CHƯƠNG 2 :QUY TRÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3. Đánh giá thực trạng hoạt động quản lý nhà nước về công bố thông tin của các
3.3.2. Những mặt hạn chế và nguyên nhân
3.3.2.1. Những mặt hạn chế
Thứ nhất,khung pháp lý về việc công bố thông tin của các cơng ty đại chúng vẫn cịn nhiều bất cập, chưa đáp ứng các chuẩn mực quốc tế.
Các quy định trong văn bản pháp luật về việc CBTT của các CTĐC vẫn chưa thật đầy đủ, chặt chẽ, thiếu nhất quán, chưa đảm bảo được theo chuẩn mực và thơng lệ quốc tế dẫn đến khó khăn trong việc quản lý, giám sát. Đối với CBTT định kỳ, quy định hiện nay còn khoảng cách và khác biệt khá nhiều với thông lệ quốc tế về các loại báo cáo, nội dung, tiêu chuẩn và thời hạn.Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), “Hầu hết các nước quy định việc sử dụng chuẩn mực được quốc tế công nhận cho báo cáo tài chính, mà có thể phục vụ để cải thiện tính minh bạch và có thể so sánh được của báo cáo tài chính và các báo cáo tài chính khác giữa các nước.” Cùng với xu hướng tồn cầu hóa về hợp tác và phát triển kinh tế, phạm vi hoạt động của các nhà đầu tư trải rợng trên tồn thế giới, kế tốn khơng cịn là vấn đề mang tính nợi tại của từng quốc gia. Chuẩn mực kế toán quốc tế (IFRS) đang ngày càng được thừa nhận rợng rãi, đến năm 2016, đã có 117 quốc gia áp dụng hệ thống chuẩn mực này; trong đó, gần 100 quốc gia áp dụng nguyên mẫu mà khơng có bất cứ sự sửa đổi nào. Ngay cả Hoa Kỳ, quốc gia có truyền thống áp dụng riêng các nguyên tắc kế toán được chấp thuận (US GAAP) cũng đang trong quá trình hợp nhất hệ thống các nguyên tắc kế toán này với IFRS. Tại Việt Nam,báo cáo tài chính để CBTT hiện nay của các CTĐC được quy định được lập theo Chuẩn mực Kế toán Việt Nam (VAS). Theo đánh giá của các định chế tài chính quốc tế và giới chun mơn, sự khác biệt giữa VAS và IFRS hiện nay còn tương đối lớn. Sự khác biệt này đã và đang tạo ra một số rào cản, khiến nhà đầu tư nước ngoài gặp nhiều khó khăn
trong tiếp cận thơng tin tài chính của doanh nghiệp Việt Nam, làm giảm niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài vào TTCK Việt Nam.
Thêm vào đó, mợt số quy định cịn mang tính chung chung, chưa bắt ḅc các CTĐC phải CBTT mà chỉ mang tính tự nguyện, dẫn đến một số thơng tin thực sự rất hữu ích cho việc ra quyết định của nhà đầu tư lại không được các CTĐC công bố như một số thơng tin trên báo cáo tài chính (thuyết minh đầu tư tài chính, trích lập dự phịng giảm giá tài chính,…). Quy định về chất lượng CBTT chưa được đảm bảo như tại báo cáo tài chính: Chênh lệch số liệu lợi nhuận trước và sau kiểm tốn; kết quả kinh doanh đợt ngột chuyển từ lãi sang lỗ sau kiểm tốn;báo cáo bợ phận sơ sài, chưa đáp ứng được các yêu cầu của VAS cũng như yêu cầu của các nhà đầu tư; thơng tin so sánh trên báo cáo cịn giới hạn; trình bày và tính tốn mợt số chỉ tiêu trên báo cáo chưa phù hợp với thông lệ;…Điều này đã gây ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả đồng vốn của nhà đầu tư, khiến mơi trường đầu tư chứng khốn rủi ro hơn, ít nhiều làm xói mịn niềm tin của nhà đầu tư.
Thứ hai, việc thực hiện quản lý nhà nước về công bố thông tin của các cơng ty đại chúng vẫn cịn nhiều hạn chế.
