Định hướng phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam đến năm 2025

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về công bố thông tin của các công ty đại chúng trên thị trường chứng khoán ở việt nam (Trang 107)

CHƯƠNG 2 :QUY TRÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1. Định hướng phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam đến năm 2025

đến năm 2025

Cùng với sự phát triển và hội nhập của nền kinh tế Việt Nam, cũng như sự phát triển của TTCK Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 242/QĐ-TTg ngày 28/02/2019 phê duyệt Đề án “Cơ cấu lại thị trường chứng khoán và thị trường bảo hiểm đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025”, trong đó, đã nêu rõ mục tiêu, nguyên tắc và giải pháp để phát triển TTCK Việt Nam đến năm 2025. Định hướng cụ thể như sau:

Tiếp tục cơ cấu lại toàn diện để TTCK trở thành kênh dẫn vốn trung và dài hạn quan trọng cho nền kinh tế; xây dựng cơ cấu hợp lý, cân bằng giữa thị trường tiền tệ và thị trường vốn, giữa thị trường cổ phiếu và thị trường trái phiếu, giữa trái phiếu chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp; hỗ trợ tích cực q trình cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, đổi mới mơ hình tăng trưởng kinh tế và thúc đẩy phát triển khu vực kinh tế tư nhân; tăng cường mở cửa và hội nhập với thị trường khu vực và thế giới, cụ thể:

- Quy mô thị trường cổ phiếu đạt mức 120% GDP vào năm 2025, quy mô thị trường trái phiếu đạt mức 55% GDP vào năm 2025.

- Số lượng nhà đầu tư trên thị trường đạt mức 5% dân số vào năm 2025. Đảm bảo cơ cấu hợp lý giữa nhà đầu tư cá nhân và nhà đầu tư có tổ chức, giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài, đồng thời thúc đẩy sự phát triển của các nhà đầu tư chuyên nghiệp trên TTCK.

- Đa dạng hóa các sản phẩm trên TTCK; triển khai các sản phẩm chứng quyền có đảm bảo, hợp đồng tương lai trái phiếu chính phủ và hợp đồng tương lại trên các chỉ số mới ngoài chỉ số VN30 và từng bước triển khai các sản phẩm quyền chọn, hợp đồng tương lai trên cổ phiếu trước năm 2025.

- Lành mạnh hóa tình hình tài chính, nâng cao năng lực quản trị của các tổ chức kinh doanh chứng khoán theo quy định pháp luật, nâng chỉ tiêu an tồn tài chính của các tổ chức kinh doanh chứng khoán tăng 20% so với hiện tại.

- Đến năm 2025, chất lượng quản trị công ty trong các công ty niêm yết của Việt Nam đạt mức bình quân ASEAN-6.

- Trước năm 2025, nâng hạng TTCK Việt Nam trên danh sách các thị trường mới nổi.

Với nền tảng phát triển trong năm 2020 và cơ sở pháp lý cho sự phát triển thị trường đã xây dựng, bước sang năm 2021, ngành chứng khoán sẽ tập trung triển khai vào một số mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm như: tập trung nỗ lực đưa các quy định, chính sách mới của Luật Chứng khốn và các văn bản hướng dẫn vào thực tiễn, để hỗ trợ cho doanh nghiệp, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư; tổng kết, xây dựng và trình Thủ tướng ban hành chiến lược phát triển TTCK giai đoạn 2021 - 2030 để định hình mục tiêu, giải pháp về lợ trình phát triển TTCK – thị trường vốn về dài hạn; hồn thành dự án hiện đại hóa cơng nghệ thơng tin phục vụ cho hoạt đợng giao dịch, thanh tốn nhằm triển khai các sản phẩm tài chính mới, đẩy nhanh việc cơ cấu lại TTCK; nâng cao hiệu quả quản lý, giám sát TTCK và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

4.2. Một số giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về công bố thông tin của các công ty đại chúng trên thị trường chứng khoán ở Việt Nam

