* Nhiệm vụ: Chạyđà là tốcđộ nằm ngang lớn nhất, chuẩn bị cho giai đoạn giậm nhảy.
- Chiều dài củađoạn chạyđà: Tuỳ thuộc vào đặcđiểm người nhảy như khả năng bắt tốc độ nhanh hay chậm khi chạyđà, trình độ kỹ thuật, thể lực đảm bảo chuyển từ đà sang giậm nhảy có hiệu quả... thông thường với nam khoảng 40 - 45m (20 - 24 bước chạy), nữ 30 - 35m (18 - 20 bước chạy)
- Tư thế chuẩn bị trước khi chạy đà: Để thực hiện chạy đà chính xác, ổn định, hiệu quả phải có tư thế phù hợp, ổnđịnh. Có 3 cách thường được sử dụng;
+ Vận động viên đứng hai chân song song cách nhau 10 - 15cm, hai gối hơi trùng xuống, hai tay thả lỏng hoặc chống vào gối.
+ Vận động viên đứng chân trước chân sau, chân sau cách nhau 1-2 bàn chân, trọng tâm cơ thẻ rơi vào chân trước, chân sau hơi co gói, tiếp xúc với mặt đất bằng mũi bàn chân, hai tay thả lỏng, thân trên ngả nhiều về trước.
+ Cách chuẩn bị di động: Vận động viên đứng chân trước chân, chân sau cách nhau khoảng2-3 bàn chân, trọng tâm dồn vào chân trước, sau đó chuyển trọng tâm vào chân sau, có khi nhấc hẳn chân trước rời khỏi mặt đất và thẳng thân người lên rồi chạy. Vận động viên có thể đi hoặc chạy chậm 2 - 6 bướcđến vạch xuất phát rồi bắtđầu chạy.
Song sử dụng cách nào cũng phải phù hợp với khả năng của người nhảy, phải luyện tập thành thói quen ổnđịnh thì mới phát huy được hiệu quả.
+ Tăng tốc độ ngay từđầu.
Sau khi xuất phát người nhảy dùng toàn sức để tăng tốc độ chạy và đến khoảng 2/3 quãng đường thì đạt tốc độ cao nhất rồi tiếp tục giữ vững tốc độ đến hết cự ly đà trên cơ sở duy trì độ dài, tần số bước chạy.
Phương pháp này phù hợp với những vậnđộng viên có trình độ tập luyện cao, nó có những ưu điểm sau:
- Nhanh đưa cơ thể đạtđược tốcđộ tối đa khi chạyđà:
- Độ dài bước chạy đà đoạn cuối ổn định, tạo điều kiện tốt cho giậm nhảy chính xác, hiệu quả.
+ Cách tăng tốc độ từ từ.
- Vận động viên chạy với tốc độ tăng lên một cách nhịp nhàng cho đến trước khi giậm nhảy thì đạt được tốc độ tối đạ Cách chạy này thích hợp với những người mới tập với những vậnđộng viên tầm vóc thân thể cao, tần số bước chạy chậm.
- Căn cứ vào đặc điểm và sự biến đổi tốc độ, độ dài bước, và tần số bước, ta có thể chia cự ly chạy ra làm hai phần:
+ Phần 1: Từ vạch xuất phát đến 4 bước cuối cùng.
Bước chạy có nhịp điệu, tiếp xúc bằng ½ bàn chân trước kết thúc bằng một tốcđộ đạt cao nhất.
+ Phần 2: 4 bước cuối cùng.
Kỹ thuât 4 bước cuối cùng có sự thay đổi về độ dài và nhịp điệu bước chạy để chuẩn bị cho giậm nhảy. Nhìn chung độ dài 4 bước cuối cùng lớn hơn các bướcđà trướcđó. Nếu tính từ ván giậm trở ra; bước 1 ngắn nhất, bước 2 dài nhất, bước 3 ngắn hơn bước 4.
Bước trước bước cuối cùng và bước cuối cùng có vai trò vô cùng quan trọng trong việc chuận bị tới giậm nhảy bởi vì tăng độ dài bước trước bước cuối
cùng và hạ thấp trọng tâm lúc kết thúc nó cho phép người nhảy có thể bắt đầu năng cao trọng tâm cơ thể trước khi giậm nhảy.
Bước cuối cùng thường ngắn hơn bước trước đó khoảng 20-30cm và thực hiện đặt chân lên bục giậm nhảy càng nhanh càng tốt. Lúc này tư thế của thân trên và cách đặt chân cũng có hiệu quả ảnh hưởngđến hiệu quả giậm nhảy.