Cùng với việc ban hành các văn bản pháp luật ngay từ khi TTCK được thành lập và sửa đổi, bổ sung khi có những thay đổi trên TTCK, việc quản lý nhà nước về CBTT của các CTĐC ngày càng được hoàn thiện và đạt được những thành tựu nhất định. Tuy nhiên, với sự phát triển về quy mô và chất lượng của TTCK, việc quản lý nhà nước về CBTT của các CTĐC vẫn chưa đáp ứng được hoàn toàn yêu cầu của thị trường. Trong khi số lượng CTĐC rất nhiều, việc quản lý giám sát chất lượng của các CTĐC mới chỉ dừng lại ở một bợ phận nhỏ các CTĐC có các vấn đề nổi cợm, chưa đi sâu đi sát được với tồn bợ các CTĐC. Điều này làm cho việc dễ bỏ sót vi phạm của các CTĐC. Đồng thời, việc giám sát CBTT chưa đi sâu được vào việc đảm bảo chất
lượng của thông tin mà CTĐC công bố. Những vấn đề này dẫn đến việc CBTT của các CTĐC chưa đảm bảo được so với yêu cầu đặt ra của thị trường. Như việc các CTĐC công bố thông tin về tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông, cơ quan quản lý chỉ giám sát được việc thời hạn công bố đáp ứng yêu cầu của pháp luật mà chưa giám sát được hết việc chất lượng của các tài liệu đó có đảm bảo đúng và đủ cho cổ đông tham gia dự họp hay không.
Thứ ba, các chế tài xử phạt vi phạm về công bố thông tin của các cơng ty đại chúng chưa đảm bảo tính răn đe.
Có thể thấy rằng, các vi phạm về CBTT của các CTĐC trên TTCK vẫn còn khá phổ biếnvà chiếm tỷ trọng lớn trong các vi phạm trên TTCK. Mặc dù, UBCKNN đã ban hành rất nhiều các công văn nhắc nhở, các quyết định xử phạt vi phạm CBTT đối với các CTĐC, chủ yếu ở các lỗi không CBTT đầy đủ, đúng hạn hay CBTT sai lệch,… Tuy nhiên, việc vi phạm của các CTĐC khơng có dấu hiệu được cải thiện, điều đáng nói nhất là nhiều doanh nghiệp đã vi phạm và bị xử phạt nhưng vẫn tiếp tục vi phạm như Công ty cổ phần Sản xuất xuất nhập khẩu Inox Kim Vĩ, Tập đồn Hồng Anh Gia Lai, Cơng ty cổ phần Nông nghiệp và thực phẩm Hà Nội Kinh Bắc liên tục vi phạm các quy định về CBTT. Điều này chứng tỏ mức xử lý vi phạm chưa đủ sức răn đe như trường hợp của Cơng ty cổ phần Tập đồn Hoàng Anh Gia Lai liên tục sai phạm chậm CBTT trong thời gian dài và bị nhắc nhở nhiều lần nhưng doanh nghiệp này cũng chỉ bị xử phạt 60 triệu đồng hay trường hợp của Công ty cổ phần Sản xuất xuất nhập khẩu Inox Kim Vĩ dù UBCKNN đã nâng mức phạt do vi phạm CBTT nhiều lần nhưng mức xử phạt cũng chỉ 100 triệu đồng. Việc CBTT không đầy đủ, đúng hạn gây ảnh hưởng rất lớn đến các nhà đầu tư nhưng việc xử phạt lại không tương xứng với những thiệt hại mà thị trường phải gánh chịu khi các CTĐC thực hiện CBTT không theo đúng quy định.
Điều này gây ảnh hưởng rất lớn đến niềm tin của nhà đầu tư và sự phát triển của TTCK Việt Nam trong giai đoạn hợi nhập tồn cầu.
Thứ tư,chưa ban hành được bộ tiêu chí đánh giá việc CBTT và minh bạch thơng tin của các CTĐC trên TTCK ở Việt Nam.
Theo thông lệ tại nhiều nước, mức độ minh bạch của các CTĐC, đậc biệt là các công ty niêm yết được dựa trên chỉ số riêng về minh bạch thông tin, giúp cải thiện tình hình minh bạch trên TTCK và củng cố niềm tin cho nhà đầu tư đối với thị trường. Tại Việt Nam, kể từ khi TTCK chính thức hoạt đợng vào năm 2000 cho đến nay chưa có bất kỳ bợ chỉ số minh bạch thông tin nào được áp dụng để đo lường mức độ minh bạch của các CTĐC. Điều này gây khó khăn trong hoạt đợng quản lý nhà nước về CBTT của các CTĐC do chưa có tiêu chí rõ ràng, việc thực thi hoạt đợng giám sát các CTĐC sẽ khơng có sự đồng bợ.Chính vì thế, Việt Nam cũng cần sớm nghiên cứu xây dựng chỉ số minh bạch thông tin đối với các CTĐC trên cơ sở tiếp thu kinh nghiệm của các nước.
Thứ năm, UBCKNN chưa đảm bảo tính độc lập cần thiết và thực quyền trong việc quản lý.
