Cơ cấu nguồn vốn được xem xét tổng quát bằng cách lấy các khoản mục nợ phải trả hay vốn chủ sở hữu chia cho tổng nguồn vốn. Từ việc này, người phân tích sẽ tìm ra được nguồn hình thành của các loại tài sản đến từ đâu, khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp và mức độ rủi ro của doanh nghiệp nếu vay nợ quá cao.
Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu cho biết mức độ rủi ro liên quan đến cách thức thiết lập và vận hành cấu trúc vốn của Công ty. Tỷ lệ chỉ ra số nợ mà một công ty đang sử dụng để điều hành hoạt động kinh doanh và đòn bẩy tài chính có sẵn. Nợ bao gồm các trách nhiệm và nghĩa vụ được thiết lập bởi một tổ chức, với mục đích trả hết nợ theo thời gian. Bao gồm nợ ngắn hạn, đáo hạn trong vòng một năm và nợ dài hạn với thời gian đáo hạn hơn một năm (chẳng hạn như các khoản vay hoặc thế chấp).
Tỷ lệ được sử dụng để đánh giá đòn bẩy tài chính của công ty. Tỷ số nợ D/E là một số liệu quan trọng được sử dụng trong tài chính doanh nghiệp. Tỷ số nợ D/E giúp nhà đầu tư có một cái nhìn khái quát về sức mạnh tài chính, cấu trúc tài chính của DN và làm thế nào DN có thể chi trả cho các hoạt động. Thông thường, nếu hệ số này lớn hơn 1, có nghĩa là tài sản của DN được tài trợ chủ yếu bởi các khoản nợ, còn ngược lại thì tài sản của DN được tài trợ chủ yếu bởi nguồn vốn chủ sở hữu. Về nguyên tắc, hệ số này càng nhỏ, có nghĩa là nợ phải trả chiếm tỷ lệ nhỏ so với tổng tài sản hay tổng nguồn vốn thì DN ít gặp khó khăn hơn trong tài chính. Hệ số này càng lớn thì khả năng gặp áp lực và khó khăn trong việc trả nợ hoặc phá sản của DN càng lớn.
Tỉ số tổng nợ trên tổng tài sản là thước đo tài sản được tài trợ bằng nợ thay vì vốn chủ sở hữu của một công ty.
Tỷ số nợ D/A cho thấy một công ty đã phát triển và tạo ra tài sản của mình theo thời gian như thế nào.
Ngoài việc để đánh giá liệu công ty có đủ tiền để đáp ứng các nghĩa vụ nợ hiện tại hay không, các nhà đầu tư còn sử dụng tỉ lệ này để xem xét liệu công ty có thể trả lợi nhuận cho khoản đầu tư của họ hay không.
Các chủ nợ sử dụng tỉ lệ này để xem công ty đã có bao nhiêu nợ và khả năng trả nợ hiện tại của công ty, từ đó quyết định có gia hạn các khoản vay bổ sung cho công ty hay không.
1.2.4.2 Phân tích khả năng thanh toán