2.2.2.1. Phương pháp phân tích – tổng hợp
Phương pháp phân tích trước hết là phân chia các đối tượng nghiên cứu thành những bộ phận, những mặt, những yếu tố cấu thành giản đơn hơn để nghiên cứu, phát hiện ra từng thuộc tính và bản chất của từng yếu tố đó, từ đó giúp chúng ta hiểu được đối tượng nghiên cứu một cách mạch lạc hơn, hiểu được cái chung phức tạp từ những yếu tố bộ phận ấy. Nhiệm vụ của phân tích là thông qua cái riêng để tìm ra được cái chung, thông qua hiện tượng để tìm ra bản chất, thông qua cái đặc thù để tìm ra phổ biến.
Tổng hợp là quá trình ngược với quá trình phân tích, nhưng lại hỗ trợ cho quá trình phân tích để tìm ra cái chung, cái khái quát. Từ những kết quả nghiên cứu từng mặt, phải tổng hợp lại để có những nhận thức đầy đủ, đúng đắn cái chung, tìm ra được bản chất, quy luật vận động của đối tượng nghiên cứu.
Phân tích và tổng hợp là hai phương pháp gắn bó chặt chẽ quy định và bổ sung cho nhau trong nghiên cứu và có cơ sở khách quan trong cấu tạo, trong tính quy luật của bản thân sự vật. Trong phân tích, việc xây dựng một cách đúng đắn tiêu thức phân tích làm cơ sở khoa học hình thành đối tượng nghiên cứu bộ phận ấy có ý nghĩa rất quan trọng. Trong nghiên cứu tổng hợp vai trò quan trọng thuộc về khả năng liên kết các kết quả cụ thể (có lúc ngược
nhau) từ sự phân tích, khả năng trừu tượng, khái quát nắm bắt được định tính từ rất nhiều khía cạnh định lượng khác nhau.
Trên cơ sở số liệu thu thập được, phân tích và tổng hợp các số liệu phục vụ mục đích của đề tài. Hai phương pháp này được sử dụng chủ yếu ở chương 3 và chương 4 của Luận văn nhằm phân tích tình hình việc quản lý nhà nước về công bố thông tin của các CTĐC trên TTCK ở Việt Nam.
Phương pháp phân tích được sử dụng để đánh giá thực trạng, phân tích sâu sắc hơn trong từng khía cạnh khác nhau của quản lý nhà nước về công bố thông tin của các CTĐC trên TTCK ở Việt Nam giai đoạn 2018-2020 bao gồm thực trạng và phương pháp quản lý, thực trạng thực hiện các nội dung quản lý nhà nước về công bố thông tin của các CTĐC. Trong khi đó phương pháp tổng hợp được sử dụng để khái quát hóa các kết quả từ việc phân tích để đưa ra những nhận định và đánh giá chung về hoạt động quản lý nhà nước về công bố thông tin của các CTĐC trong một tổng thể các mối quan hệ và các khía cạnh khác nhau; tổng hợp, đánh giá những kết quả đạt được và những hạn chế, nguyên nhân của hạn chế.
Ở chương 4, phương pháp phân tích dùng để phân tích định hướng, mục tiêuphát triển TTCK trong tương lai từ đó đưa ra được các giải pháp cụ thể nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước về công bố thông tin của các CTĐC trên TTCK ở Việt Nam.
2.2.2.2. Phương pháp thống kê – mô tả
Phương pháp thống kê – mô tả được sử dụng rộng rãi trong quá trình nghiên cứu các vấn đề kinh tế, xã hội. Đây là phương pháp mà các cơ quan nhà nước tiến hành điều tra, khảo sát, tổng hợp và sử dụng các số liệu trên cơ sở đã tính toán các chỉ tiêu. Qua số liệu thống kê phân tích được tình hình, nguyên nhân của sự vật và hiện tượng có thể tìm ra được tính quy luật và rút ra được những kết luận đúng đắn về sự vật, hiện tượng đó. Trong công tác
quản lý nhà nước về công bố thông tin của các CTĐC của các cơ quan quản lý sử dụng phương pháp thống kê – mô tả để nắm được tình hình số lượng CTĐC thực hiện việc công bố thông tin theo quy định.