Thời gian qua, UBCKNN gặp khơng ít khó khăn trong phát hiện và xử phạt vi phạm pháp luật chứng khốn bởi chưa có đủ thẩm quyền cũng như chế tài để thanh tra, kiểm tra, phát hiện, cưỡng chế thực thi pháp luật phù hợp với thực trạng vi phạm hành chính cũng như sự phát triển của thị trường chứng khoán.Ngay cả đối với các vi phạm về CBTT của các CTĐC mà UBCKNN đã ban hành quyết định xử phạt, tuy nhiên, các công ty không chịu hợp tác trong việc thi hành quyết định xử phạt, UBCKNN cũng khơng có đủ thẩm quyền để cưỡng chế thực thi đối với công ty như một số cơ quan khác. Trong thực tiễn quản lý, UBCKNN còn phải xin ý kiến và phối hợp với nhiều cơ quan chức năng trong việc giải quyết vấn đề phát sinh, chưa được trao thẩm
quyền trong việc điều tra, xác minh về các hành vi vi phạm. Điều này là không phù hợp với hoạt đợng quản lý chứng khốn, là lĩnh vực có đợ rủi ro cao và nhạy cảm, phải có sự quyết định nhanh chóng, đặc biệt là những tình huống quản lý mà pháp luật không quy định, quy định không rõ hoặc trường hợp cần xử lý ngay.Việc không đủ thẩm quyền để giải quyết trong một số trường hợp cần doanh nghiệp cung cấp thông tin dẫn đến việc xử lý vi phạm khơng thực hiện được hoặc có đợ trễ làm ảnh hưởng đến quyền lợi của nhà đầu tư, đơi khi có thể gây ảnh hưởng đến toàn thị trường.
3.3.2.2. Nguyên nhân
Nguyên nhân khách quan:
Một là, hợi nhập tồn cầu cùng với sự phát triển kinh tế, xã hội tác động
không nhỏ đến việc thực hiện quản lý nhà nước về công bố thông tin của các công ty đại chúng trên thị trường chứng khốn ở Việt Nam.
Việc hợi nhập quốc tế mang lại nhiều thuận lợi cho TTCK ở Việt Nam như việc thu hút dịng vốn nước ngồi hay việc nâng hạng thị trường cho TTCK Việt Nam,… Để có thể nắm bắt được các thuận lợi đó, việc hợi nhập tồn cầu cũng có nhiều yêu cầu để các nước tham gia phải thực hiện, trong đócác quy định pháp luật liên quan đến TTCK bao gồm cả các quy định về CBTT của các CTĐC phải phù hợp với thông lệ quốc tế là mợt trong những u cầu quan trọng. Cùng với đó, sự phát triển kinh tế - xã hội trong nước tạo ra những sự thay đổi và xuất hiện mới của nhiều loại hình CTĐC, hay nhiều nợi dung cần phải được các CTĐC công bố hơn nữa. Hai yếu tố này dẫn đến việc các quy định pháp luật hiện hành khơng cịn đảm bảo cho sự phát triển của thị trường và cần phải có sự thay đổi cho phù hợp hơn. Ví dụ như ở việc lập Báo cáo tài chính của các CTĐC vẫn theo chuẩn mực kế tốn do Bợ Tài chính ban hành nhưng khi gia nhập các tổ chức quốc tế thì Báo cáo tài chính
phải được lập theo các chuẩn mực quốc tế về kế toán và báo cáo tài chính (IFRS).
Hai là, mợt số quy định pháp luật có liên quan đã sửa đổi tác đợng đến
việc quản lý nhà nước về công bố thông tin của các công ty đại chúng.
Hiện nay, một số bợ Luật và các quy định pháp luật có liên quan như Luật Doanh nghiệp,… đã được sửa đổi, bổ sung. Điều này cũng ảnh hưởng đến các văn bản pháp luật hiện hành và việc thực thi quản lý, giám sát về CBTT của các CTĐC. Như những quy định về mức xử phạt vi phạm về CBTT của các CTĐC tại văn bản pháp luật về TTCK còn nhẹ so với các quy định tại các văn bản pháp luật khác. Mặc dù việc vi phạm về CBTT của các CTĐC đối khi gây thiệt hại khá lớn cho các nhà đầu tư trên thị trường. Vì vậy, cần có những sửa đồi đối với các quy định pháp luật liên quan đến việc CBTT của các CTĐC cho phù hợp và tránh sự chồng chéo.
Ba là,số lượng các CTĐC được dự đốn sẽ cịn tiếp tục tăng lên tạo ra
sức ép lớn trong việc quản lý, giám sát.
