II. Một số chỉ tiêu bình quân
Bảng 3.5 Cơ cấu nguồn vốn bình quân của các HTXnông nghiệp
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Tổng nguồn vốn bình quân 834 100% 952 100% 986 100% Vốn chủ sở hữu 684,42 82,07% 780,41 81,98% 794,46 80,57% Vốn vay bình quân 149,57 17,93% 171,58 18,02% 191,53 19,43%
(Nguồn: Báo cáo hoạt động HTX trên địa bàn Nghệ An)
Về vốn vay, nhiều HTX nông nghiệp đã được tiếp cận vốn vay ngân hàng, bên cạnh vay từ Quỹ hỗ trợ HTX thì các HTX nơng nghiệp cũng được tiếp cận vốn vay từ các tổ chức tín dụng.UBND tỉnh Nghệ An cũng đã tăng cường khuyến khích các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh thực hiện theo Nghị định số 116/2018/NĐ-CP ngày 07/9/2018 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nơng nghiệp, nơng thơn, tạo điều kiện cho các HTX tiếp cận vốn vay. Nguồn vốn vay hiện nay chiếm khoảng 17,93% vào năm 2018 và tăng lên 19,43% vào năm 2020. Như vậy tỷ lệ vốn vay cũng ở mức trung bình, khơng thấp và cũng khơng q cao.
Về nguồn vốn chủ sở hữu: Trong nguồn vốn chủ sở hữu, nguồn vốn kinh doanh chiếm tỷ lệ lớn nhất, nguồn vốn kinh doanh gồm: Vốn góp xã viên, vốn tích lũy và các nguồn vốn khác.Khi thực hiện chuyển đổi các HTX đang hoạt động hiện nay sang mơ hình tổ chức và hoạt động theo Luật Hợp tác xã 2012, đối với các khoản vốn cổ phần do xã viên đóng góp khi vào HTX được xác định cụ thể theo từng thời kỳ và giải quyết trả lại cho những người không tham gia vào HTX hiện nay. Số xã viên và người lao động tiếp tục tham gia HTX thì tiếp tục coi đó là vốn góp cổ phần, cấp giấy chứng nhận cho từng cá nhân góp vốn. Trường hợp khơng xác định được cụ thể do thời gian q lâu, hệ thống sổ sách khơng có để chứng minh thì đưa ra Đại hội xã viên cũ để xin ý kiến đưa vào tài sản không chia và giao lại cho HTX tiếp tục quản lý, sử dụng vào hoạt động SXKD của HTX.
Đối với các khoản tài sản và vốn được hình thành bằng nguồn hỗ trợ của Nhà nước và của các tổ chức cho HTX qua các thời kỳ thì đưa vào tài sản, vốn khơng
của HTX. Đối với các HTX yếu kém thì thực hiện giải thể theo quy định, thì khoản này trong thời gian thực hiện giải thể, UBND xã tạm thời quản lý, sau khi thành lập được HTX mới thì giao lại cho HTX quản lý, sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Định kỳ 6 tháng và cuối năm, báo cáo cho HĐND và UBND xã việc quản lý, sử dụng và bảo tồn khoản tài sản và vốn đó.
Đối với các khoản công nợ khi chuyển đổi: UBND các huyện, thành, thị chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn và các HTX rà sốt, phân loại cụ thể các khoản cơng nợ của các HTX, nhất là các HTX được thành lập trong thời kỳ bao cấp. Bám sát các quy định tại Quyết định số 46/2000/QĐ/TTg của Thủ tướng Chính phủ để xử lý. Đối với các HTX nơng nghiệp, ngồi thực hiện theo quyết định đó, cịn thực thiện theo các quy định của Thông tư liên tịch số 74/2008/TTLT/BTC-BNN ngày 14/8/2008 của Liên bộ; Bộ Tài chính và Bộ Nơng nghiệp và Phát triển Nơng thơn về Hướng dẫn chế độ quản lý tài chính trong HTX nơng nghiệp. UBND các xã, phường, thị trấn theo chức năng của mình, giúp các HTX trong giải quyết, thu hồi các khoản nợ khó địi, đối tượng nợ dây dưa, chây ỳ.
Bảng 3.6. Cơ cấu nguồn vốn chủ sở hữu bình qn của các HTX nơng nghiệp