- Tỷ suất lợi nhuận gộp:
3.2.6 Đánh giá chung về tình hình tài chính tại công ty CP dược Hà Tĩnh
3.2.6.1 Thành tựu
- Cơ cấu tài sản:
Tỷ trọng tài sản dài hạn trong tổng tài sản của Hadiphar có xu hướng tăng lên do trong năm 2018 và 2019 có các khoản đầu tư lớn như: Công trình nhà quản lý chất lượng QA thuộc dự án khu liên hợp sản xuất dược phẩm
Hatipharco tại cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp Bắc Cẩm Xuyên, Xã Cẩm Vịnh, Huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh. Đầu tư mua sắm đất cho chi nhánh TP HCM và Thanh Hoá. Sửa chữa văn phòng làm việc CN Hà Nội. Đầu tư triển khai phầm mềm ERP để tăng cường công tác quản trị. Từ những khoản đầu tư lớn trên, cho thấy DN đang có xu hướng mở rộng quy mô sản xuất và tăng năng suất đồng thời mở rộng thị trường sang các tỉnh khác.
- Cơ cấu nguồn vốn:
+ Tỷ trọng vốn chủ sở hữu càng tăng bằng việc trả cổ tức bằng cổ phiếu cho cổ đông, điều này giúp công ty nâng cao năng lực tài chính cho thấy sự đúng đắn trong việc quản lý của ban điều hành. Cơ cấu nguồn vốn ngày càng được điều chỉnh phù hợp với tình hình sản xuất, kinh doanh.
+ Tỷ số nợ D/E có xu hướng giảm và thấp hơn trung bình ngành (thấp hơn 1,56 lần vào năm 2019). Việc đó cho thấy Hadiphar đang thận trọng trong tài chính và an toàn hơn.
- Khả năng thanh toán:
Khả năng thanh toán hiện hành > 1 cho thấy tài sản ngắn hạn của công ty đủ đảm bảo để DN thanh toán khi các khoản nợ ngắn hạn đến hạn thanh toán.
- Hiệu suất hoạt động:
Các chỉ số đều tốt hơn trung bình ngành cho thấy hiệu suất hoạt động của công ty tốt hơn các doanh nghiệp cùng ngành. Hadiphar quản lý công nợ tốt bởi chính sách bán hàng thu tiền ngay các khách hàng bán lẻ, do đó duy trì được số ngày phải thu tương đối thấp. Do mở thêm chi nhánh và đầu tư kênh phân phối nên DN có thể giải quyết tốt hơn vấn đề đầu ra cho sản phẩm, thể hiện ở ngày tồn kho có xu hướng giảm và ít hơn trung bình ngành.
+ Tỷ suất lơi nhuận gộp của Haiphar có xu hướng tăng và vượt hơn so với trung bình ngành 4% (28% của Hadiphar so với 24% của trung bình ngành năm 2019) tuy nhiên tỷ suất lợi nhuận sau thuế của Hadiphar thấp hơn trung bình ngành gần 5% ở năm 2019 cho nên bài toán đưa ra là phải giảm thiểu được các chi phí bán hàng và chi phí quản lý để lợi nhuận tốt hơn.
+ Lợi nhuận sau thuế của công ty: Nhìn chung trong giai đoạn 3 năm từ 2017 - 2019 tình hình hoạt động kinh doanh của công ty có hiệu quả lợi nhuận sau thuế có xu hướng tăng đạt 8,4 tỷ đồng năm 2017, 7,9 tỷ đồng năm 2018 và gần 8,8 tỷ đồng vào năm 2019. Mặc dù doanh thu trong giai đoạn này có xu hướng giảm tuy nhiên việc tập trung vào công tác cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm như: Xây dựng và áp dụng quy trình sản xuất quản lý sai lệch, quản lý rủi ro trong sản xuất. Cải tiến quy trình sản xuất một số sản phẩm nhằm tạo năng suất lao động. Xây dựng, cải tiến quy trình nấu cao, cô cao, cách tính lượng cao, giúp sản xuất ổn định giữa các mẻ, tăng sự đồng nhất giữa các lô, giảm thiểu rủi ro về chất lượng. Kết hợp với xưởng sản xuất đông dược, bộ phận cơ điện, bộ phận kiểm nghiệm, tổ thuốc nước sắp xếp lại dây chuyển thuốc sản xuất thuốc nước nâng công suất sản phẩm từ đó có thể tiết kiêm được rất nhiều công lao động và rút ngắn thời gian sản xuất cải thiện giá thành. Điều đó cho thấy lợi nhuận gộp tăng từ 91 tỷ đồng năm 2017 lên 93 tỷ đồng năm 2019, đồng thời khi các công trình, máy móc mà DN đầu tư dần được đưa vào sử dụng thì lúc đó việc sử dụng nguồn vốn vay của DN sẽ giảm đi dẫn đến chi phí tài chính sẽ ít hơn.
+ Tỷ trọng giá vốn hàng bán càng ngày càng giảm cho thấy công ty quản lý tốt về mặt giá vốn do công ty đẩy mạnh áp dụng dây chuyền máy móc mới, quy trình sản xuất mới làm tăng năng suất cao hơn tiết kiệm chi phí hơn. Giai đoạn 2017 - 2019 được đánh giá là giai đoạn khó khăn đối với ngành dược phẩm thể hiện qua chỉ số hiệu quả kinh doanh như ROA, ROE, ROS có
xu hướng giảm tuy nhiên do đầu tư đúng đắn, tận dụng lợi thế tốt hơn Hadiphar vẫn giữ được sự tăng trưởng ở các chỉ số liên quan đến hiệu quả kinh doanh.
3.2.6.2 Hạn chế
- Cơ cấu nguồn vốn:
+ Tỷ trọng nợ phải trả lớn chiếm hơn 50% đặc biệt là các khoản nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn, việc này có thể làm ảnh hưởng đến khả năng độc lập tài chính của DN.
- Khả năng thanh toán:
Khả năng thanh toán của Hadiphar khá thấp và thấp hơn trung bình ngành (khả năng thanh toán hiện hành thấp hơn 1,4 lần, khả năng thanh toán nhanh thấp hơn 2 lần và khả năng thanh toán tức thời thấp hơn 3,2 lần trong năm 2019) việc này có thể gây áp lực lên doanh nghiệp về vấn đề trả nợ, làm giảm uy tín tín dụng của mình. Chất lượng của các khoản phải thu, tồn kho để đảm bảo thanh toán cho các khoản nợ ngắn hạn là câu hỏi lớn vì tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp chủ yếu chiếm tỷ trọng lớn là hàng tồn kho và phải thu khách hàng.
- Hiệu quả hoạt động:
+ Doanh thu của công ty trong giai đoạn từ 2017 - 2019 có xu hướng giảm, do hàng hóa vật tư y tế đấu thầu tập trung, một số mặt hàng đấu thầu kinh doanh các đối tác tự thầu trực tiếp, chính sách bán hàng chưa hiệu quả, hệ thống phân chưa liên kết và thông tin tức thời. Doanh nghiệp nên có các biện pháp để làm tăng doanh thu từ đó gia tăng lợi nhuận.
+ Tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA) của DN có xu hướng tăng nhưng đang ở mức thấp so với trung bình ngành (gần 7% của ngành so với 4% của Hadiphar), cho thấy DN chưa thực sự sử dụng hiệu quả tài sản của mình để
tạo ra doanh thu so với các công ty khác cùng trong ngành. Do đó cần rà roát, đánh giá lại hiệu suất khai thác tài sản hiện nay.