Số lượng các CTĐC được dự đoán là sẽ tiếp tục tăng mạnh do quy định yêu cầu đăng ký với UBCKNN và nhiều doanh nghiệp nhà nước còn tiếp tục cổ phần hóa. Thị trường niêm yết tại SGDCK và đặc biệt là thị trường giao dịch Upcom sẽ có sự tăng trưởng mạnh về quy mô do sự hậu thuẫn của các chính sách của Chính phủ chủ trương đưa cổ phiếu của các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa lên giao dịch tập trung. Số lượng CTĐC phải giám sát ngày càng tăng dẫn đến áp lực lớn đối với nguồn nhân sự giám sát việc CBTT của các CTĐC. Thêm vào đó, yêu cầu về chất lượng CBTT ngày càng cao của thị trường trong nhiều khía cạnh (chất lượng thơng tin bất thường, chất lượng thơng tin trong báo cáo tài chính, báo cáo thường niên, quản trị công ty,…) cũng tạo sức ép không nhỏ đến đội ngũ cán bộ quản lý.
Bốn là, ý thức tự giác của các công ty đại chúng trong việc thực hiện
công bố thông tin chưa cao, dẫn đến việc cơng bố thơng tin cịn nặng về đối phó, chất lượng cơng bố thơng tin cịn thấp.
Nhiều CTĐC chưa coi trọng việc CBTT hoặc cố tình khơng CBTT, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến cơ quan quản lý trong công tác giám sát và nhà đầu tư trên TTCK. Thực tế vẫn còn tồn tại nhiều trường hợp doanh nghiệp cố tình khơng tn thủ, vẫn có tình trạng đối tượng CBTT thực hiện cơng bố theo cách đối phó, tình trạng thơng tin không minh bạch và nhiều trường hợp chậm, khơng CBTT. Qua rà sốt, đối với mợt số CTĐC, UBCKNN khó liên hệ với cơng ty và hàng năm đều phải nhắc nhở các cơng ty này về tình hình thực hiện CBTT nhưng khơng được cải thiện.Ngồi ra, nhiều doanh nghiệp ở vùng sâu, vùng xa nên việc tiếp cận với các quy định về CBTT cịn hạn chế, dẫn đến tình trạng vi phạm CBTT diễn ra thường xuyên.
Năm là, số lượng và chất lượng đội ngũ chuyên viên thực hiện việc
quản lý nhà nước về công bố thông tin của các cơng ty đại chúng cịn nhiều hạn chế.
Tuy bộ máy quản lý nhà nước đã được thành lập nhưng số lượng CTĐC còn quá lớn so với nhân sự của UBCKNN trong việc giám sát, xử lý vi phạm CBTT của các CTĐC do đó việc thực hiện quản lý nhà nước về CBTT của các CTĐC chưa được sâu sát. Thêm vào đó, trình đợ chun mơn nghiệp vụ của các chun viên tại UBCKNN vẫn còn hạn chế như chưa được đào tạo chuyên sâu hay có các chứng chỉ chun mơn về kế tốn, kiểm tốn, trình đợ ngoại ngữ chưa đồng đều,.... Những điều này dẫn đến việc quản lý, giám sát việc thực hiện CBTT của các CTĐC vẫn chưa đạt được hiệu quả cao như việc chưa phát hiện đầy đủ và kịp thời các vi phạm về CBTT của các CTĐC hay việc xử lý vi phạm còn chậm trễ trong việc ra quyết định xử phạt gây ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý các nhà đầu tư, có thể kể đến việc
xử phạt CBTT sai lệch trong Báo cáo tài chính cách xa thời gian các CTĐC cơng bố thơng tin về chênh lệch số liệu như trường hợp Công ty cổ phần Đầu tư hạ tầng kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh (khoảng cách thời gian là hơn 4 tháng), Cơng ty cổ phần Xuất nhập khẩu thủy sản An Giang (hơn 5 tháng),…
Sáu là,ứng dụng công nghệ thông tin chưa đáp ứng được yêu cầu của
hoạt động quản lý, giám sát.
Những năm gần đây, tuy UBCKNN đã áp dụng công nghệ thông tin vào việc quản lý, giám sát việc CBTT của các CTĐC nhưng chất lượng của hệ thống công nghệ thơng tin của UBCKNN vẫn cịn nhiều bất cập chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng như đưa ra được các báo cáo, tổng hợp các nội dung theo yêu cầu giám sát của UBCKNN dựa trên cơ sở dữ liệu CTĐC,trong khi đó u cầu địi hỏi cơng tác quản lý nhà nước về CBTT của CTĐC cần phải có mợt hệ thống cơ sở dữ liệu tập trung, đủ mạnh và thường xuyên cập nhật kịp thời để đưa ra các thông tin, báo cáo, các đánh giá phân tích việc thực hiện CBTT của CTĐC hỗ trợ công tác quản lý của nhà nước. Điều này làm cho các chuyên viên vẫn phải sử dụng các công cụ thủ công phục vụ cho việc giám sát CBTT, dẫn đến việc thực hiện công tác quản lý nhà nước về CBTT