Những mặt đạt được

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về công bố thông tin của các công ty đại chúng trên thị trường chứng khoán ở việt nam (Trang 96 - 99)

CHƯƠNG 2 :QUY TRÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Đánh giá thực trạng hoạt động quản lý nhà nước về công bố thông tin của các

3.3.1. Những mặt đạt được

Thứ nhất, cơ chế giám sát việc công bố thông tin của các công ty đại chúng trên thị trường chứng khốn ở Việt Nam đã được hình thành và dần hồn thiện.

Trước khi TTCK được thành lập, Chính phủ đã ban hành quyết định để thành lập Ủy ban Chứng khoán Nhà nước - cơ quan quản lý nhà nước về chứng khoán và TTCK. Việc thành lập cơ quan quản lý nhà nước trước khi TTCK ra đời giúp cho TTCK ra đời sau đó hơn 3 năm hoạt đợng cơng khai, minh bạch và hiệu quả. Sau 24 năm tạo lập ngành chứng khoán, cùng với sự phát triển của thị trường, các quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của UBCKNN không ngừng được hồn thiện. Hiện nay, mơ hình tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của UBCKNN được thực hiện theo Quyết định số 48/2015/QĐ-TTg ngày 8/10/2015 của Chính phủ, trong đó thành lập Vụ Giám sát CTĐC với chức năng giám sát việc CBTT của các CTĐC cùng với Thanh tra UBCKNN là đơn vị xem xét các vi phạm CBTT của các CTĐC trên TTCK ở Việt Nam. Qua đây, có thể thấy việc quản lý nhà nước về việc CBTT của các CTĐC đã được chú trọng trong công tác xây dựng bộ máy quản lý nhà nước.Việc xây dựng và tách bạch 02 đơn vị là Vụ Giám sát công ty đại chúng và Thanh tra để thực hiện việc quản lý nhà nước về CBTT của các CTĐC cũng cho thấy việc nâng cao và chun mơn hóa cơng tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK.

Cùng với việc hồn thiện bợ máy quản lý, hành lang pháp lý liên quan đến việc CBTT của các CTĐC trên TTCK ở Việt Nam cũng đã được xây

thị trường. Đó là những cơ sở pháp lý rất quan trọng trong công tác quản lý, giám sát hoạt động của các CTĐC, đồng thời góp phần minh bạch hóa và tăng cường vai trò giám sát và xử lý vi phạm của cơ quan quản lý Nhà nước.

Như vậy, với sự quan tâm sát sao của Nhà nước trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK, cơ chế giám sát trên TTCK Việt Nam nói chung và việc CBTT của các CTĐC nói riêng đã được thiết lập ngày càng chặt chẽ và hoàn thiện tạo điều kiện cho sự phát triển bền vững của TTCK.

Thứ hai, ứng dụng công nghệ thông tin trong việc quản lý nhà nước về việc công bố thông tin của các công ty đại chúng trên thị trường chứng khốn đã tạo điều kiện thuận lợi cho cơng tác giám sát của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cũng như việc thực hiện công bố thông tin của các công ty đại chúng.

Cơng nghệ thơng tin ngày nay có vai trị quan trọng trong các hoạt động kinh tế xã hợi. Đối với ngành chứng khốn, cơng nghệ thông tin là lĩnh vực then chốt, có ý nghĩa lớn với hiệu quả của hoạt động quản lý, giám sát thị trường cũng như sự phát triển của ngành. Việc triển khai các ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại vào quản lý, giám sát và CBTT trên TTCK giúp UBCKNN tăng cường được năng lực quản lý, giám sát và điều hành thị trường; góp phần tạo dựng một TTCK công khai, minh bạch, phù hợp với thông lệ quốc tế. Hệ thống IDS Prođược xây dựng để các CTĐC thực hiện nghĩa vụ CBTT theo quy định của pháp luật. Việc đưa vào áp dụng hệ thống này đã tạo ra sự thay đổi quan trọng trong công tác quản lý giám sát của UBCKNN. Hệ thống IDS Procung cấp công cụ để CTĐC thực hiện CBTT nhanh, thuận tiện bằng văn bản điện tử, thay thế dần việc sử dụng văn bản giấy như trước đây; giúp hình thành mợt cơ sở dữ liệu tập trung về các CTĐC; tạo thuận lợi cho việc triển khai các nghiệp vụ phân tích, đánh giá và dự báo, nhằm phục vụ cho công tác quản lý và giám sát thị trường. Đồng thời,

thơng tin nhanh chóng được xử lý và cơng bố cơng khai trên thị trường giúp các đối tượng tham gia thị trường được tiếp cận thơng tin mợt cách nhanh chóng và cơng bằng, kịp thời nắm bắt được thông tin để đưa ra quyết định phù hợp.

Việc đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào việc CBTT của các CTĐC cũng mang lại nhiều lợi ích cho các CTĐC như việc đảm bảo CBTT đơn giản, giảm thiểu chi phí cho các CTĐC và đảm bảo được thời hạn CBTT hơn so với việc CBTT bằng đường bưu điện như trước.

Thứ ba, công tác tuyên truyền, đào tạovề việc công bố thông tin chocác công ty đại chúng đã được đẩy mạnh.

Do pháp luật về chứng khốn mang tính chun ngành cao, địi hỏi các điều kiện, u cầu của chủ thể tham gia thị trường nên công tác tuyên truyền vừa giúp cho đối tượng hiểu được pháp luật về chứng khoán, vừa thu hút việc tham gia thị trường. Cách thức tuyên truyền pháp luật về chứng khoán ngày càng đa dạng từ tổ chức hội thảo, hội nghị, đăng trên phương tiện đại chúng, tổ chức giới thiệu các nội dung mới về TTCK... Bên cạnh việc tuyên truyền trong nước, thời gian qua, cơ quan quản lý đã đẩy mạnh việc tuyên truyền ra nước ngoài nhằm giới thiệu về TTCK cũng như hành lang pháp lý để thu hút dịng vốn nước ngồi đầu tư gián tiếp vào TTCK Việt Nam. Hầu hết các văn bản pháp luật về TTCK sau khi ban hành được hướng dẫn cụ thể, đúng đối tượng. Trong quá trình thực hiện, các kiến nghị, thắc mắc của tổ chức, cá nhân đều được cơ quan xử lý và có phản hồi, hướng dẫn thực hiện. Đối với các vướng mắc liên quan tới việc thực hiện các văn bản khác, UBCKNN đã chủ động phối hợp với cơ quan có thẩm quyền để thống nhất phương án xử lý, tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp, nhà đầu tư. UBCKNN đã thường xuyên tổ chức các hội nghị, hội thảo, buổi làm việc để phổ biến các chính sách cho các CTĐC trong việc thực hiện CBTT.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về công bố thông tin của các công ty đại chúng trên thị trường chứng khoán ở việt nam (Trang 96 - 99)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(123 trang)
w