Thời gian qua, UBCKNN đã tăng cường giám sát, thanh kiểm tra và xử lý nghiêm minh các vi phạm về nghĩa vụ CBTT của các thành viên thị trường, đảm bảo tính công khai, minh bạch trong hoạt động của các tổ chức niêm yết, tổ chức đăng ký giao dịch, các tổ chức khác trên thị trường. Căn cứ kết quả giám sát thường xuyên của UBCKNN và 02 SGDCK, kết quả thanh kiểm tra, giải quyết đơn thư, cũng như thông tin phản ánh trên các phương tiện thông tin đại chúng, UBCKNN đã làm rõ và xử phạt hành chính đối với các doanh nghiệp vi phạm.
Bảng 3.4: Bảng thống kê xử phạt vi phạm về CBTT của các CTĐC
Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Tăng/ giảm so với năm trước Tăng/ giảm so với năm trước Xử phạt vi phạm về CBTT định kỳ Số CTĐC vi phạm
27 công ty 35 công ty 29,63% 36 công ty 2,86%
Số tiền nộp phạt 1,69 tỷ đồng 2,405 tỷ đồng 42,31% 2,625 tỷ đồng 9,15% Xử phạt vi phạm về CBTT bất thường Số CTĐC vi phạm
09 công ty 23 công ty 11,11% 10 công ty -56,52%
Số tiền nộp phạt 0,51 tỷ đồng 2,03 tỷ đồng 298,04% 1,06 tỷ đồng -47,78% Xử phạt vi phạm về CBTT định kỳ và bất thường Số CTĐC vi phạm
18 công ty 22 công ty 22,22% 10 công ty -54,54%
Số tiền nộp phạt 2,075 tỷ đồng 2,395 tỷ đồng 15,42% 1,035 tỷ đồng -56,78% Tổng số Số CTĐC vi phạm
54 công ty 80 công ty 48,15% 56 công ty -30%
đồng đồng
Nguồn: UBCKNN
Nhìn vào thống kê xử phạt vi phạm về CBTT trên, có thể thấy được rằng, số lượng các CTĐC bị xử phạt về vi phạm về CBTT năm 2019 tăng 48,15% so với năm 2018. Điều này là do, trong năm 2019, UBCKNN đẩy mạnh việc quản lý, giám sát việc thực hiện các nghĩa vụ của các CTĐC. Ở những năm trước, việc xử lý vi phạm về CBTT tập trung nhiều vào việc vi phạm CBTT định kỳ, bởi với các vi phạm về CBTT bất thường, UBCKNN và các SGDCK chỉ dừng ở việc nhắc nhở để Công ty khắc phục do các CTĐC còn khá khó khăn trong việc CBTT bất thường như không nắm bắt được quy định về việc thông tin nào phải công bố hay thời gian công bố thường bị chậm so với quy định CBTT trong thời hạn 24 giờ,… Tuy nhiên, đến năm 2019, một số thông tin bất thường của các CTĐC ảnh hưởng lớn đến TTCK; nhiều công ty sau khi bị UBCKNN nhắc nhở vẫn tiếp tục vi phạm cùng với việc đẩy mạnh minh bạch CBTT của cơ quan quản lý dẫn đến việc xử phạt đối với các CTĐC vi phạm CBTT bất thường đã được tăng lên đáng kể. Đến năm 2020, việc xử phạt lại giảm so với năm 2019 là do việc tăng cường giám sát, xử lý vi phạm của năm 2019 cùng với việc giải đáp các thắc mắc, khó khăn cho doanh nghiệp trong các buổi tiếp xúc, làm việc với các CTĐC tại các hội nghị, hội thảo, buổi làm việc. Qua bảng trên, nhận thấy, các CTĐC có sự vi phạm CBTT cả định kỳ và bất thường sẽ bị xử phạt với mức nặng hơn so với các CTĐC chỉ vi phạm lỗi CBTT định kỳ hoặc bất thường. Một số số CTĐC đã bị xử phạt nặng do vi phạm nhiều lần và số lượng vi phạm nhiều như: Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng Xuân Mai (530 triệu đồng), Tổng Công ty Rau quả, Nông sản – Công ty cổ phần (520 triệu đồng), Công ty cổ phần Bông Bạch Tuyết (330 triệu đồng),…
Bên cạnh việc xử phạt với các CTĐC vi phạm, đối với các vi phạm CBTT sai lệch nội dung, UBCKNN còn bắt buộc các CTĐC phải cải chính
thông tin đã công bố như trường hợp CBTT sai lệch một số chỉ tiêu trong Báo cáo tài chính quý 4 năm 2019 của Công ty cổ phần Tập đoàn Khách sạn Đông Á, Công ty cổ phần Đầu tư cao sư Quảng Nam, Công ty cổ phần Đầu tư MST và Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển dự án hạ tầng Thái Bình Dương; hay việc CBTT về việc sử dụng số tiền thu được từ đợt chào bán không đúng mục đích như của Công ty cổ phần Cao su Tân Biên – Kampongthom, Công ty cổ phần Xi măng và Xây dựng Quảng Ninh, Công ty cổ phần Xăng dầu HFC, Công ty cổ phần Khang Minh Group;….
