.104.178.44 7 58,7 113.801.418.224 51,9 (12.274.278.743) Nợ ngắn hạn 115.881.818.282 50,7 121.289.107.71 3 53,5 97.495.900.010 44,5 5.407.289.431 Phải trả người bán ngắn hạn 49.135.750.181 21,5 49.179.165.825 21,7 40.748.247.433 18,6

Người mua trả tiền

trước ngắn hạn 10.746.085.977 4,7 3.681.310.005 1,6 3.678.385.702 1,7 (7.064.775.972) Thuế và các khoản

phải nộp Nhà nước 970.850.104 0,4 1.328.420.297 0,6 1.026.968.767 0,5 357.570.193 Phải trả người lao

động 5.363.926.309 2,3 5.668.294.437 2,5 6.375.530.061 2,9 304.368.128 Chi phí phải trả ngắn

hạn 4.417.944.981 1,9 4.433.138.148 2 3.776.667.140 1,7

Phải trả ngắn hạn

khác 6.400.215.487 2,8 5.641.259.412 2,5 5.490.949.345 2,5 (758.956.075) Vay và nợ thuê tài

chính ngắn hạn 38.257.495.283 16,7 50.963.204.174 22,5 35.573.636.147 16,2 12.705.708.891 Quỹ khen thưởng

phúc lợi 589.549.960 0,3 394.315.415 0,2 825.515.415 0,4 (195.234.545) Nợ dài hạn 29.496.638.908 12,9 11.815.070.734 5,2 16.305.518.214 7,4 (17.681.568.174) VỐN CHỦ SỞ HỮU 83.093.920.214 36,4 93.613.182.562 41,3 105.319.281.69 6 48,1 10.519.262.348 TỔNG CỘNG NV 228.472.377.404 100 226.717.361.00 9 100 219.120.699.92 0 100 (1.755.016.395)

Bảng 3.5: phân tích cơ cấu nguồn vốn từ năm 2017 - 2019 của công ty CP dược Hà Tĩnh

Nợ phải trả:

Nhìn vào bảng 3.5, nợ phải trả chiếm tỷ trọng lớn hơn vốn chủ sở hữu và có xu hướng giảm qua các năm. Nợ phải trả giảm dần qua các năm, giảm 12.274.278.743 đ tương đương 8,4% năm 2018 và giảm 19.302.760.223 đ tương đương 14,5% ở năm 2019. Nguồn vốn chủ yếu được hình thành từ vay nợ ngắn hạn việc này sẽ gây ảnh hưởng khả năng thanh toán của doanh nghiệp khi các chủ nợ đòi thanh toán các khoản nợ trong ngắn hạn từ đó gây áp lực lên doanh nghiệp.

Nợ ngắn hạn:

Trong cơ cấu nợ phải trả thì nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn hơn nợ dài hạn và có biến động không đều. Năm 2018 nợ ngắn hạn tăng nhẹ 5.407.289.431 đ tương đương 4,7% việc tăng khoản nợ ngắn hạn chủ yếu đến từ các khoản nợ thuê tài chính ngắn hạn vì các khoản vay dài hạn đã gần đến hạn thanh toán được chuyển sang cho thấy công ty đang gặp phải áp lực thanh toán các khoản nợ đến hạn. Các khoản phải trả người bán ngắn hạn tăng 43.415.644 đ, thuế và các khoản phải nộp nhà nước tăng 357.570.193 đ phải trả người lao động tăng 304.368.128, chi phí phải trả ngắn hạn tăng 15.193.167 đ đóng góp một phần nhỏ vào việc tăng của nợ ngắn hạn. Tuy tốc độ giảm của phải trả người bán rất lớn 65,7% nhưng do tỷ trọng của khoản vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn lớn nên ít ảnh hưởng đến việc tăng của nợ ngắn hạn.

