Xuất phát và tăng tốc độ sau xuất phát

Một phần của tài liệu Giáo trình giáo dục thể chất (ngành kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí (Trang 29 - 34)

Trong chạy cự ly trung bình, vân động viên thường dùng kỹ thuật xuất phát caọ Khi có lệnh “vào chỗ” vận động viên tiến tới vạch xuất phát, và đặt chân thuận sát sau vạch xuất phát, chân kia đặt phía sau khoảng 30cm, tiếp xúc bằng mũi chân. Thân trên hơi ngã về trước, hai chân khuỵu gối và gấp lại ở khớp khuỷu, tư thế lúc này cần ổn định. Sau đó tăng độ ngả thân trên về trước và khuỵu gối nhiều hơn nhưng vẫn phải đảm bảo không bị mất thăng bằng, mắt nhìn về phía trước. Sau khi súng phát lệnh nổ hoặc có lệnh chạy thì lập tức xuất phát và tăng tốc độ.Khi đạt tốc độ cũng là lúc chuyển sang chạy giữa quãng. Khi xuất phát ở đường vòng cũng như khi chạy ở đường vòng cần chạy sát mép trong của đường vòng. Mặt khác cũng phải dùng kỹ thuật chạy đường vòng để khắc phục lực ly tâm.

2. Chạy giữa quãng

Bước chạy giữa quãng được thực hiện với độ dài và tần số bước tương đối đềụ Độ dài và tần số bước tuỳ thuộc vào đặc điểm cá nhân, chiều cao cơ thể và độ dài của chân của vận động viên.

Tư thế thân người khi chạy giữa quãng. Độ ngả thân trên về trước không quá 4-50. Nếu như thân trên ngã nhiều sẽ gây khó khăn cho việc đưa chân về trước, làm giảm độ dài bước và ảnh hưởng xấu đến tốc độ chạỵTư thế đầu cũng ảnh hưởng đến tư thế thân người, vì thế nên giữ đầu thẳng và mắt nhìn vào phía trước để người chạy thoải mái hơn, không bị căng thẳng. Khi kỹ thuật tốt, thân trên hơi ngã về trước, vai xoay không nhiều, đảm bảo cho việc đưa hông ra trước, đầu giữ thẳng, cơ mặt và cơ cổ không bị căng.

Hoạt động của chân: Trong chạy cự ly trung bình và dài lực giúp cơ thể chuyển động về trước chủ yếu là lực đạp saụ Đạp sau có hiệu quả được thể hiện bởi sự duỗi thẳng chân ở tất cả các khớp, lực đạp sau nhanh mạnh, động tác đạp

chân. Kết thúc đạp sau, chân đạp duỗi thẫn hoàn toàn, đùi chân đạp sau gần như song song với cẳng chân lăng và cơ thể chuyển sang giai đoạn bay trên không. Lúc này chân lăng ở phía trước bắt đầu hạ xuống, cẳng chân của chân lăng hơi đưa về trước và tiếp đất bằng phần trước của bàn chân. Sau khi chạm đất chân hơi gập ởkhớp gối để giảm ảnh hưởng kìm hãm tốc lúc đặt chân và tạo điều kiện tốt cho việc chuyển nhanh và chống trước, qua điểm thẳng đứng sang đạp saụ Độ dài bước chạy trong cự ly trung bình khoảng 160 - 215cm và không ổn định bởi nó cònphụ thuộc vào cự ly chạy, sự mệt mỏi và tốc độ của từng đoạn. Hoạt động của tay: Động tác của tay và vai có liên quan chặt chẽ với động tác chân. Hoạt động của tay giúp cho việc giữ thăng bằng và tạo điều kiện tăng hay giảm nhịp điệu chạỵ Biên độ đánh tay phụ thuộc vào tốc độ chạy, khi tốc độ chạy cao biên độ đánh tay rộng hơn và nhanh hơn. Trong lúc đang chạy, tay gấp ở khớp khuỷu, ngón tay nắm hờ, khi đánh ra trước không đánh cao quá cằm và vào trục giữa cơ thể, khi đánh ra sau hơi ra ngoàị

Khi chạy trên đường vòng vận động viên cần nghiêng thân trên về phía bên tráị Độ nghiêng của thân trên tuỳ thuộc vào tốc độ chạỵ Khi chạy trên đường vòng hai bàn chân đặt hơi nghiêng về phía bên trái, bàn chân trái tiếp đất bằng mép ngoài, bàn chân phải tiếp đất bằng mép trong bàn chân và hơi xoay mũi bàn chân vào trong. Tay phải đánh với biên độ lớn hơn và tích cực hơn tay tráị

3. Về đích

Khoảng cách rút về đích phụ thuộc vào cự ly chạy và sức lực của thân vận động viên. Việc tăng tốc độ về đích chủ yếu là tăng tần số bước, động tác đánh tay nhanh mạnh hơn và tăng độ ngả thân trên. Sau khi đã qua đích không nên dừng lại đột ngột mà cần chạy tiếp với tốc độ giảm dần rồi chuyển sang đi bộ để cơ thể dần trở về trạng thái bình thường.