Trải qua 24 năm thành lập UBCKNN và 20 năm vận hành TTCK, TTCK đã phát triển trở thành kênh huy động vốn quan trọng cho nền kinh tế và huy động vốn đầu tư gián tiếp nước ngồi, đóng góp cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hợi đất nước. TTCK Việt Nam đã có những tăng trưởng lớn về quy mơ cung cầu chứng khoán cũng như số lượng nhà đầu tư. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng của thị trường cùng với sự bùng nổ của công nghệ thông tin hiện đại và hội nhập quốc tế cũng kéo theo các vi phạm tiềm ẩn trên TTCK xuất hiện ngày một nhiều và ngày càng tinh vi, phức tạp. Sự phát triển của TTCK đặt ra yêu cầu cấp thiết về nâng cao năng lực quản lý, giám sát tuân thủ pháp luật trên TTCK, đặc biệt là với đối tượng là các CTĐC.Vấn đề đặt ra hiện nay là, cần tăng cường công tác quản lý, giám sát cả trong giai đoạn hiện tại và lâu dài, nhằm định hướng CTĐC thực hiện CBTT ngày càng chuyên nghiệp, đáp ứng các chuẩn mực quốc tế, bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư, cũng như đảm bảo sự phát triển của TTCK. Vì vậy, việc giám sát CTĐC được xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng của UBCKNN trong giai đoạn hiện nay, nhằm cụ thể hóa các giải pháp cơ cấu TTCK định hướng đến năm 2025.

Để tăng cường sự minh bạch trên TTCK cũng như bảo vệ được quyền lợi của nhà đầu tư góp phần đạt được mục tiêu phát triển TTCK của Chính phủ đã đề ra, mợt số giải pháp nhằm hồn thiện hoạt động quản lý nhà nước về CBTT của các CTĐC trên TTCK ở Việt Nam được đưa ra như sau:

4.2.1. Một số giải pháp, kiến nghị với các cấp có thẩm quyền (Chính phủ, Bộ Tài chính,…)

4.2.1.1.Hồn thiện khung pháp lý về cơng bố thông tin của các công ty đại chúng trên thị trường chứng khoán ở Việt Nam

Khác với nhiều nước trên thế giới, khi TTCK được hình thành và đi vào hoạt đợng mợt thời gian thì sau đó cơ quan quản lý thị trường mới xây dựng khung pháp lý để điều chỉnh các hoạt động trên thị trường. Ở Việt Nam, cơ quan quản lý nhà nước được thành lập và xây dựng cơ chế chính sách cho TTCK trước khi thị trường chính thức đi vào hoạt đợng. Trải qua hơn 20 năm, khung pháp lý cho chứng khoán và TTCK ngày càng được cập nhật, bổ sung. Tuy nhiên, trước yêu cầu của thị trường đòi hỏi phải nâng cao hiệu lực pháp lý của văn bản pháp luật về chứng khoán và TTCK, đồng thời để tạo được lòng tin cho nhà đầu tư, nhất là nhà đầu tư nước ngoài, thu hút được dòng vốn tạo đà phát triển cho thị trường, khắc phục mâu thuẫn, xung đợt giữa các văn bản pháp luật có liên quan, thì vấn đề đặt ra là cần nghiên cứu xây dựng, ban hành văn bản pháp luật phù hợp hơn, đặc biệt là khung khổ pháp lý về CBTT của các CTĐC.

Thực tiễn quản lý giám sát hoạt động CBTT trên TTCK của các CTĐC cho thấy các quy định về CBTT cần được điều chỉnh để đáp ứng được yêu cầu minh bạch thông tin của thị trường và các chuẩn mực quốc tế. Quy định về nghĩa vụ CBTT theo hướng các doanh nghiệp, tổ chức tham gia thị trường CBTT và tự chịu trách nhiệm về thơng tin cơng bố, UBCKNN khơng có nghĩa vụ phải cơng bố các thơng tin về các tổ chức tham gia thị trường mà chỉ cung cấp phương tiện để các chủ thể thực hiện nghĩa vụ CBTT. Cụ thể, cần hướng tới xây dựng các quy định về CBTT trên TTCK bao gồm:

- Xây dựng quy định về nghĩa vụ CBTT của CTĐC phù hợp và thống nhất với quy định Luật doanh nghiệp 2020 do Luật doanh nghiệp có quy định

nhiều điểm mới như nâng cao khung khổ pháp lý về quản trị doanh nghiệp và nâng cao mức độ bảo vệ nhà đầu tư, cổ đông theo chuẩn mực, thông lệ quốc tế tốt và phổ biến; mở rộng mức độ và phạm vi quyền của cổ đông nhằm tạo điều kiện thuận lợi để cổ đơng bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình; hạn chế người quản lý hoặc cổ đông lớn lạm dụng địa vị, quyền hạn gây thiệt hại cho công ty và cổ đông nhỏ; giúp các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề hạn chế sở hữu nhà đầu tư nước ngồi, có cơ hợi lớn hơn trong thu hút vốn từ nhà đầu tư, bao gồm cả nhà đầu tư nước ngoài; tạo thuận lợi hơn cho tổ chức lại và mua bán doanh nghiệp;…Đồng thời hoàn thiện các quy định hiện hành về CBTT bất thường khác trên TTCK theo thông lệ quốc tế, đáp ứng các yêu cầu về hội nhập và phát triển TTCK.

