- Tỷ suất lợi nhuận gộp:
c. Phân tích SWOT của công ty CP dược Hà Tĩnh
Điểm mạnh (Strengths)
Với bề dày truyền thống suốt hơn 60 năm, trải qua những chặng đường phát triển của nền kinh tế đất nước, công ty CP Dược Hà Tĩnh đã trở thành một trong những doanh nghiệp sản xuất, cung ứng thuốc chữa bệnh, đóng góp tích cực vào ngân sách nhà nước và phát triển ngành dược, trở thành một thương hiệu có uy tín trong nước và quốc tế.
Trong 5 năm lại đây Doanh thu và lợi nhuận luôn luôn tăng trưởng. Công ty có đội ngũ cán bộ quản lý, khoa học kỹ thuật đông đảo có năng lực, kinh nghiệm và luôn tâm huyết làm việc xây dựng công ty ngày càng phát triển.
Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị hiện đại có nhà máy đạt tiêu chuẩn GMP- WHO. Có đội ngũ cán bộ nhân viên tâm huyết, chủ tịch hội đồng quản trị là nhà thuốc nhân dân. Hệ thống phân phối rộng khắp, có mặt ở các thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng, Thanh Hóa đặc biệt chiếm phần lớn doanh số cung cấp thuốc ở địa bàn Hà Tĩnh. Sử dụng nguyên liệu đầu vào hầu hết là các nguyên liệu sản xuất chiếm 80% ở trong nước, có sẵn nguồn cung nguyên liệu.
Điểm yếu (Weakness)
Công ty có vốn đầu tư chưa lớn, vay nợ còn nhiều khó cạnh tranh với các công ty lớn cùng ngành.
Cơ hội (Opotunities)
Việt Nam trở thành thị trường dược phẩm lớn thứ hai tại Đông Nam Á, là một trong 17 nước xếp vào nhóm có mức tăng trưởng ngành Dược cao nhất. Do dân số Việt Nam đang bước vào giai đoạn “già hóa” nhanh nhất từ trước tới nay: Theo dự báo của Tổng cục Thống kê, số người dân Việt Nam độ tuổi từ 65 trở lên dự kiến đạt 7,4 triệu người trong năm 2020 và nhóm 65 tuổi trở lên sẽ tăng gần 7,9% trong tổng dân số cả nước năm 2020 và 18,1% năm 2049 (tăng nhanh với mức 7,1% năm 2014). Như vậy đồng nghĩa rằng khi tốc độ già hóa nhiều thì nhu cầu chăm sóc sức khỏe cũng tăng lên, tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế và tuổi thọ trung bình, do đó ngành Dược cũng có cơ hội phát triển nhanh hơn.
Ngành Dược còn nhiều tiềm năng tăng trưởng, sản phẩm chủ yếu của Hadiphar là sản phẩm thuốc Đông dược tỷ lệ tiêu dùng Đông dược được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng tốt trong các năm tới nhờ quan niệm về độ an toàn, ít tác dụng phụ, và thói quen tiêu dùng các loại thuốc không kê đơn tăng. Công ty có xu hướng tham gia vào thị trường xuất khẩu sang các nước khác như Lào, Campuchia.
Thách thức (Threats)
Thị trường thuốc Đông dược là môt thị trường cạnh tranh gay gắt. Công ty luôn phải đối mặt với tình trạng hàng giả, hàng nhái cho các sản phẩm của mình đặc biệt là các sản phẩm chính và tiêu biểu. Giá bán chịu sự kiểm soát nghiêm ngặt từ các cơ quan quản lý nhà nước, tốc độ tăng giá bán không theo kịp chi phí đầu vào.
Qua những nội dung phân tích trên, có thể thấy dược Hà Tĩnh có những điểm mạnh và cơ hội để phát triển mạnh lĩnh vực SXKD dược phẩm. Tuy nhiên, bên cạnh đó công ty cũng còn nhiều điểm yếu và thách thức cần phải
cải thiện và vượt qua trong thời gian tới để đưa hoạt động SXKD dược phẩm của công ty ngày càng phát triển.
Hạn chế về công nghệ trong dây chuyền sản xuất, hiện nay có 50% máy móc thiết bị để sản xuất Dược phẩm là nhập khẩu. Công ty chủ yếu nhập từ các nước phát triển (châu Âu, Mỹ, Nhật Bản), với giá cao hơn khoảng từ 40 - 60% so với máy móc lắp ráp trong nước. Đối với các thiết bị từ các nước có trình độ kỹ thuật công nghệ thấp hơn như Ấn Độ, Hàn Quốc, Đài Loan thì chỉ có giá cao hơn máy trong nước khoảng từ 25 - 35%, nhưng thương hiệu, chất lượng cũng tương đối tốt. Công ty vẫn phải nhập từ các nước có kỹ thuật công nghệ trung bình này là do có những loại thiết bị trong nước chưa sản xuất hoặc đã sản xuất nhưng với số lượng không đủ nhu cầu.