Phương pháp dự báo tài chính DN

Một phần của tài liệu Công ty cổ phần phần mềm quản lý doanh nghiệp (Trang 45 - 47)

Dự báo tài chính thường được thực hiện theo một trong hai phương pháp cơ bản:

- Phương pháp dự báo trên cơ sở hệ thống dự toán sản xuất - kinh doanh:

Phương pháp này được thực hiện dựa trên cơ sở hệ thống dự toán SXKD. Căn cứ từ các định mức chi phí và kế hoạch hoạt động cụ thể, DN lập dự toán từng khoản mục chi phí hoạt động kinh doanh (theo từng yếu tố, từng địa điểm phát sinh), kết hợp với dự toán tiêu thụ để lần lượt lập dự toán tiền, dự toán báo cáo kết quả kinh doanh và dự toàn bảng cân đối kế toán. Nhu cầu vốn bổ sung được xác định từ các kế hoạch thu- chi tiền cụ thể của DN. Các bản dự toán này thường được lập cho một năm và chi tiết thành từng quý , từng tháng nhằm xác định nhu cầu vốn bổ sung chính xác và cụ thể theo từng thời điểm trong năm. Lưu ý rằng, dự báo tài chính chỉ là một trong số rất nhiều tác dụng của phương pháp dự báo trên cơ sở các kế hoạch hoạt động cụ thể của DN. Với các bản dự toán chi tiết , từng bộ phận hoạt động trong DN đều phải chủ động lập kế hoạch kinh doanh, thực hiện kế hoạch và đánh giá việc thực hiện kế hoạch. Phương pháp dự báo trên cơ sở kế hoạch hoạt động chi tiết cần thiết và hữu ích cho việc quản trị tài chính trong nội bộ DN.

- Phương pháp dự báo theo tỷ lệ phần trăm doanh thu:

Phương pháp dự báo theo tỉ lệ phần trăm trên doanh thu được sử dụng cho cả bên trong và bên ngoài DN.

Phương pháp này không xem xét chi tiết từng yếu tố chi phí cũng như các kế hoạch hoạt động cụ thể của DN mà trực tiếp dự báo các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính theo tỉ lệ phần trăm trên doanh thu. Phương pháp này được thực hiện trên cơ sở giả định các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính thay đổi theo

một tỉ lệ nhất định so với mức doanh thu đạt được của DN. Doanh thu thay đổi kéo theo sự thay đổi của chi phí kinh doanh và lợi nhuận, từ đó làm thay đổi vốn chủ sở hữu và các tài sản cần thiết cho hoạt động kinh doanh của DN. DN cần bảo đảm vốn cho nhu cầu các tài sản cần thiết cho hoạt động kinh doanh, vì vậy việc thay đổi quy mô tài sản và quy mô vốn chủ sở hữu sẽ dẫn tới việc thay đổi nhu cầu vốn bổ sung cho hoạt động kinh doanh của DN.

Một phần của tài liệu Công ty cổ phần phần mềm quản lý doanh nghiệp (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(130 trang)
w