Khi đã thanh toán các khoản nợ đến hạn và cơ cấu phần nợ chuyển dần sang nợ dài hạn để giảm áp lực thanh toán thì trong năm 2019 nợ ngắn hạn giảm lớn với mức giảm 23.793.207.703 đ tương đương 19,6%. Hầu hết các khoản mục ở nợ ngắn hạn đều giảm ở năm này chỉ có phải trả người lao động tăng nhẹ. Nợ phải trả ngắn hạn giảm chủ yếu đến từ khoản mục chính là phải trả người bán

ngắn hạn 8.430.918.392 đ tương đương 17,1% và khoản vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn 15.389.568.027 đ tương đương 30,2%

Nợ dài hạn:

Nợ dài hạn biến động ngược lại với nợ ngắn hạn, năm 2018 nợ dài hạn giảm với tốc độ khá lơn 59,9% tương đương 17.681.568.174 đ chủ yếu đến từ khoản giảm của vay và nợ thuê tài chính dài hạn giảm 17.999.325.674 đ tương đương 61,7%

Năm 2019 nợ dài hạn tăng 4.490.447.480 đ tương đương 38% và cũng đóng góp mức tăng chủ yếu đến từ vay và nợ thuê tài chính dài hạn khi công ty đã cơ cấu được các khoản phải trả để giảm áp lực thanh toán.

Vốn chủ sở hữu:

Ngược lại với mức giảm tỷ trọng nợ phải trả trong tổng nguồn vốn thì tỷ trọng vốn chủ sở hữu tăng dần qua các năm từ 83.093.920.214 đ và chiếm 36,4% tổng nguồn vốn tại thời điểm năm 2017 lên 93.613.182.562 đ tương đương 12,7% chiếm 41,3% tổng nguồn vốn vào năm 2018 và tăng lên 105.319.281.696 đ tương đương 12,5% và chiếm 48,1% tổng nguồn vốn ở năm 2019. Công ty thường xuyên làm ăn có lãi và đang áp dụng chính sách trả cổ tức bằng cổ phiếu nên các khoản lợi nhuận sau thuế được giữ lại và đưa vào vốn góp chủ sở hữu nhằm tăng tổng vốn chủ sở hữu.

Việc vốn chủ sở hữu tăng lên giúp cho tình hình tài chính của công ty được cải thiện, khả năng thanh toán các khoản lãi vay được cải thiện tốt hơn, mang lại niềm tin cho cổ đông và các nhà đầu tư, giúp cho công ty chủ động hơn trong quá trình sản xuất kinh doanh, nắm bắt các cơ hội đầu tư mới.

Bảng 3.6: Bảng tỷ số nợ D/E và tỷ số nợ D/A và so sánh trung bình ngành

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Qua bảng tính, ta có thể thấy tỷ số nợ D/A có xu hướng giảm dần qua các năm, năm 2018 giảm 0,05 lần từ mức 0,64 xuống còn 0,59 và giảm 0,07 xuống 0,52 ở năm 2019 cho thấy doanh nghiệp càng hạn chế vay nợ hơn, tài sản dần được đầu tư bằng vốn nhiều hơn. Tuy nhiên tỷ số nợ D/A của doanh nghiệp qua các năm vẫn đang lớn hơn tỷ số của trung bình ngành nên có thể gặp rủi ro trong vấn đề thanh toán các khoản nợ.

Tỷ số nợ D/E > 1 qua các năm cho thấy công ty có thể gặp rủi ro trong việc trả nợ và cũng có xu hướng giảm dần, giảm 0,33 lần vào năm 2018 và giảm 0,34 lần năm 2019 nguyên nhân ở chỗ doanh nghiệp đã giảm dần các khoản vay cũng như chiếm dụng vốn. Việc tỷ số nợ D/E có xu hướng giảm dần theo thời giam điều đó chứng tỏ công ty đang hạn chế sử dụng đòn bẩy nên sẽ an toàn hơn, tuy nhiên tỷ số vẫn thấp hơn của trung bình ngành nên công ty cân nhắc khai thác hiệu quả đòn bẩy.

Một phần của tài liệu Công ty cổ phần phần mềm quản lý doanh nghiệp (Trang 59 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(130 trang)
w