Đối với các CTĐC niêm yết trên 02 SGDCK, khi vi phạm CBTT, SGDCK sẽ áp dụng các hình thức xử lý vi phạm, bao gồm: nhắc nhở vi phạm trên toàn thị trường, đưa chứng khoán vào diện cảnh báo, đưa chứng khoán vào diện kiểm soát, tạm ngừng giao dịch và khi vi phạm đặc biệt nghiêm trọng, ảnh hưởng đến nhà đầu tư, cổ phiếu của các CTĐC vi phạm sẽ bị hủy niêm yết. Dưới đây là bảng tổng hợp tình hình xử lý vi phạm của các CTĐC niêm yết trên SGDCK Hà Nội (HNX) từ năm 2018 đến năm 2020 để có thể thấy được việc vi phạm của các CTĐC niêm yết trên SGDCK Hà Nội thời gian qua.
Bảng 3.5: Thống kê việc xử lý vi phạm của các CTĐC niêm yết trên HNX
Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
Tăng/ giảm so với năm trước Tăng/ giảm so với năm trước Nhắc nhở vi phạm trên toàn thị trường
09 công ty 08 công ty - 11,11% 05 công ty - 37,5%
Đưa chứng khoán vào diện cảnh báo
25 công ty 10 công ty - 60% 05 công ty - 50%
Đưa chứng khoán vào diện kiểm soát
13 công ty 04 công ty - 69,23% 03 công ty - 25%
Tạm ngừng giao dịch 08 công ty 05 công ty - 37,5% 03 công ty - 40%
Hủy niêm yết 01 công ty 06 công ty 500% 03 công ty - 50%
Bên cạnh với ban hành các quyết định xử phạt đối với các CTĐC, UBCKNN cũng phối hợp với các cơ quan chức năng khác như cơ quan công an, tòa án,… để cung cấp kết quả giám sát, thông tin, tài liệu theo yêu cầu phục vụ điều tra các vụ việc có liên quan.
3.2.4. Hoạt động kiểm tra, giám sát việc quản lý nhà nước về công bố thông tin của các công ty đại chúng trên thị trường chứng khoán ở Việt Nam
UBCKNN trực thuộc Bộ Tài chính theo mô hình hoạt động của UBCK một số nước trên thế giới như Malaysia, Bangladesh,… Do đó, UBCKNN phải chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Tài chính trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán; trực tiếp quản lý, giám sát hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán; quản lý các hoạt động dịch vụ công thuộc lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán theo quy định của pháp luật. UBCKNN phải thực hiện báo cáo, giải trình và đề xuất các giải pháp liên quan với Bộ trưởng Bộ Tài chính trong việc quản lý TTCK nói chung cũng như việc quản lý nhà nước về CBTT của các CTĐC trên TTCK ở Việt Nam. UBCKNN tổng hợp, thống kê các số liệu, nội dung về CBTT của các CTĐC trên TTCK để báo cáo Bộ trưởng để trình Chính phủ. Khi có sự kiện phát sinh hay yêu cầu của Chính phủ hay Bộ Tài chính, UBCKNN sẽ phải giải trình các vấn đề liên quan. Bên cạnh đó, cũng như các cơ quan nhà nước khác, UBCKNN cũng sẽ có các đoàn kiểm tra của Bộ Tài chính, Thanh tra Chính phủ, Kiểm toán Nhà nước,… kiểm tra việc hoạt động và thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực chứng khoán và TTCK.
3.3. Đánh giá thực trạng hoạt động quản lý nhà nước về công bố thông tin của các công ty đại chúng trên thị trường chứng khoán ở Việt Nam
3.3.1. Những mặt đạt được
Thứ nhất, cơ chế giám sát việc công bố thông tin của các công ty đại chúng trên thị trường chứng khoán ở Việt Nam đã được hình thành và dần hoàn thiện.