Luận văn sử dụng phương pháp thống kê – mô tả nhiều ở chương 1, chương 2 và chương 3 của luận văn. Trong nội dung chương 1, luận văn thống kê và mô tả các công trình nghiên cứu đã công bố có liên quan trực tiếp và gián tiếp đến luận văn, cơ sở lý luận về công tác quản lý Nhà nước về công bố thông tin của các CTĐC. Ở chương 2, luận văn mô tả các phương pháp nghiên cứu được sử dụng cùng với nội dung phương pháp, ý nghĩa của phương pháp đó cùng với việc đạt được mục tiêu nghiên cứu. Chương 3, sau khi thu thập số liệu, tiến hành thống kê, mô tả và tổng hợp các số liệu, dữ liệu luận văn đưa ra những đánh giá về thực trạng quản lý nhà nước về công bố thông tin của các CTĐC. Thông tin định lượng thu thập được từ các tài liệu thống kê về quản lý nhà nước về công bố thông tin của các CTĐCđược sử dụng xử lý, sắp xếp và mô phỏng, so sánh dưới dạng bảng biểu để minh chứng cho các bằng chứng định lượng về các phân tích hay nhận định về quản lý Nhà nước về công bố thông tin của các CTĐC.
Luận văn sử dụng các số liệu thống kê thích hợp để phục vụ cho việc phân tích, đánh giá toàn diện các nội dung nhiệm vụ và kết quả của hoạt động quản lý Nhà nước về công bố thông tin của các CTĐC, đồng thời xử lý số liệu bằng phần mềm Microsoft Office Excel 2010 để khái quát kết quả công tác quản lý Nhà nước về công bố thông tin của các CTĐC.
2.2.2.3. Phương pháp so sánh.
Phương pháp so sánh được sử dụng rộng rãi để phân tích các hiện tượng kinh tế xã hội mang tính quá trình giữa hiện tượng này với hiện tượng khác, thời gian này với thời gian khác, đối tượng này với đối tượng khác, quy định này với quy định khác.
Luận văn tiến hành nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực công bố thông tin của các CTĐC dưới góc nhìn kinh tế học của các nhà quản lý kinh tế. Đồng thời nội dung quản lý Nhà nước về công bố thông tin của các CTĐCđược xem xét trên cơ sở so sánh đối chiếu giữa các năm từ năm 2018 - 2020. Luận văn đề cập trực tiếp đến các quy định về việc công bố thông tin của các CTĐC, các quy định này theo thời gian cũng bị thay thế bằng các quy định khác cho phù hợp thực tiễn. Vì vậy, sự so sánh sẽ làm bật lên những nội dung cần thay đổi và nó làm cơ sở cho việc đánh giá hiệu quả của việc quản lý nhà nước về công bố thông tin của các CTĐC. Hay ở cấp độ vĩ mô, tác giả nhận thấy Luật Chứng khoán ra đời năm 2019 cũng cho thấy những điểm đổi mới so với Luật Chứng khoán năm 2006. Sự so sánh này ở một vài điểm sẽ giúp cho luận văn không chỉ đạt được mục tiêu cập nhật mà còn giúp học viên có cơ sở quan trọng trong việc phân tích ở chương 3 và đưa ra giải pháp ở chương 4 của luận văn.