Trong quá trình chạy cư ly trung bình thường xảy ra hiện tượng nợ ôxy, lượng axit lactic tăng cao, gây mệt mỏi cho người chạỵ Vì vậy cần thiết phải rèn

luyện, phát triển nhiều mặt cho người tập giúp cơ thể quen dần và chịu đựng mệt mỏi, dễ dàng vượt qua trạng thái cực điểm, duy trì tốc độ hoặc thực hiện được chiến thuật của mình.

IỊ MỘT SỐ SAI LẦMTHƯỜNG MẮC - NGUYÊN NHÂN –CÁCH SỬẠ

* Những sai lầm thường mắc.

- Xuất phát không theo hiệu lệnh, gián đoạn khi xuất phát. - Chân đạp sau không hết, chân lăng trước thấp.

- Động tác phối hợpđánh tay, vai gò bó, giật cục. - Thân trên ngửa ra sau nhiều, trọng tâm cơ thể thấp.

- Độ nghiêng thân người khi chạy từ đường thẳng vào đường vòng và từ đường vòng ra đường thẳng tăng giảmđột ngột.

- Rút đích quá sớm hoặc quá muộn.

* Nguyên nhân

- Nắm khái niệm kỹ thuật chưa chính xác.

- Năng lực phối hợp giữa dùng sức và thả lỏng kém. - Trình độ thể lựcchưa đáp ứng với yêu cầu kỹ thuật. - Cảm giác về tốcđộ, không gian, thời gian kém.

* Cách sửa

- Xây dựng khái niệm kỹ thuật chính xác.

- Tập luyện nhiềuđộng tác bổ trợ chuyên môn để sửa chữa kỹ thuật chạy. - Phát triển các tố chất thể lực cần thiết.

BÀI TẬP VỀ NHÀCâu 1: Câu 1:

BÀI 5: KỸ THUẬT NHẢY XA

Trong điền kinh, nhảy xa là một trong số các môn có lịch sử phát triển lâu đời .Từ phương pháp để người xưa vượt qua các hào rãnh trong săn bắn, hái lượm... nhảy xa dần trở thành một phương tiện phát triển các tố chất thể lực, đặc biệt là tốc độ, sức mạnh tốc độ, sự linh hoạt, kéo léo và trở thành một môn thể thaọ

Lịch sử điền kinh hiện đại ghi nhận cuộc thi đấu nhảy xa chính thức đầu tiên được tổ chức tại nước Anh năm 1864 và vận động viên Mai Cơ lập thành tích 5,48m.

Lịch sử Olympic hiện đại ghi nhận thế vận hội đầu tiên ở ATen (Hy Lạp) năm 1896 vận động viên của 5 nước đã tham gia môn nhảy xạ Kỷ lục thế giới chính thức đầu tiên đươc công nhận là của vận động viên P. Ô cônnô lập năm 1901 với thành tích 7m61.

Vậnđộng viên vượt qua 8m là G. Ô oenn (Mỹ) xuất sắc nhất của môn nhảy xa nam là các vận động viên R.Bimôn (Mỹ) với thành tích 8,90m ở thế vận hội năm 1986 tại Mêhicô.

Với sự phát triển như vũ bảo của khoa học kỹ thuật, cùng với sự quan tâm ngày càng nhiều đến lĩnh vực thể thao, tin rằng môn nhảy xa cũng như các môn điền kinh khác sẽ phát triển không ngừng giúp cho con người chinh phục được những đỉnh cao mới.

Ị KỸ THUẬT NHẢY XA

Nhảy xa là một kỹ thuật hoàn chỉnh, song để tiện phân tích có thể chia thành các giai đoạn sau: Chạy đà và chuẩn bị giậm nhảy, giậm nhảy, bay trên không và rơi xuốngđất.

Một phần của tài liệu Giáo trình giáo dục thể chất (ngành kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)