Trước khi TTCK được thành lập, Chính phủ đã ban hành quyết định để thành lập Ủy ban Chứng khoán Nhà nước - cơ quan quản lý nhà nước về chứng khoán và TTCK. Việc thành lập cơ quan quản lý nhà nước trước khi TTCK ra đời giúp cho TTCK ra đời sau đó hơn 3 năm hoạt động công khai, minh bạch và hiệu quả. Sau 24 năm tạo lập ngành chứng khoán, cùng với sự phát triển của thị trường, các quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của UBCKNN không ngừng được hoàn thiện. Hiện nay, mô hình tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của UBCKNN được thực hiện theo Quyết định số 48/2015/QĐ-TTg ngày 8/10/2015 của Chính phủ, trong đó thành lập Vụ Giám sát CTĐC với chức năng giám sát việc CBTT của các CTĐC cùng với Thanh tra UBCKNN là đơn vị xem xét các vi phạm CBTT của các CTĐC trên TTCK ở Việt Nam. Qua đây, có thể thấy việc quản lý nhà nước về việc CBTT của các CTĐC đã được chú trọng trong công tác xây dựng bộ máy quản lý nhà nước.Việc xây dựng và tách bạch 02 đơn vị là Vụ Giám sát công ty đại chúng và Thanh tra để thực hiện việc quản lý nhà nước về CBTT của các CTĐC cũng cho thấy việc nâng cao và chuyên môn hóa công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK.
Cùng với việc hoàn thiện bộ máy quản lý, hành lang pháp lý liên quan đến việc CBTT của các CTĐC trên TTCK ở Việt Nam cũng đã được xây
thị trường. Đó là những cơ sở pháp lý rất quan trọng trong công tác quản lý, giám sát hoạt động của các CTĐC, đồng thời góp phần minh bạch hóa và tăng cường vai trò giám sát và xử lý vi phạm của cơ quan quản lý Nhà nước.
Như vậy, với sự quan tâm sát sao của Nhà nước trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK, cơ chế giám sát trên TTCK Việt Nam nói chung và việc CBTT của các CTĐC nói riêng đã được thiết lập ngày càng chặt chẽ và hoàn thiện tạo điều kiện cho sự phát triển bền vững của TTCK.
Thứ hai, ứng dụng công nghệ thông tin trong việc quản lý nhà nước về việc công bố thông tin của các công ty đại chúng trên thị trường chứng khoán đã tạo điều kiện thuận lợi cho công tác giám sát của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cũng như việc thực hiện công bố thông tin của các công ty đại chúng.
Công nghệ thông tin ngày nay có vai trò quan trọng trong các hoạt động kinh tế xã hội. Đối với ngành chứng khoán, công nghệ thông tin là lĩnh vực then chốt, có ý nghĩa lớn với hiệu quả của hoạt động quản lý, giám sát thị trường cũng như sự phát triển của ngành. Việc triển khai các ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại vào quản lý, giám sát và CBTT trên TTCK giúp UBCKNN tăng cường được năng lực quản lý, giám sát và điều hành thị trường; góp phần tạo dựng một TTCK công khai, minh bạch, phù hợp với thông lệ quốc tế. Hệ thống IDS Prođược xây dựng để các CTĐC thực hiện nghĩa vụ CBTT theo quy định của pháp luật. Việc đưa vào áp dụng hệ thống này đã tạo ra sự thay đổi quan trọng trong công tác quản lý giám sát của UBCKNN. Hệ thống IDS Procung cấp công cụ để CTĐC thực hiện CBTT nhanh, thuận tiện bằng văn bản điện tử, thay thế dần việc sử dụng văn bản giấy như trước đây; giúp hình thành một cơ sở dữ liệu tập trung về các CTĐC; tạo thuận lợi cho việc triển khai các nghiệp vụ phân tích, đánh giá và dự báo, nhằm phục vụ cho công tác quản lý và giám sát thị trường. Đồng thời,
thông tin nhanh chóng được xử lý và công bố công khai trên thị trường giúp các đối tượng tham gia thị trường được tiếp cận thông tin một cách nhanh chóng và công bằng, kịp thời nắm bắt được thông tin để đưa ra quyết định phù hợp.
Việc đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào việc CBTT của các CTĐC cũng mang lại nhiều lợi ích cho các CTĐC như việc đảm bảo CBTT đơn giản, giảm thiểu chi phí cho các CTĐC và đảm bảo được thời hạn CBTT hơn so với việc CBTT bằng đường bưu điện như trước.