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG BỐ THÔNG TIN CỦA CÁC CÔNG TY ĐẠI CHÚNG TRÊN THỊ TRƯỜNG
CHỨNG KHOÁN Ở VIỆT NAM
3.1. Khái quát về hoạt động công bố thông tin của các công ty đại chúng trên thị trường chứng khoán ở Việt Nam
TTCK Việt Nam từ những ngày đầu chỉ mới có 02 công ty niêm yết, đến nay đã có gần 2000 công ty đại chúng trên TTCK Việt Nam. Quy mô thị trường và quy mô doanh nghiệp tăng, đi cùng với đó là ý thức tuân thủ nghĩa vụ CBTT của các CTĐC cũng ngày càng cao. Nhiều công ty không chỉ chú trọng CBTT các thông tin tài chính mà còn CBTT các thông tin phi tài chính. Đây là điều rất đáng ghi nhận vì TTCK Việt Nam đang trong giai đoạn thực hiện nâng hạng thị trường, đòi hỏi thị trường và các CTĐC phải minh bạch hơn nữa mới có thể cải thiện được “điểm số” trong mắt nhà đầu tư nước ngoài.Các CTĐC trên TTCK ở Việt Nam hiện nay thực hiện việc công bố thông tin theo quy định tại: Luật Chứng khoán số 70 năm 2006 và Luật sửa đổi, bổ sung Luật chứng khoán số 62 năm 2010; Luật Chứng khoán số 54/2019/QH14 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2021); Nghị định số 71/2017/NĐ- CP ngày 06/6/2021 của Chính phủ hướng dẫn về quản trị công ty áp dụng đối với công ty đại chúng; Thông tư số 155/2015/TT-BTC ngày 06/10/2015 hư- ớng dẫn về việc công bố thông tin trên thị trường chứng khoán; Thông tư số 96/2020/TT-BTC ngày 16/11/2020 của Bộ Tài chính hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán (thay thế Thông tư số 155/2015/TT- BTC – có hiệu lực từ ngày 01/01/2021). Các nội dung, nguyên tắc, phương tiện, trình tự, thủ tục công bố thông tin của các CTĐC trên TTCK ở Việt Nam theo quy định của pháp luật mà các CTĐC phải thực hiện như sau:
3.1.1. Các nội dung công bố thông tin của các công ty đại chúng trên thị trường chứng khoán ở Việt Nam
3.1.1.1. Công bố thông tin định kỳ:
CBTT định kỳ của các CTĐC là việc công ty phải công bố một số loại thông tin có tính chất lặp đi lặp lại theo từng chu kỳ (theo quý, 6 tháng, năm). Đối với những thông tin này, cả CTĐC, nhà đầu tư, cơ quan quản lý đều chủ động biết được thời gian thông tin sẽ được công khai trên thị trường. Do đó, việc giám sát tính kịp thời của thông tin khá dễ dàng. Thông tin định kỳ bao gồm:Báo cáo tài chính năm đã được kiểm toán (công bố trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày tổ chức kiểm toán ký báo cáo kiểm toán nhưng không vượt quá 90 ngày, kể từ ngày kết thúc năm tài chính); Báo cáo thường niên (công bố chậm nhất là 20 ngày sau ngày công bố Báo cáo tài chính năm được kiểm toán nhưng không vượt quá 120 ngày, kể từ ngày kết thúc năm tài chính); Báo cáo tình hình quản trị công ty (công bố trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày kết thúc 6 tháng đầu năm và kết thúc năm dương lịch); Họp Đại hội đồng cổ đông thường niên (công bố chậm nhất 10 ngày trước ngày khai mạc họp Đại hội đồng cổ đông).
3.1.1.2. Công bố thông tin bất thường:
CBTT bất thường của các CTĐC được hiểu là việc công ty phải công bố một số thông tin phát sinh bất ngờ, có ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc đến giá chứng khoán. Khác với những thông tin được công bố định kỳ, các nhà đầu tư và cơ quan quản lý thường khó tiếp cận và khó chủ động biết được thời gian sự kiện bất thường xảy ra. Ngược lại, các nhân sự trong các CTĐC thường có lợi hơn so với thị trường trong việc nắm bắt được thông tin bất thường.
Một số thông tin bất thường CTĐC phải công bố trong thời hạn 24 giờ kể từ khi sự kiện phát sinh như: tài khoản công ty tại ngân hàng bị phong tỏa theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ tài chính; Quyết định tạm ngừng một phần hoặc toàn bộ hoạt động kinh doanh, thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, đình chỉ, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Thông qua quyết định của Đại hội đồng cổ đông; Quyết định mua lại cổ phiếu, bán cổ phiếu quỹ; Thay đổi, bổ nhiệm mới, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm người nội bộ;…. (cụ thể quy định tại Thông tư số 155/2015/TT-BTC hay Thông tư số 96/2020/TT-BTC (có hiệu lực từ ngày 01/01/2021)).
3.1.1.3. Công bố thông tin theo yêu cầu:
CBTT theo yêu cầu được hiểu là khi xảy ra sự kiện ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư hoặc thông tin liên quan đến công ty ảnh hưởng lớn đến giá chứng khoán, các CTĐC phải giải trình với cơ quan quản lý và công bố thông tin ra thị trường.
3.1.1.4. Công bố thông tin về các hoạt động khác:
Ngoài các nội dung công bố trên, các CTĐC phải thực hiện công bố thông tin về hoạt động chào bán, phát hành, niêm yết, đăng ký giao dịch và báo cáo sử dụng vốn; công bố thông tin về tỷ lệ sở hữu nước ngoài; công bố thông tin về mua lại cổ phiếu của chính mình, bán cổ phiếu quỹ.