- Quy định về nội dung thông tin cơng bố, trách nhiệm cơng bố và trách nhiệm giải trình về thơng tin công bố của CTĐC. Bổ sung nghĩa vụ CBTT bất thường như khi bị xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ mơi trường, sở hữu trí tuệ, CBTT về ngày giao dịch đầu tiên đối với các cổ phiếu phát hành thêm hoặc khi có quyết định đầu tư ra nước ngồi.

Báo cáo phát triển bền vững (bao gồm các thông tin về lĩnh vực kinh tế, trách nhiệm về môi trường và xã hội của công ty) là công cụ cho thấy trách nhiệm của công ty với các bên (trong và ngồi cơng ty) về các hoạt đợng của mình nhằm hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. Tuy nhiên, các quy định hiện hành lại chưa đề cập đến vấn đề này. Do đó, cần nghiên cứu bổ sung yêu cầu CTĐC phải CBTT liên quan đến phát triển bền vững, nhằm nâng cao trách nhiệm của doanh nghiệp Việt Nam với mơi trường và cợng đồng.

Cần hồn thiện các quy định về pháp luật có liên quan về chế đợ kế tốn, mở rợng áp dụng các chuẩn mực quốc tế về kế toán (IAS) và báo cáo tài chính (IFRS) nhằm nâng cao hiệu quả cũng như tính minh bạch của báo cáo tài chính. Đây là điều cần thiết nhằm nâng cao chất lượng báo cáo tài chính

theo chuẩn mực quốc tế, từ đó giúp cho các doanh nghiệp thuận lợi hơn trong việc huy động vốn trên thị trường nước ngoài.

- Làm rõ trách nhiệm CBTT của các đối tượng có lợi thế về thơng tin để hạn chế tình trạng trục lợi.

- Xây dựng cẩm nang hướng dẫn CBTT trên TTCK để cụ thể hóa các trường hợp về thơng tin bất thường có thể ảnh hưởng đến giá chứng khốn, ảnh hưởng lớn đến tình hình hoạt đợng sản xuất kinh doanh như: thơng tin giải trình liên quan đến Báo cáo tài chính, quản trị cơng ty, thơng tin về gia hạn nợ, thông tin về các khoản bảo lãnh (cơng nợ tiềm tàng),...

- Hồn thiện khung pháp lý song song với việc xây dựng hệ thống tin học hóa nhằm thúc đẩy việc cơng bố thơng tin dưới hình thức điện tử. Theo đó, từng bước luật hóa các báo cáo dữ liệu dạng điện tử và chuẩn dữ liệu thống nhất cho toàn thị trường.

UBCKNN cần theo dõi sát sao với sự phát triển của TTCK để từ đó nghiên cứu, bổ sung các quy định pháp luật phù hợp vơi sự phát triển thực tiễn của TTCK và kiến nghị lên các cấp cao hơn để sửa đổi, bổ sung cho kịp thời với sự phát triển của TTCK.

4.2.1.2. Tăng cường công tác xử lý vi phạm và nâng chế tài xử phạt với các vi phạm về công bố thông tin của các cơng ty đại chúng trên thị trường chứng khốn

Hiện nay, tính tn thủ, tự giác của các CTĐC chưa cao, một số doanh nghiệp lập các báo cáo chỉ vì quy định, khơng quan tâm nhà đầu tư cần có những gì hay thực hiện cơng bố thơng tin chưa đầy đủ, chính xác, gây ảnh hưởng lớn đến quyền lợi của nhà đầu tư.Tuy rằng việc xử phạt các vi phạm những năm gần đây đã được tăng cường hơn, nhưng với sự phát triển của thị trường, nhiều vi phạm mới xuất hiện, cùng với đó việc thời gian xử lý vi phạm cịn khá dài, chưa đáp ứng được tính kịp thời của thị trường. Vì vậy, bên

cạnh việc tuyên truyền để các CTĐC ý thức hơn nữa lợi ích của việc CBTT, UBCKNN cần phải đẩy mạnh hơn việc giám sát và xử lý các vi phạm, mở rộng hơn phạm vi, đối tượng và nội dung xử lý.