Thứ ba, công tác tuyên truyền, đào tạovề việc công bố thông tin chocác công ty đại chúng đã được đẩy mạnh.
Do pháp luật về chứng khoán mang tính chuyên ngành cao, đòi hỏi các điều kiện, yêu cầu của chủ thể tham gia thị trường nên công tác tuyên truyền vừa giúp cho đối tượng hiểu được pháp luật về chứng khoán, vừa thu hút việc tham gia thị trường. Cách thức tuyên truyền pháp luật về chứng khoán ngày càng đa dạng từ tổ chức hội thảo, hội nghị, đăng trên phương tiện đại chúng, tổ chức giới thiệu các nội dung mới về TTCK... Bên cạnh việc tuyên truyền trong nước, thời gian qua, cơ quan quản lý đã đẩy mạnh việc tuyên truyền ra nước ngoài nhằm giới thiệu về TTCK cũng như hành lang pháp lý để thu hút dòng vốn nước ngoài đầu tư gián tiếp vào TTCK Việt Nam. Hầu hết các văn bản pháp luật về TTCK sau khi ban hành được hướng dẫn cụ thể, đúng đối tượng. Trong quá trình thực hiện, các kiến nghị, thắc mắc của tổ chức, cá nhân đều được cơ quan xử lý và có phản hồi, hướng dẫn thực hiện. Đối với các vướng mắc liên quan tới việc thực hiện các văn bản khác, UBCKNN đã chủ động phối hợp với cơ quan có thẩm quyền để thống nhất phương án xử lý, tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp, nhà đầu tư. UBCKNN đã thường xuyên tổ chức các hội nghị, hội thảo, buổi làm việc để phổ biến các chính sách cho các CTĐC trong việc thực hiện CBTT.
3.3.2. Những mặt hạn chế và nguyên nhân
3.3.2.1. Những mặt hạn chế
Thứ nhất,khung pháp lý về việc công bố thông tin của các công ty đại chúng vẫn còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng các chuẩn mực quốc tế.
Các quy định trong văn bản pháp luật về việc CBTT của các CTĐC vẫn chưa thật đầy đủ, chặt chẽ, thiếu nhất quán, chưa đảm bảo được theo chuẩn mực và thông lệ quốc tế dẫn đến khó khăn trong việc quản lý, giám sát. Đối với CBTT định kỳ, quy định hiện nay còn khoảng cách và khác biệt khá nhiều với thông lệ quốc tế về các loại báo cáo, nội dung, tiêu chuẩn và thời hạn.Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), “Hầu hết các nước quy định việc sử dụng chuẩn mực được quốc tế công nhận cho báo cáo tài chính, mà có thể phục vụ để cải thiện tính minh bạch và có thể so sánh được của báo cáo tài chính và các báo cáo tài chính khác giữa các nước.” Cùng với xu hướng toàn cầu hóa về hợp tác và phát triển kinh tế, phạm vi hoạt động của các nhà đầu tư trải rộng trên toàn thế giới, kế toán không còn là vấn đề mang tính nội tại của từng quốc gia. Chuẩn mực kế toán quốc tế (IFRS) đang ngày càng được thừa nhận rộng rãi, đến năm 2016, đã có 117 quốc gia áp dụng hệ thống chuẩn mực này; trong đó, gần 100 quốc gia áp dụng nguyên mẫu mà không có bất cứ sự sửa đổi nào. Ngay cả Hoa Kỳ, quốc gia có truyền thống áp dụng riêng các nguyên tắc kế toán được chấp thuận (US GAAP) cũng đang trong quá trình hợp nhất hệ thống các nguyên tắc kế toán này với IFRS. Tại Việt Nam,báo cáo tài chính để CBTT hiện nay của các CTĐC được quy định được lập theo Chuẩn mực Kế toán Việt Nam (VAS). Theo đánh giá của các định chế tài chính quốc tế và giới chuyên môn, sự khác biệt giữa VAS và IFRS hiện nay còn tương đối lớn. Sự khác biệt này đã và đang tạo ra một số rào cản, khiến nhà đầu tư nước ngoài gặp nhiều khó khăn
trong tiếp cận thông tin tài chính của doanh nghiệp Việt Nam, làm giảm niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài vào TTCK Việt Nam.
Thêm vào đó, một số quy định còn mang tính chung chung, chưa bắt buộc các CTĐC phải CBTT mà chỉ mang tính tự nguyện, dẫn đến một số thông tin thực sự rất hữu ích cho việc ra quyết định của nhà đầu tư lại không