3.1.2. Các nguyên tắc công bố thông tin của các công ty đại chúngtrên thị trường chứng khoán ở Việt Nam trên thị trường chứng khoán ở Việt Nam
- Thông tin phải công bố đầy đủ, chính xác, kịp thời theo quy định của pháp luật: Nguyên tắc này có nghĩa là công ty phải tôn trọng tính trung thực vốn có của thông tin, không được có hành vi cố ý gây hiểu nhầm. Các thông tin được công bố phải được kiểm tra kỹ để đảm bảo tính chính xác trước khi
định của nhà đầu tư và giá chứng khoán thì phải có ý thức tự giác công bố thông tin hoặc công bố theo yêu cầu của cơ quan quản lý. Về mặt nguyên tắc, CTĐC phải cung cấp thông tin quan trọng về công ty một cách đầy đủ nhất, ngay cả khi thông tin đó gây bất lợi cho công ty và phải chịu trách nhiệm đối với thông tin mà công ty công bố.
Việc biết được thông tin một cách kịp thời có ý nghĩa quan trọng trong các quyết định của nhà đầu tư. Nguyên tắc kịp thời thể hiện sự khách quan trong CBTT, đồng thời tránh được những tin đồn làm sai lệch giá chứng khoán. Để các CTĐC thực hiện CBTT một cách kịp thời, cơ quan quản lý đều yêu cầu các CTĐC phải thực hiện tất cả các CBTT trên trang thông tin điện tử của công ty, bởi đây là phương tiện đảm bảo tính nhanh chóng, kịp thời cho nhà đầu tư tiếp cận thông tin.
- Bảo đảm công bằng giữa các đối tượng nhận thông tin công bố: Thực tế cho thấy rằng, các nhân sự, người có liên quan, … của các CTĐC luôn có lợi thế về thông tin hơn so với các đối tượng khác trên TTCK, tạo ra sự bất cân xứng về thông tin trên TTCK. Những người này thường sử dụng các thông tin nội bộ biết được để thu lợi mặc dù pháp luật cấm các hành vi giao dịch này. Đối với nguyên tắc bảo đảm công bằng này, các CTĐC không được tạo ra lợi thế về thông tin cho bất kỳ chủ thể nào thông qua việc cung cấp thông tin cho những bên có lợi ích trước khi công bố ra công chúng.
- Các thông tin tài chính được công bố cần được lập phù hợp với chuẩn mực kế toán: Các thông tin tài chính thể hiện chủ yếu trong các Báo cáo tài chính là thông tin cực kỳ quan trọng và hữu ích với thị trường. Vì vậy, khi lập phải phù hợp với chuẩn mực kế toán, đảm bảo các yêu cầu cơ bản của pháp luật về kế toán trên cơ sở thỏa mãn điều kiện: dễ hiểu, tin cậy và có thể so sánh được.
3.1.3. Phương tiện, phương thức và ngôn ngữ công bố thông tin củacác công ty đại chúng trên thị trường chứng khoán ở Việt Nam các công ty đại chúng trên thị trường chứng khoán ở Việt Nam
- Phương tiện công bố thông tin của các CTĐC bao gồm: trang thông tin điện tử của các CTĐC, hệ thống công bố thông tin của UBCKNN, trang thông tin điện của SGDCK, các phương tiện thông tin đại chúng khác theo quy định của pháp luật (báo in, báo điện tử,…).
- Phương thức công bố thông tin: Việc CBTT của các CTĐC phải do người đại diện theo pháp luật của công ty hoặc người được ủy quyền thực hiện CBTT thực hiện.
- Ngôn ngữ công bố thông tin của các CTĐC trên TTCK ở Việt Nam là tiếng việt để đảm bảo cho các nhà đầu tư tiếp cận được. Các CTĐC có thể công bố thông tin bằng tiếng anh nhưng nội dung công bố thông tin bằng tiếng anh chỉ có giá trị tham khảo.
3.2. Thực trạng hoạt động quản lý nhà nước về công bố thông tin của các công ty đại chúng trên thị trường chứng khoán ở Việt Nam
3.2.1. Xây dựng cơ chế giám sát việc công bố thông tin của các côngty đại chúng trên thị trường chứng khoán ở Việt Nam