Mặt khác, trước thực trạng nhiều hành vi vi phạm hành chính lặp đi lặp lại, cần tăng mức xử phạt vi phạm vi phạm hành chính cho phù hợp và đảm bảo sự thống nhất giữa các văn bản luật, cũng là để tăng tính răn đe, ngăn ngừa vi phạm, góp phần bảo đảm hiệu lực, hiệu quả của công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. Đối với các CTĐC vi phạm nhiều lần hay những CTĐC trốn tránh không thực hiện quyết định xử phạt, có thể áp dụng các chế tài xử phạt nghiêm khắc. Theo Bợ Luật Hình sự, tợi cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt đợng chứng khốn ngồi việc bị xử phạt hành chính với số tiền từ 100 triệu đồng đến 5 tỷ đồng, cịn có thể bị xử phạt hình sự như phạt tù, cấm kinh doanh,… đối với những vi phạm nghiêm trọng gây thiệt hại lớn cho nhà đầu tư. Tuy nhiên, các văn bản quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực chứng khoán quy định mức phạt cao nhất với việc vi phạm CBTT tối đa là 200 triệu đồng đối với hành vi CBTT sai lệch, không CBTT tối đa 100 triệu đồng. Mức phạt vi phạm hành chính này cịn nhẹ, chưa tạo được sự răn đe và chưa thống nhất khi so sánh với các văn bản pháp luật chuyên ngành khác. Do đó, việc sửa đổi, bổ sung hành vi và nâng mức phạt vi phạm CBTT để đảm bảo thống nhất trong xử lý vi phạm từ mức đợ hành chính tới hình sự là cần thiết và rất được sự ủng hộ của thị trường để tạo sự minh bạch, chính xác của các thơng tin được cơng bố trên thị trường.

Việc tăng cường xử lý các vi phạm và hồn thiện chế tài xử lý hình sự và xử lý hành chính chắc chắn sẽ tạo nên khung pháp lý tồn diện hơn, góp phần nâng cao hiệu quả xử lý, răn đe, phịng ngừa các hành vi vi phạm, tợi phạm trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK.

4.2.1.3. Tăng cường thẩm quyền trong hoạt động giám sát và xử lý của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước

Hiện nay, vai trị của UBCKNN chưa đủ mạnh nên khơng thể giải quyết được vấn đề nảy sinh đòi hỏi sự phản ứng nhanh, mạnh của cơ quan quản lý. Do không đủ thẩm quyền nên phản ứng của UBCKNN chưa đạt được hiệu quả, như một số hành vi vi phạm đã được lượng hóa và có chế tài xử lý hình sự để đảm bảo tính răn đe (Tợi cố ý cơng bố thông tin sai lệch hoặc che giấu sự thật trong hoạt đợng chứng khốn; Tợi sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khốn; Tợi thao túng giá chứng khoán,…), song với nhiều vi phạm, UBCKNN lại không đủ thầm quyền để tham gia xử lý. Ở rất nhiều nước, việc quản lý, giám sát TTCK được thực hiện bởi một cơ quan độc lập trong bộ máy nhà nước, với thẩm quyền tương đối rộng. Ví dụ như ở Mỹ, Ủy ban Chứng khốn là mợt cơ quan đợc lập tḥc Chính phủ, Tại Trung Quốc, Thái Lan, Ủy ban Chứng khoán cũng đều là cơ quan tḥc Chính phủ, có thẩm quyền tương đương với mợt bợ và người đứng đầu Ủy ban Chứng khoán là thành viên tḥc Chính phủ. Trong khi đó, tại Việt Nam, UBCKNN trực tḥc Bợ Tài chính, tương đương một Vụ thuộc Bợ. Do đó, vị thế của UBCKNN khơng cao, khơng có thẩm quyền tiến hành điều tra, xác minh các vi phạm trên thị trường nên hiệu quả của việc quản lý, giám sát cịn hạn chế. Vì vậy, cần tăng cường, bổ sung quyền cho UBCKNN trong việc lập quy, giám sát, thanh tra, cưỡng chế thi hành để giám sát hoạt động của TTCKhoặc tạo ra một cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa UBCKNN, công an và tịa án để giải quyết, xử lý vi phạm.

Ngồi ra, hiện nay, UBCKNN chưa quản lý chặt được đến các công ty đại chúng chưa niêm yết. Nhiều công ty đã đáp ứng điều kiện công ty đại chúng nhưng chưa thực hiện việc CBTT theo đúng quy định và khó có cơ sở kiểm soát được tốt các cơng ty này. Do đó, cần có cơ chế phối hợp hiệu quả

giữa UBCKNN với cơ quan quản lý doanh nghiệp (Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục thuế,…) để các quy định pháp lý có có tính thực thi hiệu quả trên thực tế.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về công bố thông tin của các công ty đại chúng trên thị trường chứng khoán ở việt nam (Trang 107)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(123 trang)
w